ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 18-5-25 04:39:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ vững thành tựu, nâng tầm phát triển

Báo Cà Mau Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, nhận định nền kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động còn thấp; sản xuất ngư, nông nghiệp thiếu bền vững; hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn khó khăn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; chất lượng hoạt động của một số tổ chức trong hệ thống chính trị có mặt còn hạn chế...

Đi qua trên 4/5 chặng đường thực hiện những chiến lược đột phá với tầm nhìn sâu rộng, đến nay, Cà Mau đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, đang vững vàng thế đứng phát triển vượt bậc hơn nữa trong thời gian tới.

Trước tiên phải kể đến bước phát triển đột phá chiến lược về công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng nền kinh tế số; sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế... Ðến nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, tỷ lệ hồ sơ được giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến đạt 86%; tỷ lệ thanh toán trực tuyến đạt 81%; tỷ lệ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đạt 92%.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 1,26 tỷ USD, vượt 1,2% kế hoạch và tăng 5,2% so với cùng kỳ; ước cả nhiệm kỳ đạt 6,019 tỷ USD, vượt 3% chỉ tiêu nghị quyết.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 1,26 tỷ USD, vượt 1,2% kế hoạch và tăng 5,2% so với cùng kỳ; ước cả nhiệm kỳ đạt 6,019 tỷ USD, vượt 3% chỉ tiêu nghị quyết.

Một đột phá ấn tượng nữa là đã tạo sự chuyển biến rõ nét nền kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. Trong đó, phải kể đến việc huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với quan điểm ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đi trước một bước, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; song song với đó là sự phát triển vượt bậc tại các đô thị động lực: TP Cà Mau, thị trấn Sông Ðốc, thị trấn Năm Căn.

Phát huy kinh tế biển, việc hoàn thiện về hạ tầng giao thông đã tạo điều kiện cho đô thị biển Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) phát triển vượt bậc.

Phát huy kinh tế biển, việc hoàn thiện về hạ tầng giao thông đã tạo điều kiện cho đô thị biển Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) phát triển vượt bậc.

Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, đồng chí Nguyễn Ðức Hiển cho biết, kết quả đến cuối năm 2024, đối với 17 chỉ tiêu chủ yếu trong nghị quyết nhiệm kỳ, có 6 chỉ tiêu vượt và 4 chỉ tiêu đạt; ước đến cuối nhiệm kỳ có 8 chỉ tiêu vượt và 7 chỉ tiêu đạt (2 chỉ tiêu dự báo khó đạt là tăng trưởng GRDP và cơ cấu kinh tế). Việc thực hiện các khâu đột phá chiến lược được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đạt được một số kết quả quan trọng. Môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thông thoáng, minh bạch; cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh năm 2023 xếp hạng 22/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (tăng 36 bậc so năm 2022), thuộc nhóm 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất trong năm 2023; năm 2024 Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh, thành cả nước về Bộ Chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng như dẫn đầu cả nước về chỉ số FTA... 

Ðến nay Cà Mau có 16 dự án điện gió trong quy hoạch được phê duyệt, với tổng công suất 1.000 MW. Trong đó, 14 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng công suất 800 MW (có 170 MW đã vận hành thương mại); 2 dự án với tổng công suất 200 MW đã được nhà đầu tư đề xuất. Mới đây, trong điều chỉnh Quy hoạch Ðiện VIII, Chính phủ đề ra mục tiêu xuất khẩu điện sang Singapore, Malaysia, theo đó Cà Mau sẽ là trung tâm năng lượng tái tạo để xuất khẩu. (Trong ảnh: Ðiện gió Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi).

Ðến nay Cà Mau có 16 dự án điện gió trong quy hoạch được phê duyệt, với tổng công suất 1.000 MW. Trong đó, 14 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng công suất 800 MW (có 170 MW đã vận hành thương mại); 2 dự án với tổng công suất 200 MW đã được nhà đầu tư đề xuất. Mới đây, trong điều chỉnh Quy hoạch Ðiện VIII, Chính phủ đề ra mục tiêu xuất khẩu điện sang Singapore, Malaysia, theo đó Cà Mau sẽ là trung tâm năng lượng tái tạo để xuất khẩu. (Trong ảnh: Ðiện gió Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi).

Nỗ lực lớn, thành tựu được giữ vững và đang trên đà nâng tầm phát triển. Cùng với quyết tâm chính trị cao hiện nay trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nhằm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Cà Mau tự tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, hướng tới vùng đất giàu đẹp, văn minh, hiện đại./.

 

Trần Nguyên

 

Không để bị động trong giải ngân vốn đầu tư công

Tình hình tiến độ giải vốn đầu tư công luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Ðặc biệt trong bối cảnh tiến hành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính hiện nay đặt ra không ít thách thức phát sinh. Do đó, để tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không bị ảnh hưởng, có thêm rào cản, thì cần đi trước một bước trong công tác quản lý, điều hành.

Gia đình làm lưới 3 thế hệ

Gắn bó với nghề làm lưới hơn 30 năm, qua thời gian cha truyền con nối, anh Phạm Ðức Mừng, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, đã khẳng định được thương hiệu làm lưới thủ công trên thị trường, cung cấp nguồn lưới chất lượng trong và ngoài tỉnh.

Lúa gạo tạo vị thế từ chất lượng cao

Tạo vị thế trên thị trường trong và ngoài nước bằng phân khúc chất lượng cao là mục tiêu mà ngành sản xuất lúa gạo Cà Mau đặt ra trong mùa vụ 2025 này, cũng như những năm tiếp theo.

Mỹ áp thuế đối ứng - Lối đi nào cho con tôm xuất khẩu?

So với các quốc gia khác, Việt Nam là một trong những nước được Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp dụng mức thuế đối ứng trong 90 ngày, nhằm mở đường cho các phiên đàm phán, trong đó có con tôm, mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản vốn là thế mạnh kinh tế hàng đầu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðiều cần bàn ở đây là không phải đến lúc thị trường tiêu thụ biến động, doanh nghiệp (DN) Việt Nam mới nghĩ đến chuyện ứng phó, mà trở thành vấn đề mang tính sống còn trong tái cơ cấu mô hình tăng trưởng cho ngành tôm, gắn với phát triển bền vững và luôn trong tư thế chủ động.

Nuôi tôm không xả thải - Hướng đi mới, hiệu quả

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn, không thay nước, đang mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, với nhiều kỳ vọng về phát triển bền vững, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Chủ động tiếp cận thị trường Halal

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp cận thị trường Halal - nơi tập trung hơn 2 tỷ người tiêu dùng tại 112 quốc gia, không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là cơ hội chiến lược để doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau mở rộng xuất khẩu, tăng trưởng bền vững và nâng tầm vị thế hàng hoá Việt trên thị trường quốc tế.

Chung tay bảo vệ nguồn lợi cá đồng

Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời đã thực hiện khá tốt Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt; tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhất là người dân vùng ngọt hoá, từ đó nhiều hộ đã nhận thức và có nhiều cách làm hay để bảo vệ nguồn cá đồng tự nhiên.

Hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP vươn tầm

Tỉnh Cà Mau với lợi thế 3 mặt giáp biển, cùng với hệ sinh thái mặn - ngọt - lợ đan xen đã tạo nên các sản phẩm đặc sản địa phương đa dạng, phong phú, góp phần thúc đẩy Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh tích cực đồng hành cùng chủ thể, doanh nghiệp (DN) kết nối tiêu thụ sản phẩm, nâng chất lượng và mẫu mã, đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của tỉnh vươn xa hơn.

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Ðể người dân thụ hưởng tốt nhất tín dụng chính sách

Ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Cà Mau, thông tin, đến nay, dư nợ cho vay nhà ở xã hội đạt 44,7 tỷ đồng/123 khách hàng.