ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 06:23:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hướng tới nông nghiệp xanh

Báo Cà Mau Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Mục tiêu chính của Ðề án là xây dựng các vùng chuyên canh lúa tập trung, áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến, giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao giá trị gia tăng của hạt gạo và cải thiện sinh kế cho hàng triệu nông dân. Một số mục tiêu cụ thể như: giảm lượng lúa giống gieo sạ từ 120 kg/ha xuống còn 80-100 kg/ha; giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật hoá học từ 7 lần/vụ xuống còn 5 lần/vụ, tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học 10%; cơ giới hoá đồng bộ đạt trên 50% diện tích, giúp giảm sức lao động, nâng cao hiệu quả và giảm thất thoát; giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống...

Quá trình gieo sạ, nông dân tuân thủ quy trình “1 phải, 5 giảm”.

Quá trình gieo sạ, nông dân tuân thủ quy trình “1 phải, 5 giảm”.

Kỹ sư Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cho biết, với hiệu ứng tích cực từ các mô hình điểm ở các tỉnh, thành: Cần Thơ, Ðồng Tháp..., nhiều hợp tác xã (HTX) và bà con nông dân trong tỉnh đăng ký tham gia thực hiện Ðề án, với tổng diện tích hàng chục ngàn héc-ta. Theo đó, trong năm nay, trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiều mô hình và điểm nhân rộng sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh.

Riêng vụ hè thu này, tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Kinh Dớn (ấp Kinh Dớn, xã Ðá Bạc) thực hiện mô hình điểm quy mô 60 ha. Ông Nguyễn Vũ Trường, Giám đốc HTX, cho biết: "Quá trình sản xuất hiện tại, thành viên HTX đang tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật canh tác, từ khâu làm đất đến gieo sạ, kể cả thu hoạch. Lúa sản xuất theo quy trình chất lượng cao và giảm phát thải thường đạt năng suất ổn định, chất lượng gạo tốt, được thị trường ưa chuộng và bán với giá cao hơn. Nông dân cũng giảm được chi phí đầu vào nhờ tối ưu hoá việc sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay, 60 ha lúa trong mô hình điểm đang trong giai đoạn đẻ nhánh, phát triển tốt, không sâu bệnh. Thấy hiệu quả của mô hình, nhiều nông dân ngoài vùng thí điểm đã liên hệ HTX bày tỏ muốn được tham gia cùng”.

Cũng theo ông Trường, bên cạnh quy trình canh tác đảm bảo năng suất, chất lượng thì mô hình còn gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu lúa gạo. Việc có hợp đồng bao tiêu sản phẩm rõ ràng sẽ đảm bảo đầu ra ổn định và giá thành hấp dẫn cho nông dân.

Các thành viên HTX Kinh Dớn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật canh tác, từ khâu làm đất đến gieo sạ, kể cả thu hoạch.

Mô hình 60 ha tại HTX Kinh Dớn sẽ đóng vai trò là "mô hình mẫu" để trình diễn và nhân rộng các kỹ thuật canh tác tiên tiến. Ðây không chỉ là dự án sản xuất đơn thuần, mà còn như một trung tâm học tập, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cho các HTX và nông dân khác trong vùng.

Ðể đảm bảo hiệu quả triển khai Ðề án, tỉnh chú trọng công tác tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân với hàng chục cuộc được tổ chức; tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất lúa phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh tại một số tỉnh trong khu vực. Bên cạnh đó, quan tâm xây dựng các chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, gắn kết nông dân với doanh nghiệp, để đảm bảo đầu ra ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp và yêu cầu ngày càng cao của thị trường về nông sản sạch, an toàn, Ðề án không chỉ giúp nông dân sản xuất thích ứng tốt hơn với điều kiện tự nhiên, mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường khó tính, mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho hạt gạo. Ðây cũng là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu./.

Trung Ðỉnh

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Những giải pháp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân.

Nhiều ưu đãi cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Ngành Nông nghiệp Bạc Liêu: Những thành tựu nổi bật qua 28 năm

Trong suốt 28 năm qua, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với ứng dụng công nghệ cao.

Nông dân gặp khó khăn trong sản xuất lúa hè thu

Hè thu luôn là vụ lúa gặp nhiều bất lợi của nhà nông. Tuy nhiên, nếu như trước đây, chỉ khi đến khoảng cuối vụ, lúa bắt đầu trỗ chín lại gặp những cơn mưa dầm, gió lớn, khiến cho nhiều diện tích lúa đổ sập, ngâm trong nước, thì nay ngay từ đầu vụ, việc giá vật tư tăng cao, mưa gây ngập úng cục bộ cùng với nạn chuột, ốc cắn phá đã khiến nhiều nông dân gặp khó khăn ngay khi mới bắt tay vào sản xuất.

Nhà báo với nông dân

Trong hành trình phát triển của ngành Nông nghiệp Bạc Liêu luôn có sự đồng hành của báo chí.