ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 14:50:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Báo Cà Mau Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Ðảng ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhanh chóng cụ thể hoá bằng Kế hoạch số 285-KH/TU ngày 21/2/2025. UBND tỉnh ban hành Công văn số 1827/UBND-KT ngày 14/3/2025 để triển khai thực hiện. Sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ từ cấp uỷ, chính quyền đến các tổ chức chính trị - xã hội đã tạo động lực lan toả sâu rộng, đưa chủ trương của Ðảng thực sự đi vào đời sống.

Ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, nhấn mạnh: "Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW đã nâng cao rõ rệt nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ tín dụng chính sách. Từ đó, khơi thông nguồn lực, tạo điều kiện để người nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên trong cuộc sống".

Chi nhánh NHCSXH tỉnh chủ động tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đồng thời tăng cường phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí trong tuyên truyền, phổ biến chính sách. Những nỗ lực này được cụ thể hoá thông qua Công văn số 1736/NHCS-KHTD và Công văn số 337/MTTQ-BTT cuối năm 2024, góp phần đưa chính sách tín dụng đến gần hơn với người dân, đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều khó khăn trong tiếp cận thông tin và dịch vụ tài chính.

Không cần những khoản đầu tư hàng trăm triệu đồng, chỉ với vài chục triệu đồng từ tín dụng chính sách, nhiều hộ dân ở Cà Mau có thể xoay chuyển cuộc sống, tạo thu nhập, ổn định kinh tế.

Nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch NHCSXH huyện U Minh tham quan mô hình nuôi heo của ông Huỳnh Thanh Hùng.

Nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch NHCSXH huyện U Minh tham quan mô hình nuôi heo của ông Huỳnh Thanh Hùng.

Ông Huỳnh Thanh Hùng, Ấp 7, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, chia sẻ: "Tôi vay 45 triệu đồng từ chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để cải tạo chuồng trại và mua heo giống. Nhờ nguồn vốn này mà gia đình có điều kiện chăn nuôi, đưa kinh tế gia đình ngày càng ổn định, mở rộng mô hình".

Với nguồn vốn vay 40 triệu đồng từ NHCSXH, chị Nguyễn Hằng Ny, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau, đầu tư nhập nguyên liệu sản xuất các loại khô, chả tôm... "Nhờ vậy, việc buôn bán ngày càng mở rộng. Tôi chủ yếu bán Online qua Zalo, Facebook nên tiếp cận được nhiều khách hàng, thu nhập cũng tăng rõ rệt", chị Ny cho biết.

Chị Nguyễn Hằng Ny mở rộng kinh doanh, tăng thu nhập nhờ vay vốn tín dụng chính sách.

Chị Nguyễn Hằng Ny mở rộng kinh doanh, tăng thu nhập nhờ vay vốn tín dụng chính sách.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Ðồng, công tác này của tỉnh đối mặt với nhiều thách thức, như: địa bàn rộng, giao thông không thuận lợi, tình hình thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận vốn của người dân. Trong khi đó, nguồn vốn từ ngân sách địa phương uỷ thác cho vay mới chỉ đạt khoảng 8% tổng nguồn vốn, thấp hơn bình quân toàn quốc.

Dù vậy, với phương châm mỗi nhân viên là một tuyên truyền viên, đội ngũ nhân viên NHCSXH tỉnh luôn tiên phong quán triệt, học tập Chỉ thị số 39-CT/TW, lan toả tinh thần phục vụ, đồng hành cùng người dân. Từ đó, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trong điều kiện thực tiễn còn nhiều khó khăn.

Tính đến hết quý I, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 4.528 tỷ đồng, tăng 101 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, vốn cân đối từ Trung ương chiếm 83,6%, ngân sách địa phương chiếm 8% và vốn huy động cấp bù lãi suất chiếm 8,4%.

Song song đó, tỉnh cũng triển khai các chính sách đặc thù như: Quy chế quản lý và sử dụng vốn uỷ thác (Quyết định số 12/2020/QÐ-UBND), Ðề án bổ sung vốn cho vay hỗ trợ việc làm gắn với xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 4131/QÐ-UBND), cùng nhiều chính sách cho vay đối với hộ làm nghề truyền thống, người đi xuất khẩu lao động...

Tính đến hết quý I, tổng dư nợ đạt 4.510 tỷ đồng, tăng 98 tỷ đồng so với đầu năm; có 134.918 khách hàng còn dư nợ với mức dư nợ bình quân đạt 33 triệu đồng/người. Ðặc biệt, nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương tăng thêm 14,2 tỷ đồng, nâng tổng số lên 366,5 tỷ đồng, thể hiện quyết tâm của tỉnh trong chủ động nguồn lực phục vụ người dân.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh tiếp tục tham mưu để tăng tỷ lệ vốn uỷ thác địa phương, hướng tới mục tiêu đến năm 2030, vốn uỷ thác đạt ít nhất 15% tổng nguồn vốn, tạo điều kiện tiếp cận tín dụng ngày càng thuận lợi cho người nghèo và đối tượng yếu thế.

Chỉ thị số 39-CT/TW không chỉ là định hướng chính trị mà còn là kim chỉ nam trong thực hiện chính sách tín dụng xã hội, đặt con người vào trung tâm của phát triển. Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ Trung ương, cùng sự vào cuộc quyết liệt của địa phương, nguồn vốn tín dụng chính sách đang từng bước phát huy hiệu quả, góp phần hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống./.

 

Hồng Phượng

 

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.