ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 17:47:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Tôm Cà Mau

Báo Cà Mau Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn OCOP đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) 2023 có chủ đề "Nâng tầm tôm Việt - Cùng phát triển sản phẩm OCOP". Sự kiện này có quy mô cấp khu vực, sẽ diễn ra từ ngày 13-16/12 tại TP Cà Mau, với nhiều hoạt động đặc sắc.

Theo Ban Tổ chức, các hoạt động chính của sự kiện gồm: Chương trình nghệ thuật tổng hợp Khai mạc Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn OCOP ÐBSCL 2023 diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 13/12, tại Quảng trường Trung tâm tỉnh Cà Mau, với hình thức sân khấu hoá các chương trình văn nghệ mang đậm dấu ấn, đặc trưng của vùng đất, con người Cà Mau. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV hoặc Ðài PT-TH Cà Mau và tiếp sóng trên một số đài địa phương. Không gian trưng bày triển lãm, thương mại ngành tôm và sản phẩm OCOP với 400 gian hàng tham gia, diễn ra từ ngày 13-16/12, tại Quảng trường Trung tâm tỉnh.

Tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo như: Diễn đàn Xúc tiến thương mại, diễn ra vào 8 giờ ngày 13/12; Hội nghị sơ kết Chương trình liên kết TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ÐBSCL năm 2023, vào lúc 8 giờ ngày 13/12; Diễn đàn Xúc tiến du lịch vào lúc 14 giờ ngày 13/12; Diễn đàn Xúc tiến đầu tư, diễn ra vào lúc 8 giờ ngày 14/12.

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn OCOP ÐBSCL 2023 là sự kiện lớn, quan trọng tại tỉnh Cà Mau. (Ảnh minh hoạ)

Hội nghị “Kết nối giao thương sản phẩm OCOP vùng ÐBSCL năm 2023” diễn ra vào lúc 8 giờ ngày 14/12, với hình thức trao đổi, chia sẻ các giải pháp, định hướng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại thị trường trong nước và xuất khẩu; giới thiệu các tiêu chuẩn mua hàng của các nhà mua, các doanh nghiệp phân phối; ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh giữa các chủ thể OCOP với các siêu thị, nhà phân phối, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó có các hội thảo phát triển ngành tôm: Hội thảo “Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng tôm Cà Mau”, khai mạc lúc 8 giờ ngày 16/12; Hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành tôm”, khai mạc vào lúc 14 giờ ngày 14/12. Các hội thảo chuyên đề ngành tôm diễn ra vào lúc 8 giờ ngày 15/12. Dự kiến từ 50-100 đại biểu tham dự cho mỗi phiên. Mỗi phiên là một chuyên đề thời lượng khoảng 40 phút, bao gồm các chuyên đề: “Quy trình công nghệ nuôi và sản xuất giống thuỷ sản”; “Thực trạng và giải pháp quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi tôm”; “Giải pháp giảm giá thành trong nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh”; “Chế biến và thị trường xuất khẩu tôm”; “Giới thiệu các sản phẩm, công nghệ, thiết bị mới trong ngành tôm”. Hội thảo “Giải pháp khoa học và công nghệ phát triển thuỷ sản công nghệ cao, thích ứng biến đổi khí hậu”, khai mạc lúc 13 giờ 30 ngày 16/12.

Sẽ có nhiều hội thảo phát triển ngành tôm.

Ngoài ra, hoạt động biểu diễn nghệ thuật tổng hợp diễn ra xuyên suốt thời gian tổ chức sự kiện, tại Quảng trường Trung tâm tỉnh, với những tiết mục biểu diễn nghệ thuật ấn tượng, những màn trình diễn âm nhạc, văn hoá với sự tham gia của những nghệ sĩ nổi tiếng và tài năng của địa phương. Tất cả những điều này hội tụ lại, tạo nên trải nghiệm văn hoá độc đáo, sắc sảo và rực rỡ cho khán giả, du khách tới tham dự các hoạt động trải nghiệm ẩm thực tại lễ hội.

Ngày hội “Ẩm thực thuỷ sản Cà Mau” kết hợp quảng diễn tinh hoa ẩm thực Việt, diễn ra xuyên suốt thời gian tổ chức sự kiện, tại Quảng trường Trung tâm tỉnh, với hình thức bố trí, tổ chức các gian hàng ẩm thực và bếp tập thể đón tiếp, phục vụ khách tham quan. Bố trí không gian ẩm thực: mời các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực ẩm thực tham gia (không gian có trang trí hình ảnh liên quan đến tôm và các đối tượng thuỷ sản khác); mời các đầu bếp nổi tiếng biểu diễn các món ăn theo chủ đề.

Lễ hội diễu hành đường phố diễn ra vào lúc 18 giờ ngày 13/12, tại Quảng trường Trung tâm tỉnh, với hình thức đoàn xe diễu hành được trang trí thiết kế tôn vinh những sản vật của Cà Mau; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, múa lân sư rồng, trống khai hội, xiếc đường phố...

Hoạt động trải nghiệm văn hoá, vui chơi giải trí diễn ra xuyên suốt thời gian tổ chức sự kiện. Du khách được tham gia các trò chơi dân gian, tìm hiểu văn hoá lễ hội của ba miền, đặc biệt là Cà Mau; các hoạt động gian hàng karaoke (booth karaoke).

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn OCOP ÐBSCL 2023 là sự kiện lớn, quan trọng do tỉnh Cà Mau tổ chức, góp phần quảng bá hình ảnh, nâng tầm tôm Cà Mau, các sản phẩm OCOP của tỉnh cũng như khu vực. Nhiệm vụ, công tác chuẩn bị từ nay đến cuối năm rất nặng nề, đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực lớn của các sở, ngành, địa phương trong công tác tổ chức triển khai thực hiện. Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các thành viên trong Ban Tổ chức Festival Tôm, các tiểu ban có kế hoạch phân công cụ thể các nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với nhau trong tất cả các khâu chuẩn bị để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian sớm nhất.

Tổ chức tham quan du lịch, diễn ra xuyên suốt thời gian tổ chức sự kiện. Với hình thức bố trí các tour du lịch tham quan, trải nghiệm, tour du lịch cộng đồng văn hoá vùng sông nước Cà Mau gắn với tham quan các vùng nuôi tôm của Cà Mau. Cụ thể, tour du lịch, tham quan các khu du lịch, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; Vườn Quốc gia U Minh Hạ; hòn Ðá Bạc và Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh...; tham quan các mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh; vùng nuôi tôm có chứng nhận quốc tế, mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường như nuôi tôm sinh thái (tôm - lúa, tôm - rừng...), các cơ sở sản xuất có sản phẩm OCOP và các làng nghề ven biển.

Ban Tổ chức cũng cho biết, chương trình Bế mạc Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn OCOP ÐBSCL 2023 diễn ra vào lúc 19 giờ ngày 16/12, tại Quảng trường Trung tâm tỉnh./.

 

Phú Hữu

 

Liên kết hữu ích

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.