ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:11:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Cầu nối” xuất khẩu lao động

Báo Cà Mau Ðến thời điểm này đã có hơn 1.000 lao động trên địa bàn tỉnh tham gia xuất khẩu lao động (XKLÐ). Ðây là tín hiệu đáng phấn khởi ở nửa chặng đường thực hiện Ðề án đưa người lao động (NLÐ) tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025.

Nỗ lực giải quyết việc làm cho NLÐ của tỉnh, đặc biệt là lực lượng thanh niên, giúp lao động tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, ngày 21/9/2022, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2396/QÐ-UBND phê duyệt Ðề án đưa NLÐ tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài, giai đoạn 2022-2025 (Ðề án). Ðề án đã đi vào cuộc sống, được sự đồng tình, tin tưởng trong Nhân dân.

Dấu ấn nửa chặng đường

Nửa chặng đường thực hiện đề án, hơn 1.000 lao động Cà Mau xuất ngoại, làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðài Loan... Kết quả này đến từ sự tập trung quyết liệt của cả hệ thống chính trị tỉnh, sự đồng thuận của người dân.

Giai đoạn 2022-2025, tỉnh dự kiến đưa 1.900 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

Bà Quách Thanh Thoảng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, phấn khởi: “Khi đề án được phê duyệt, là cơ hội cho NLÐ tỉnh Cà Mau tiếp cận thị trường lao động ngoài nước, nâng cao kỹ năng, trình độ. Tham gia đề án, NLÐ được hỗ trợ chi phí ban đầu, hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Với mục tiêu chung, chỉ tiêu rõ ràng, cụ thể từng giai đoạn của đề án đã tạo thuận lợi cho công tác phối hợp giữa các cấp, ban, ngành liên quan trong hỗ trợ NLÐ tham gia đề án”.

Tiếp cận những chính sách ưu việt của đề án, NLÐ trong tỉnh có thêm động lực, tự tin, thuận lợi khi lựa chọn được công việc phù hợp, giúp gia đình giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.

Nhận thấy nhiều lợi ích của XKLÐ, ngoài mức lương cao còn nâng cao kỹ năng, tay nghề để có thể tham gia hiệu quả thị trường lao động trong nước sau khi trở về, nên nhiều NLÐ đã tự tin, phấn khởi tham gia.

Thu nhập bấp bênh, ông Nguyễn Thế Hùng, Ấp 3, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, động viên cháu nội - anh Võ Minh Huy, 23 tuổi, tham gia XKLÐ vào năm 2023. Hiện anh Huy đang làm nghề hàn cơ khí tại Nhật Bản. Trước đó, tình cờ trong lúc làm việc tại Công ty TNHH TAKUMI Nhật Bản có trụ sở tại Việt Nam, tìm hiểu kỹ thông tin lao động, anh Huy vay 160 triệu đồng học tiếng Nhật, học nghề, sau đó XKLÐ, làm việc cho công ty này ở Nhật Bản. Hiện tại, cuộc sống và quá trình làm việc của anh Huy tại nước ngoài dần ổn định.

Hoàn cảnh gia đình ông Hùng khó khăn nên mọi hy vọng về tương lai ông đều gửi gắm cho đứa cháu nội đang lao động tại Nhật Bản.

“Tôi động viên và căn dặn cháu nghiêm túc chấp hành các quy định của nước sở tại, chăm chỉ làm việc để có được công việc tốt, mức lương cao. Hiện tại, cháu làm 8 giờ/ngày, lương khoảng 26 triệu đồng/tháng, nếu tăng giờ sẽ được phụ cấp thêm. Giờ tôi an tâm về cuộc sống của cháu lắm, cũng nhờ cháu gửi tiền về mà kinh tế gia đình có cơ hội phát triển”, ông Hùng chia sẻ.

Kết nối cung - cầu lao động

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ thuận lợi từ đề án, các phiên giao dịch việc làm (GDVL) diễn ra tại tỉnh cũng là dịp kết nối cung - cầu. NLÐ trực tiếp được tư vấn, hỗ trợ thông tin cần thiết từ các nhà tuyển dụng khi tìm kiếm công việc tại thị trường lao động ngoài nước.

“Ðể thúc đẩy hiệu quả đề án, các phiên GDVL hằng năm là nhịp cầu kết nối, tạo niềm tin, sự an tâm cho NLÐ. Riêng năm qua, có 468 đơn hàng tuyển dụng (trong tỉnh 190, ngoài tỉnh 5, ngoài nước 273). Ðây là những nhà tuyển dụng, công ty, doanh nghiệp được Trung tâm rà soát, kiểm chứng pháp lý, đảm bảo an toàn, tránh rủi ro cho NLÐ. Từ các phiên giao dịch trực tiếp và trực tuyến, NLÐ nắm bắt được thông tin chính thống về nhu cầu thị trường, việc làm, mức lương, chế độ đãi ngộ, các quy định, đặc biệt là cuộc sống sinh hoạt ở nước sở tại”, bà Quách Thanh Thoảng cho biết.

Người lao động được an tâm hơn khi được trực tiếp tư vấn về những chính sách, mức lương, công việc ở các thị trường lao động ngoài nước.

Các phiên GDVL đã thu hút sự quan tâm của NLÐ. Chị Nguyễn Kiều Diễm (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước) trần tình: “Tôi làm việc ở Công ty Minh Phú. Biết được thông tin phiên GDVL nên tôi tham gia, mong tìm việc làm ở nước ngoài, phù hợp với năng lực. Sau khi nghe tư vấn trực tiếp từ các công ty, tôi có nhiều sự lựa chọn ở thị trường lao động Nhật Bản. Tôi sẽ tiếp tục suy nghĩ về ngành nghề chế biến thực phẩm bên đó, cập nhập các thông tin và làm hồ sơ đăng ký tham gia XKLД.

“So với các tỉnh lân cận, Cà Mau có nhiều NLÐ tham gia XKLÐ. Thị trường lao động ngoài nước đa dạng, phong phú, với những đơn hàng hấp dẫn, công việc phù hợp, sẽ giúp lao động có nhiều sự lựa chọn. Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục tham mưu, mở rộng thêm các thị trường lao động khác như: Úc, Canada, Ðức... để làm cầu nối cho NLР có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường lao động tiên tiến, công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm việc làm thu nhập cao”, bà Quách Thanh Thoảng chia sẻ./.

 

Hằng My

 

Truyền thông gần dân, sát thực tiễn

Thời gian qua, công tác truyền thông bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) luôn được ngành BHXH tại tỉnh chủ động thực hiện, với nhiều sáng tạo và đổi mới trong phương pháp tuyên truyền.

Ðưa chính sách an sinh đến từng hộ dân

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là một trong những chính sách an sinh giúp người dân có thể bảo vệ sức khoẻ, ổn định cuộc sống khi gặp phải những rủi ro, đặc biệt là khi về già. Ðể người dân hiểu rõ và tham gia đầy đủ các chính sách này, thời gian qua, Bưu điện huyện Trần Văn Thời không ngừng nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương để đưa chính sách BHXH tự nguyện đến từng hộ dân, góp phần xây dựng một cộng đồng an sinh vững chắc.

Quy định mới về bảo hiểm y tế

Nghị định số 02/2025/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 (gọi tắt là Nghị định 02) đưa ra nhiều quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT), nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ quyền lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh (KCB).

Ðáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bảo hiểm

Đến nay, tỉnh Cà Mau có trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Với tỷ lệ tham gia BHYT cao và nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) ngày càng tăng, Cà Mau đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt là trong việc đáp ứng nhu cầu KCB cho người có thẻ BHYT.

Ðưa chính sách an sinh đến đồng bào

Xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình là xã có địa bàn rộng, dân số đông, trong đó có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với 612 hộ. Thời gian qua, với sự vào cuộc tuyên truyền của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của người dân, nhiều hộ đồng bào dân tộc đã tích cực tham gia chính sách an sinh, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật và có cuộc sống ổn định khi về già.

Nhiều khó khăn khi không làm được căn cước công dân

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, giúp người dân an tâm khi không may bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận được loại hình bảo hiểm này, đặc biệt là những người dân gặp khó về giấy tờ tuỳ thân. Như tại Khóm 4, Phường 8, TP Cà Mau, có nhiều hộ do không làm được căn cước công dân (CCCD) nên không thể mua BHYT.

Tăng tốc cho đề án xuất khẩu lao động

Ðề án đưa lao động Cà Mau đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025 (Ðề án), đã đi đến chặng đường cuối với những kết quả ấn tượng. Với nỗ lực của các cấp, ban ngành, đặc biệt là sự quyết tâm của người lao động (NLÐ), công tác xuất khẩu lao động (XKLÐ) nhận được sự quan tâm trong thời gian qua. Người lao động Cà Mau tự tin, sẵn sàng làm việc tại các thị trường quốc tế.

Bước đi vững chắc để bảo vệ an sinh

Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, nhân viên thu của xã, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện từng bước đến từng hộ dân. Xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, là nơi luôn thực hiện tốt chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giao, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động tự do, người dân vùng sâu, vùng xa.

Ðiểm tựa an sinh

Nếu như tham gia bảo hiểm y tế là để giảm gánh nặng khi không may bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thì tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là để được hưởng lương hưu và chăm sóc sức khoẻ tuổi già.

Lan toả chính sách an sinh

Trong bối cảnh chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và an sinh xã hội cho người lao động tự do, BHXH huyện Cái Nước đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia và đạt được kết quả khả quan.