ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 14:29:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Tôi tin tưởng, sau công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư, Cà Mau sẽ có bước đột phá phát triển"

Báo Cà Mau Sáng 9/12, Cà Mau long trọng tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau, đây là nội dung rất quan trọng của chuỗi sự kiện Festival Tôm và Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long. Hội nghị vinh dự đón tiếp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh, thành trong cả nước; các tổ chức quốc tế, các hội, hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam; các chuyên gia, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Đại biểu dự hội nghị.

Bày tỏ sự vui mừng dự Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Cà Mau và tin tưởng rằng Hội nghị sẽ góp phần khơi thông, huy động các nguồn lực đầu tư lớn từ trong và ngoài nước vào Cà Mau, là sự khởi nguồn thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh trong thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng rằng với sự quyết tâm và tập trung của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự ủng hộ của các bạn bè quốc tế, cùng với truyền thống đoàn kết, bản lĩnh vượt khó của Đảng bộ, Chính quyền, ý chí cần cù, chịu khó, khát vọng không ngừng vươn lên của con người Cà Mau trong thời gian tới, tỉnh Cà Mau sẽ có sự phát triển đột phá, trở thành tỉnh phát triển khá của vùng ĐBSCL.

Phát biểu tại hội nghị, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh: “Việc tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là vô cùng quan trọng, tạo điều kiện để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và toàn thể Nhân dân nắm được các nội dung cơ bản, cốt lõi của quy hoạch, từ đó thống nhất cao trong nhận thức và hành động để triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nội dung của quy hoạch, tạo ra nguồn lực mới, không gian mới, cơ hội phát triển mới, giúp cho tỉnh Cà Mau “cất cánh”, trở thành một cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và xứng tầm là vùng đất cực Nam của Tổ quốc”.

Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải mong rằng, sau hội nghị này, sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế quan tâm, lựa chọn và quyết định đầu tư tại tỉnh.

Tại hội nghị, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt báo cáo các nội dung cơ bản quy hoạch tỉnh Cà Mau.

Theo Quy hoạch, đến năm 2030, Cà Mau đặt mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá của vùng ĐBSCL; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển; hệ sinh thái được bảo tồn, thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.

Tầm nhìn đến năm 2050, Cà Mau là tỉnh kinh tế phát triển, xã hội văn minh, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu; các giá trị văn hoá mang bản sắc của con người Cà Mau được giữ gìn và phát huy. Môi trường sinh thái, đa dạng sinh học được bảo vệ, bảo tồn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng số phát triển đồng bộ, hiện đại. Chính trị, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Cà Mau là chủ động đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động nguồn lực phát triển kinh tế biển, trọng tâm là đầu tư Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, Khu kinh tế Năm Căn, Đề án xuất khẩu điện tỉnh Cà Mau (sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt), năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, du lịch, hạ tầng phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Quy hoạch cũng hướng tới xây dựng và phát triển tỉnh Cà Mau trở thành một trung tâm kinh tế biển của cả nước, trung tâm chế biến thuỷ sản; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng…

Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt (phải) và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi (trái) trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tặng hoa cho nhà đầu tư.

“Tỉnh Cà Mau cam kết luôn mở rộng cửa để chào đón các nhà đầu tư trong, ngoài nước và luôn đồng hành cùng với sự phát triển của các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện thành công dự án và phát triển bền vững trong thời gian tới theo đúng quy định”, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt khẳng định.

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo tỉnh Cà Mau chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, tỉnh Cà Mau có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế với các nước Đông Nam Á; là tỉnh duy nhất của nước ta có 3 mặt giáp biển với chiều dài bờ biển 254 km, đây là điểm đặc biệt riêng, là thương hiệu của Cà Mau.  Theo đó, Cà Mau có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm chế biến thủy sản, thực phẩm của vùng và cả nước, phát triển năng lượng tái tạo, du lịch. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, việc kết hợp phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

Nhưng để thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Cà Mau, đòi hỏi toàn Đảng bộ và nhân dân Cà Mau đoàn kết, phát huy nội lực với tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng sự kỳ vọng của Trung ương, niềm tin của doanh nghiệp và Nhân dân tỉnh nhà. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý, Cà Mau cần đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, sớm nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau đảm bảo tiếp nhận được các loại máy bay lớn để đáp ứng yêu cầu phát triển, rút ngắn khoảng cách về địa lý giữa Cà Mau với các vùng miền trong nước, đây là một trong những giải pháp thiết thực, hiệu quả để tạo đột phá cho địa phương có thêm điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội…

Chỉ rõ những nút thắt chưa được tháo gỡ và trở thành “điểm nghẽn” ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Cà Mau, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Cà Mau phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy nhanh xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số xã hội, cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào Cà  Mau với  tinh thần lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp, nhà nước và nhân dân.

Thủ tướng đề nghị tỉnh cần tập trung tổ chức triển khai Quy hoạch tỉnh gắn với việc thực hiện Nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết XIII của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương và địa phương. Đồng thời mong muốn tỉnh tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, huy động mọi nguồn lực, sức mạnh bên trong và bên ngoài để hoàn thành mục tiêu đặt ra.

Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải tặng hoa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thay mặt Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Tiến Hải nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trân trọng những phát biểu tham luận của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, những thông tin về hoạt động đầu tư và sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; chia sẻ ý định đầu tư các dự án vào Cà Mau thời gian tới và những kỳ vọng về sự phát triển của tỉnh trong tương lai.

“Để quy hoạch tỉnh triển khai thành công cần có sự chung tay, giúp sức của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh Cà Mau hy vọng thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ cùng các Ban, Bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm hơn nữa, tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn để tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp và người dân không chỉ riêng trên địa bàn tỉnh. Cà Mau sẽ luôn với tinh thần phát triển kinh tế phải hài hoà với giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển cân đối giữa các ngành, không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội, không đánh đổi môi trường để chạy theo phát triển kinh tế đơn thuần; coi con người là trung tâm, là chủ thể, là động lực và là mục tiêu của sự phát triển”, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau khẳng định.

Sau hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng đại diện lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương và tỉnh Cà Mau khảo sát Sân bay Cà Mau; tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau; thăm Khu công nghiệp Khí-Điện –Đạm Cà Mau.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát Dự án nâng cấp Sân bay Cà Mau.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát công trình tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và tặng quà cho công nhân.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng Nhà máy Đạm Cà Mau đạt mốc sản lượng 10 triệu tấn Urê.

Băng Thanh - Huỳnh Lâm - Chí Diện 

Nơi tôn vinh sản phẩm OCOP tiêu biểu Việt Nam

Từ ngày 10-13/12, tại Quảng trường Phan Ngọc Hiển (TP Cà Mau) diễn ra Không gian trưng bày sản phẩm OCOP Việt Nam. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức.

Festival Tôm Cà Mau: Thành công và ấn tượng

Tối 13/12, UBND tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ bế mạc Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2023.

Ứng dụng công nghệ cao phát triển ngành thuỷ sản

Hơn 150 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương, nhà quản lý, nhà khoa học ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các trường đại học; các công ty, doanh nghiệp tham dự Hội thảo chuyên đề “Giải pháp khoa học và công nghệ phát triển thủy sản công nghệ cao, thích ứng biến đổi khí hậu”, chiều 13/12, do Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì. Đây là hoạt động cuối của chuỗi hội nghị, hội thảo trong khuôn khổ Festival Tôm.

Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng tôm Cà Mau

Trong khuôn khổ Festival Tôm, sáng ngày 13/12, UBND tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề “Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng tôm Cà Mau”. Tham dự có đại diện các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT; các Hiệp hội, các tổ chức NGO; Sở NN&PTNT các tỉnh; các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh; các nhà khoa học.

Quản lý dịch bệnh, ứng dụng công nghệ mới trong nuôi tôm

Tiếp tục chuỗi hoạt động hội nghị, hội thảo liên quan đến sự phát triển ngành tôm, trong khuôn khổ sự kiện Festival Tôm, chiều 12/12, UBND tỉnh tổ chức 2 phiên hội thảo chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi tôm”, “Giới thiệu các sản phẩm công nghệ thiết bị mới trong ngành tôm”. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì hội thảo.

Hướng đến quy trình, công nghệ nuôi tôm bền vững, tiên tiến, giảm giá thành sản xuất

Trong khuôn khổ Festival Tôm Cà Mau, sáng 12/12, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo chuyên đề “Quy trình công nghệ nuôi bền vững và sản xuất tôm giống chất lượng cao”.

Khoa học công nghệ là nền tảng quan trọng cho phát triển ngành tôm

Hơn 250 đại biểu là đại diện các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT và các Bộ, ngành có liên quan; Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại chi nhánh Cà Mau; các nhà khoa học; lãnh đạo các Viện, trường; lãnh đạo các sở, ngành có liên quan, các địa phương trong, ngoài tỉnh; các tổ chức phi chính phủ; cùng với các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và người nuôi tôm đã quan tâm, tham dự Hội nghị chuyên đề “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành tôm”, chiều 11/12.

Giúp chủ thể OCOP vững kỹ năng

Hơn 150 cán bộ quản lý và chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh đã được tập huấn về Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”(OCOP).

Kết nối sản phẩm OCOP với các hệ thống thương mại

Sáng ngày 11/12, trong khuôn khổ sự kiện Festival Tôm diễn ra Hội nghị chủ đề “Kết nối sản phẩm OCOP với các hệ thống thương mại vùng ĐBSCL liên kết cùng phát triển Cà Mau”, do UBND tỉnh Cà Mau phối hợp Bộ NN&PTNT tổ chức.

Festival Tôm Cà Mau – Tự hào thương hiệu Việt

Tối 10/12, tại Quảng trường Phan Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ khai mạc Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2023.