ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 14:03:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tựu trường năm cũ

Báo Cà Mau (CMO) Bước sang tháng 9, thời tiết đang chuyển vào thu. Đâu đó trên những con đường có chiếc lá vàng cuốn xoay theo làn gió, màu nắng thu hanh hao buông trên thảm cỏ. Không khí thật trong lành và dễ chịu. Ta chợt nhận ra, thế là những ngày hè oi bức, phượng hồng rực rỡ, náo nức tiếng ve đã đi qua. Mùa thu đã về, năm học mới lại đến. Những mầm xanh tương lai lại nôn nao với tập sách, phấn khởi đến trường để gặp lại những thầy cô, bạn bè quen thuộc của mình. Mấy ngày này đi đâu cũng thấy cha mẹ có con em đi học tất bật mua sắm quần áo, giày dép, tập sách, đồ dùng học tập cho con. Dù gia cảnh mỗi người khác nhau, nhưng ai cũng muốn lo cho con mình thật chu đáo khi bước vào năm học mới. Nơi mái trường ấy chính là nơi cho những ước mơ nhỏ hôm nay thành những tương lai cho xã hội mai sau.

Nhìn những gương mặt trẻ thơ hân hoan đến trường với màu áo trắng thật đáng yêu, dưới ánh nắng mùa thu dịu dàng êm ả làm tôi bồi hồi nhớ lại những mùa tựu trường đã đi qua trong ký ức.

Nhớ năm đầu tiên bước vào lớp một, tôi là đứa trẻ nhút nhát nên rất ngại gặp người lạ. Mẹ dẫn tôi đến trường, đến bên cô giáo cũng ngang hàng tuổi mẹ rồi dặn dò tôi phải chăm ngoan, nghe lời cô dạy bảo. Tôi sắp khóc khi mẹ bước ra khỏi lớp, cô giáo với nụ cười hiền lành xoa đầu, âu yếm nắm tay tôi dẫn đến chỗ ngồi. Cô bảo có cô và các bạn ở đây bên em, em đừng sợ. Chẳng bao lâu tôi mến cô như mẹ, bởi cô luôn yêu thương và gần gũi với học trò.

Trong tiếng chim hót gọi nắng, các em vui bước tới trường. Ảnh: Nhật Minh

Những tháng ngày đi học ấy có biết bao kỷ niệm đáng nhớ. Tôi yêu mái trường thân quen của mình với từng ô cửa sổ. Nơi hành lang, ghế đá thân quen. Những bạn bè hôm sớm bên nhau với những buồn vui khi trải qua bao năm đèn sách.

Con đường tôi đi học ngày ấy là con lộ đất quanh co, rồi phải qua cây cầu khỉ nữa thì mới đến trường. Vậy đó, tôi yêu mỗi buổi sáng nắng lên với những chú gà trống gáy vang bên hàng tre, tiếng chim hót trong lành trên ngọn dừa, cành mít… Cây cầu bắc ngang con rạch mỗi khi trời mưa rất trơn trượt khó đi, vậy mà tôi vẫn đều đặng đến lớp, chẳng vắng buổi học nào.

Những mùa tựu trường sau này, khi đã lớn tự đến lớp được, mẹ không đưa như hồi còn nhỏ. Nhưng khi đi học mẹ luôn căn dặn là phải biết cẩn thận tập sách, sợ mắc mưa bị ướt, sợ qua cây cầu khỉ trượt chân, dễ té. Nhưng những đứa trẻ vốn quen với sình lầy, bùn đất thì con đường đến trường đâu có gì khó khăn, vất vả.

Tôi thương mẹ, cứ mỗi lần sắp đến năm học mới là mẹ phải lo kiếm tiền mua sắm quần áo và tập sách cho mấy chị em tôi. Có năm nhà không đủ tiền, mẹ phải đem bán đôi bông tai mẹ đang đeo. Mỗi lần ngồi vào bàn ăn cơm, đối diện với mẹ, nhìn đôi bông tai quen thuộc ngày nào mất đi mà thương mẹ vô cùng. Rồi tôi ước mơ sau này cố gắng học thành tài để bù đắp lại những tháng ngày gian truân, khổ nhọc mà mẹ đã dành tất cả cho chị em tôi.

Thời gian cứ trôi mãi. Những tháng ngày đi học nay đã trôi vào ký ức. Nhưng với tôi cứ mỗi độ thu về, lá vàng bay ngoài ngõ là tôi nhớ về mùa tựu trường. Miền quê nhỏ thân thương có tấm lòng bao la của mẹ. Nơi mái trường thân yêu bao bạn bè thân thuộc. Nơi có thầy cô tận tình dạy bảo với những kiến thức mênh mông để cho tôi tìm đến bến bờ tương lai.

Sáng nay trên con đường làng, những hạt sương còn đọng mềm trên lá. Tiếng chim hót gọi nắng lên. Những tà áo trắng hân hoan vui bước đến trường. Tôi thấy nhớ biết bao!./.

Ngọc Thơ

Chén cơm đồng bằng

Tôi sinh ra ở Bạc Liêu, một tỉnh xa xôi của đồng bằng sông Cửu Long. Ngày tôi còn bé, khoảng 60 năm trước, khi tôi biết bưng chén cơm lên ăn, là tôi được bà mẹ nghèo dầu dãi một sương hai nắng của mình dạy cho bài học về thái độ đối với hạt cơm.

Về đâu những hạt phù sa...

Dòng Mê Kông chảy vào đất Việt, từ bao đời nay gom góp phù sa hình thành nên đồng bằng châu thổ an lành, với cộng đồng dân cư mang dáng nét “văn hoá miệt vườn”, “văn hoá sông nước” hào sảng xứ này. Cà Mau - “ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm” - (Nguyễn Tuân) là miền đất tận cùng của đồng bằng châu thổ, được tạo nên bởi những hạt phù sa màu mỡ ấy.

Tản mạn về rồng

Rồng (âm Hán Việt gọi là long) là loài vật chỉ có trong huyền thoại được dân gian khắc hoạ hình tượng đầu sư tử, mình rắn, chân cọp, móng vuốt của chim ưng để biểu hiện sự dũng mãnh, uy lực.

Nhớ Tết quê

Bắt cá mùa nước rọt

Xóm tôi hầu như nhà nào cũng có ao, đìa, có đất nuôi tôm, chí ít cũng được vài ba công, lúc tôm thất cũng có cá lóc, cá phi, cá bống ăn qua bữa. Riêng nhà tôi chỉ mấy mét đất ven sông để cất nhà ở.

Xuân gần lại - Nhớ Tết xưa

Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024 đang đến gần. Tết Nguyên đán gắn liền với phong tục của người Việt Nam từ rất lâu đời, thế nhưng cái Tết ngày nay ít nhiều biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Chuyến hàng cuối năm

Hồi nhỏ, tôi nghe ông nội tôi nói: “Nhờ có cách mạng mà ông bà mới có đất đai chia cho con cháu”. Sau này lớn lên tôi mới biết, nguồn gốc đất đai mà ba tôi và chú bác mỗi người vài công là do Nhà nước cấp cho giai cấp “bần cố nông” sau năm 1945, khi ta giành được chính quyền.

Chà gạo ăn Tết

Tôi không nhớ chính xác nhà mình thôi chở lúa đi chà gạo hồi nào, chỉ nhớ là cũng lâu lắm rồi. Bởi vậy, mấy ngày giáp Tết, tạt ngang nhà máy xay lúa ở ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, nhìn cảnh bốc vác, tất bật cân đong, vận chuyển gạo, nếp, tấm, cám... trong âm thanh rền rền, ù ù tiếng máy chạy xay lúa, bụi cám bám phủ mọi ngóc ngách, cảm giác hoài niệm ùa về.

Tản mạn về ảnh báo chí

Dù hơn 10 năm làm phóng viên nhưng chưa bao giờ tôi được đánh giá cao về kỹ năng hình ảnh, tự mình nhận thấy đó cũng là nhược điểm cần cải thiện nhiều thêm. Dự nhiều lớp tập huấn về ảnh báo chí, song, trong đầu cũng còn nhiều băn khoăn, chưa thông suốt. Ảnh báo chí là một yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm báo chí, thậm chí, trong một số trường hợp sẽ quyết định đến giá trị, sức sống, sự lan toả của tác phẩm báo chí. Hiểu điều ấy là một việc, song thực tế tác nghiệp, tôi và không ít đồng nghiệp đều loay hoay khổ sở với khâu hình ảnh.

Còn thương tre trúc sau vườn...

Theo dấu chân của những lớp người tiền nhân, nghề đan đát về với Cà Mau, cây tre, cây trúc cũng thành khoảnh, thành vườn, thân thuộc và đắc dụng chớ không còn mọc hoang tạp, vô năng. Nếu tính thời gian cũng đã hơn trăm năm. Ðiểm độc đáo của nghề đan đát ở Cà Mau là theo vùng, theo xóm, theo sự trao truyền, mỗi nơi có những sản phẩm đặc trưng, nổi danh riêng biệt. Như bên Thới Bình, nức tiếng nhất là mặt hàng mê bồ, cần xé; trong khi đó, miệt U Minh lại vang danh với những mặt hàng tinh xảo gia dụng như rổ, nia, sịa, sàng, thúng...