ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 12:01:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ða dạng giải pháp giảm nghèo

Báo Cà Mau Huyện Ngọc Hiển hiện còn 491 hộ nghèo, chiếm 2,67% dân số; cận nghèo 752 hộ, chiếm 4,09%. Quyết tâm giảm hơn 200 hộ nghèo trong năm nay, huyện triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giúp hộ nghèo, không để xảy ra tình trạng tái nghèo.

Để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả và bền vững, huyện tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, phân công các ban, ngành, đoàn thể huyện, các xã, thị trấn nhận hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo. Ðồng thời, thực hiện Nghị định số 78 ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện, tính đến nay tổng nguồn vốn giải ngân hơn 400 tỷ đồng (gồm vốn Trung ương, vốn tín dụng địa phương) từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho 19 ngàn lượt hộ vay, gồm hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ nghèo vay về nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường.

Ông Tiết Minh Thành, Phó chủ tịch UBND huyện, thông tin, huyện đề ra mục tiêu mỗi hộ nghèo sẽ được tiếp cận về vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất, được đào tạo nghề, truyền nghề. Ðồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mỗi hộ nghèo có ý thức, quyết tâm vươn lên, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, phải có ý chí thoát nghèo bền vững.

Gia đình bà Hồ Kim Khanh (ấp Nhà Diệu, xã Tân Ân) thuộc diện hộ nghèo. Bà Khanh được chính quyền địa phương hỗ trợ, nhận được nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 50 triệu đồng. Từ số tiền này, bà xây dựng chuồng nuôi gà, vịt, nhờ chăm sóc tốt, sau 3 tháng xuất bán, thu về gần 20 triệu đồng. Có được đồng lời, bà mở rộng diện tích chuồng nuôi và số lượng gà, vịt cũng tăng lên. Hiện gia đình bà Khanh đang nuôi trên 800 con gà, vịt, bình quân mỗi năm thu nhập 60 triệu đồng, giúp gia đình thoát nghèo và có thu nhập ổn định.

Từ nguồn vốn hỗ trợ, gia đình bà Hồ Kim Khanh phát triển sản xuất, mỗi năm thu nhập bình quân 60 triệu đồng, ổn định cuộc sống.

“Mình phải quyết tâm lao động thì mới thoát nghèo được. Cuộc sống gia đình tôi giờ đã ổn định, vươn lên thoát khỏi nghèo khó. Tôi rất mừng và cảm ơn chính quyền địa phương xét hỗ trợ đồng vốn để gia đình phát triển kinh tế”, bà Khanh bày tỏ.

Bà Hứa Minh Quang, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Ân, thông tin, trên địa bàn xã hiện còn hơn 10 hộ hội viên phụ nữ nghèo, khó khăn. Hội đã tranh thủ hỗ trợ để các gia đình vươn lên trong cuộc sống bằng cách giới thiệu cho con em của họ trong tuổi lao động đi làm việc ở các công ty, xí nghiệp để có thu nhập ổn định; thường xuyên gặp gỡ nắm bắt tâm tư, tình cảm của chị em phụ nữ để có những giải pháp hỗ trợ hiệu quả.

Những năm qua, huyện Ngọc Hiển cũng tranh thủ vận động từ các mạnh thường quân, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, giúp họ an cư, lạc nghiệp.

Gia đình bà Danh Thị Quyên (ấp Chợ Thủ A, xã Tam Giang Tây) là một trong những hộ có hoàn cảnh nghèo khó. Mới đây, gia đình được Công an huyện vận động nhà tài trợ cất căn nhà trị giá hơn 60 triệu đồng. Nhận căn nhà mới được bàn giao giữa tháng 9 vừa qua, bà Quyên chia sẻ: “Gia đình tôi nghèo khó, làm ngày nào ăn hết ngày đó, đâu dám mơ có được căn nhà khang trang. Nay nhận được căn nhà vững chắc như thế này, gia đình hạnh phúc lắm. Có được nhà ở ổn định, gia đình tôi sẽ quyết tâm lao động, vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Bà Danh Thị Quyên, ấp Chợ Thủ A, xã Tam Giang Tây, phấn khởi khi được nhận căn nhà khang trang do Công an huyện Ngọc Hiển vận động hỗ trợ.

Tính riêng từ đầu năm đến nay, huyện vận động xây cất được hơn 150 căn nhà cho hộ nghèo. Huyện quyết tâm đến năm 2025, bằng các nguồn lực, sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm, sẽ hỗ trợ hơn 1 ngàn căn nhà ở cho hộ nghèo để huyện đạt tiêu chí hộ nghèo, nhà ở dân cư nhằm phấn đấu về đích huyện nông thôn mới.

Ngoài hỗ trợ vốn sản xuất, xây cất nhà ở cho hộ nghèo, huyện Ngọc Hiển còn vận động quà, tiền mặt, gạo cho hộ nghèo.

Ông Tiết Minh Thành thông tin thêm: “Theo rà soát nhu cầu về nguồn vốn giai đoạn 2023-2025 đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cần nguồn vốn đầu tư hơn 250 tỷ đồng để cho vay giải quyết việc làm; nước sạch, vệ sinh môi trường; nhà ở... Huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm 0,2% trở lên, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từ 1.500-2.000 lao động; 90% hộ dân sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường đạt chuẩn”./.

 

Hồng My - Chí Hiểu

 

Ðề xuất chính sách hỗ trợ thôi việc cho cán bộ không chuyên trách

Thực hiện Công văn số 1497/BNV-TCBC ngày 18/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và Công văn số 3094/UBND-NC ngày 22/4/2025 của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Nội vụ đã tiến hành rà soát, nghiên cứu, báo cáo, đồng thời kiến nghị Bộ Nội vụ trình Chính phủ xem xét bổ sung chính sách hỗ trợ thôi việc đối với đối tượng này trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.

Thi đua lan toả chính sách an sinh

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau phối hợp cùng Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực XXXII và Bưu điện TP Cà Mau phát động phong trào thi đua tuyên truyền, phát triển người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) và BHXH tự nguyện.

BHXH khu vực XXXII tăng cường giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Ngày 24/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXXII tổ chức hội nghị trực tuyến công tác thu và phát triển người tham gia tháng 4.

Y tế tư nhân - Thêm lựa chọn, tăng tiện ích

Thời gian qua, việc khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) tại các cơ sở y tế tư nhân không chỉ góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, mà còn giúp giảm tải đáng kể cho các bệnh viện công lập.

Truyền thông gần dân, sát thực tiễn

Thời gian qua, công tác truyền thông bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) luôn được ngành BHXH tại tỉnh chủ động thực hiện, với nhiều sáng tạo và đổi mới trong phương pháp tuyên truyền.

Ðưa chính sách an sinh đến từng hộ dân

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là một trong những chính sách an sinh giúp người dân có thể bảo vệ sức khoẻ, ổn định cuộc sống khi gặp phải những rủi ro, đặc biệt là khi về già. Ðể người dân hiểu rõ và tham gia đầy đủ các chính sách này, thời gian qua, Bưu điện huyện Trần Văn Thời không ngừng nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương để đưa chính sách BHXH tự nguyện đến từng hộ dân, góp phần xây dựng một cộng đồng an sinh vững chắc.

Quy định mới về bảo hiểm y tế

Nghị định số 02/2025/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 (gọi tắt là Nghị định 02) đưa ra nhiều quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT), nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ quyền lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh (KCB).

Ðáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bảo hiểm

Đến nay, tỉnh Cà Mau có trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Với tỷ lệ tham gia BHYT cao và nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) ngày càng tăng, Cà Mau đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt là trong việc đáp ứng nhu cầu KCB cho người có thẻ BHYT.

Ðưa chính sách an sinh đến đồng bào

Xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình là xã có địa bàn rộng, dân số đông, trong đó có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với 612 hộ. Thời gian qua, với sự vào cuộc tuyên truyền của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của người dân, nhiều hộ đồng bào dân tộc đã tích cực tham gia chính sách an sinh, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật và có cuộc sống ổn định khi về già.

Nhiều khó khăn khi không làm được căn cước công dân

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, giúp người dân an tâm khi không may bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận được loại hình bảo hiểm này, đặc biệt là những người dân gặp khó về giấy tờ tuỳ thân. Như tại Khóm 4, Phường 8, TP Cà Mau, có nhiều hộ do không làm được căn cước công dân (CCCD) nên không thể mua BHYT.