ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 06:33:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời: Nông dân gây quỹ hỗ trợ xây dựng nông thôn

Báo Cà Mau Thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”, Hội Nông dân xã Khánh Hưng chọn khâu đột phá là “tạo vốn”. Tìm đúng cái khó, cái cần của nông dân, đi đôi với đổi mới phương thức hoạt động, hội tạo được sự ủng hộ cao của cấp uỷ, chính quyền, tạo niềm tin trong phong trào nông dân sản xuất, thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”, Hội Nông dân xã Khánh Hưng chọn khâu đột phá là “tạo vốn”. Tìm đúng cái khó, cái cần của nông dân, đi đôi với đổi mới phương thức hoạt động, hội tạo được sự ủng hộ cao của cấp uỷ, chính quyền, tạo niềm tin trong phong trào nông dân sản xuất, thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Công tác vận động xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân đem lại kết quả thiết thực. Đội ngũ giáo viên, cán bộ, đảng viên, công chức trong xã đồng lòng hưởng ứng, góp tiền, góp sức giúp hội viên nông dân nghèo. Mỗi người ủng hộ 100.000 đồng xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân, đây là điểm nhấn trong việc thực hiện đề án.

Nhiều mô hình trồng cây ăn trái đem lại thu nhập cho người dân ấp Rạch Lùm, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời.          Ảnh: VŨ TRÂN

Cấp uỷ quan tâm vào cuộc, cán bộ, đảng viên 15 ấp cùng tham gia góp vốn, mỗi hội viên đóng góp 60.000 đồng. Đến cuối tháng 8/2015, hội đã tiếp nhận 103.640.000 đồng do cán bộ, đảng viên, giáo viên, hội viên, đoàn viên đóng góp xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân (vượt chỉ tiêu 20,51%).

Được sự hỗ trợ của huyện và nguồn vốn vận động tại địa phương, xã triển khai dự án nuôi heo thương phẩm với số vốn 150 triệu đồng ở 3 chi hội nông dân (ấp Công Nghiệp C, Kinh Hãng B, Rạch Lùm). 30 hộ hội viên được nhận vốn vay, bình quân 5 triệu đồng/hộ với lãi suất 0,7%/tháng; nhờ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân, 30 hộ tham gia dự án mua được 60 con heo giống, hiện nay đàn heo phát triển tốt.

Kết hợp với các chương trình, hội đã đầu tư 390 triệu đồng cho 39 hộ hội viên cải tạo vườn, trồng thanh long ruột đỏ, thay đổi giống dừa, mở rộng ao nuôi cá đồng; hỗ trợ 91 hộ trồng lúa cao sản theo mô hình cánh đồng lớn trên 100 ha. Thực hiện chương trình liên tịch với Ngân hàng Chính sách - Xã hội cho vay hộ nghèo, hội tập trung nâng cao hiệu quả việc quản lý vốn gắn với hướng dẫn tổ vay vốn - tiết kiệm thực hiện mô hình dự án đến từng hộ. 413 hội viên đủ khả năng vươn lên thoát nghèo, đến nay số dư nợ các chương trình do hội tín chấp gần 7 tỷ đồng, nợ quá hạn 0,31%.

Trên 90% hộ tham gia các dự án do hội tín chấp thực hiện được chữ tín, nhiều dự án đem lại hiệu quả thiết thực cho từng hộ như: dự án nuôi cá đồng, nuôi heo, trồng lúa cao sản, trồng thanh long, trồng đậu xanh dưới ruộng, trồng rau màu thời vụ. Nhiều hộ thu nhập sau 1 vụ lãi từ 5-7 triệu đồng, không chỉ tạo thêm công ăn việc làm mà còn giúp nông dân tích vốn để mở rộng sản xuất.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Hưng Lê Thanh Nhì nói: "Chủ trương xây dựng nông thôn mới được Đảng, Nhà nước quan tâm nhiều, đời sống của nông dân được nâng lên. Giao thông, thuỷ lợi, điện, đường… được đầu tư nâng cấp, bộ mặt nông thôn của xã có nhiều thay đổi. Hội tích cực tham mưu cho cấp uỷ triển khai, tuyên truyền; đề xuất chính quyền công tác tổ chức vận động xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân. Kết quả này thể hiện sự đồng lòng, đồng tâm giúp nông dân thực hiện tiêu chí xoá nghèo, góp sức nâng cao mức sống của nông dân trên con đường xây dựng nông thôn mới./.

Thái Quỳnh

Tìm giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh

Phát biểu khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản và các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 15/11, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định: Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh nông, thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau khám phá tiềm năng và dư địa của các nước trong khu vực và trên thế giới, là dịp để các doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn, quy định thị trường nhập khẩu, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ được tiếp cận, đánh giá năng lực sản xuất và cung ứng của các doanh nghiệp tỉnh Cà Mau cũng như tiềm năng và lợi thế của tỉnh”.

Chia sẻ mô hình tôm sú - lúa đạt chứng nhận ASC GROUP

Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), chiều 12/11, UBND huyện Thới Bình phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết và chia sẻ mô hình tôm - lúa gắn với Lễ công bố trao chứng nhận ASC GROUP và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thới Bình.

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

“Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

Ðề án 1 triệu héc-ta lúa hiệu quả tích cực bước đầu

Theo kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án), trên địa bàn tỉnh hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp khoảng 25.000 ha. Các vùng chuyên canh này được tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Giữ nghề truyền thống

Nghề làm lờ, lọp ở huyện Trần Văn Thời được hình thành từ rất lâu. Theo thời gian, số hộ làm nghề ngày một ít đi và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, hiện tại một số người vẫn quyết tâm duy trì, với mong muốn giữ nghề truyền thống ông cha đã để lại và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ con cháu sau này.

Ðừng để hoang phí đất

Giảm nghèo là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là mục tiêu được hướng đến. Thế nhưng, thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân tư duy sản xuất, cách sống chậm chuyển biến, dẫn đến không thể thoát khỏi cái nghèo. Trong nhiều trường hợp khó khăn ấy, qua khảo sát thực tế, có trường hợp vẫn sở hữu tư liệu sản xuất (dù ít), có đất vườn (khu vực nông thôn), nhưng quỹ đất này chưa phát huy hiệu quả.

Vào vụ màu Tết

Chưa đầy 3 tháng nữa là đến tết Nguyên đán 2025, ngay từ đầu tháng 11, nông dân trên địa bàn các xã Khánh Bình Tây, Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã tích cực làm đất, ươm hạt, chăm sóc vụ rau màu, đặc biệt tập trung vào sản xuất các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết.

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

Chiều 1/11, Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Felix tổ chức lễ ký kết hợp tác hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn Thương mại điện tử Nông sản B2B (Felix.store), kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ để tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các viện, trường, nhà khoa học; các sở, ngành, chính quyền địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp; người trực tiếp sản xuất để xác định được các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng tâm, trọng điểm, phù hợp thực tiễn địa phương. Đồng thời, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về nhân lực, khoa học và công nghệ, tín dụng và các ngành phụ trợ để giải quyết các vấn đề sản xuất mà Cà Mau đang gặp phải. Đây là mục tiêu đặt ra của Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống”, do Sở KH&CN tổ chức sáng 1/11.