ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 14:59:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðoàn Cải lương Hương Tràm dồn sức cho ngày hội lớn

Báo Cà Mau Cùng với 23 đơn vị nghệ thuật trên khắp cả nước tham gia Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023, Ðoàn Cải lương Hương Tràm dốc toàn lực hoàn chỉnh 3 trích đoạn cải lương, mong muốn mang về vinh dự cho sân khấu cải lương đất cực Nam.

Lần đầu tiên Ðoàn Cải lương Hương Tràm “chơi lớn” tại cuộc thi tài năng diễn viên cải lương chuyên nghiệp mang tầm cả nước. Ngoài đăng ký nhiều tiết mục dự thi, đơn vị còn tự trang bị mọi mặt từ đạo diễn, âm thanh, phục trang đến thiết kế sân khấu... NSƯT Lịch Sử, Trưởng đoàn Cải lương Hương Tràm, cho biết: “Theo kế hoạch, kinh phí phân bổ cho đoàn tham gia chỉ 1 trích đoạn, nhưng có nhiều anh em muốn thử sức ở sân khấu lớn và lãnh đạo đoàn đã bàn bạc thống nhất tham gia 3 trích đoạn. Kinh phí hạn hẹp nên mọi thứ đều cây nhà lá vườn, song mọi người đều quyết tâm thể hiện tốt nhất”.

Những nghệ sĩ gạo cội của sân khấu cải lương tham gia đóng góp ý kiến tại đêm diễn phúc khảo để các tiết mục dự thi được hoàn chỉnh.

Lửa nghề của các nghệ sĩ được cháy hết mình trong từng lớp diễn. Trong trích đoạn “Bão lòng Trần Thị Dung”, Nghệ sĩ Kim Hiền hoá thân Hoàng hậu Trần Thị Dung, người gắn chặt với giai đoạn cuối của vương triều Lý và thời kỳ đầu của nhà Trần. Từ việc lấy Hoàng tử Sảm để dọn đường đưa họ Trần vào triều đình nhà Lý, cho đến khi bị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa và lấy Trần Thủ Ðộ, bà đã trải qua biết bao thăng trầm, vinh nhục, vui buồn... Trích đoạn thuộc thể loại độc diễn, tâm lý phức tạp, lại thêm vũ đạo, là thử thách không hề nhỏ đối với Nghệ sĩ Kim Hiền, khi sở trường là cô đào thương.

Phần độc diễn đa cảm xúc của Nghệ sĩ Kim Hiền trong trích đoạn “Bão lòng Trần Thị Dung”.

Trong trích đoạn “Xin lại một quãng đời”, Nghệ sĩ Hoàng Thái Hùng (vai Hiếu) vì mặc cảm người mẹ một mắt, bị bạn bè chê cười mà bỏ học, sa vào ma tuý, tù tội. Khi hiểu ra mẹ hy sinh con mắt để thay cho mình, nhân vật Hiếu dằn xé lương tâm, hối hận. Chính tình thương mẫu tử thiêng liêng đã giúp Hiếu thêm động lực cải tạo tốt, sớm trở về đoàn tụ gia đình.

Nghệ sĩ Hoàng Thái Hùng trong trích đoạn “Xin lại một quảng đời”, dằn xé, hối hận khi biết được sự thật mẹ hy sinh con mắt cho mình.

Nghệ sĩ Huỳnh Tiểu Nhi tái hiện hình ảnh người Nữ anh hùng Tô Thị Tẻ, người con của xứ Ðầm Dơi, bị địch bắt, tra tấn dã man nhưng không hề khuất phục, hiên ngang trước họng súng kẻ thù. Trích đoạn “Âm vang một dòng sông” được xem là “đất lành” với Nghệ sĩ Tiểu Nhi, bởi trước đó trong cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang 2022", Tiểu Nhi đoạt Huy chương Vàng lĩnh vực đào mùi và Giải ấn tượng nhất.

Khí tiết anh hùng của người con gái Ðầm Dơi được ghi vào trang sử vàng của quê hương. (Ảnh chụp một cảnh trong trích đoạn Âm vang một dòng sông)

Cả 3 trích đoạn đều do NSƯT Lịch Sử làm đạo diễn. Chị chia sẻ, mỗi trích đoạn mang một màu sắc khác nhau: sử Việt, đương đại và chiến tranh; thời lượng dự thi không quá 25 phút/tiết mục, chị và cả ê kíp phải điều chỉnh nhiều lần, quên cả nghỉ ngơi, mong làm sao có được tiết mục trọn vẹn nhất. “Nói là 3 nghệ sĩ thi nhưng thực chất là cả đoàn, vì vừa phụ diễn vừa lo hậu kỳ, phục trang... và quan trọng là tinh thần đoàn kết, cổ vũ nhau cùng tiến bộ”, NSƯT Lịch Sử bộc bạch.

Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023 mang tính chất rất mở, các thí sinh và đơn vị nghệ thuật tự lựa chọn trích đoạn và mở rộng độ tuổi từ 18-45, đây sẽ là một cuộc chơi rất “sòng phẳng” giữa nghệ sĩ thâm niên và cả nghệ sĩ trẻ. Cuộc thi năm nay được diễn ra tại tỉnh Bạc Liêu, từ ngày 23-30/9, vào dịp Giỗ tổ sân khấu, để các nghệ sĩ nỗ lực dâng thành tích lên Tổ nghiệp, bằng tài năng và tình yêu nghệ thuật chân chính.

 Ðoàn Cải lương Hương Tràm đã có buổi diễn phúc khảo 3 trích đoạn dự thi, với sự tham gia đóng góp ý kiến của các nghệ sĩ gạo cội như: NSƯT Minh Ðương, NSƯT Minh Hoàng, Nhạc sĩ - NSƯT Lê Hoàng Bửu, Ðạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Nghệ sĩ Quốc Tín... Theo đó, đoàn tiếp tục điều chỉnh một số tình tiết, cảnh trí, lối diễn xuất, để kịp ngày thi 29/9 tới. Sự đột phá qua bàn tay đạo diễn và sự máu lửa bứt phá của các nghệ sĩ, hy vọng sẽ làm nên kỳ tích trên sân khấu./.

 

Mộng Thường

 

Dấu ấn Việt Nam tại triển lãm “Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á 2025”

Cuộc triển lãm “Asian Art Century - Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á” lần thứ I năm 2025, diễn ra tại Chiang Mai, Thái Lan, là một sân chơi nghệ thuật tầm cỡ, nơi hội tụ những sáng tạo đương đại đặc sắc của các hoạ sĩ đến từ khắp nơi trong khu vực. Với tinh thần giao lưu, hội nhập, các hoạ sĩ Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ mỹ thuật quốc tế.

Văn hoá, văn học - nghệ thuật phải mang hơi thở đương đại

“Văn hoá, văn học - nghệ thuật  là nền tảng, là động lực phát triển, tạo thành sức mạnh cộng hưởng để đóng góp và sự nghiệp phát triển của địa phương, mang hơi thở đương đại cuộc sống xã hội, trở thành nền công nghiệp văn hoá”, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển nêu tại buổi Toạ đàm 50 năm nền văn học, nghệ thuật tỉnh Cà Mau sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025), chiều 29/4.

CẢM XÚC THÁNG NĂM

Chào tháng Năm ! Chào quê hương tươi đẹp thanh bình Tháng Năm vẫn trời xanh mây trắng Cánh đồng vàng thêm màu nắng Rơm rạ còn lưu dấu một mùa vui

Văn nghệ sĩ tỉnh Cà Mau với tất cả tấm lòng vì một cơ đồ Việt Nam

Chiều nay (28/4), tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam”.

Bản hùng ca thống nhất

Hoà chung không khí cả nước mừng dấu mốc lịch sử trọng đại: Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hoá tỉnh phối hợp Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin các huyện, TP Cà Mau và xã, thị trấn tổ chức biểu diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca thống nhất”.

Chương trình nghệ thuật "Vang mãi bản hùng ca thống nhất"

Với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca thống nhất”, tối 25/4, tại Khu dân cư Minh Thắng (Phường 9, TP Cà Mau), tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Giao thoa văn hoá 3 dân tộc

Trong quá trình gần 300 năm, đồng bào 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer đã cùng nhau cộng cư trên mảnh đất Cà Mau với tinh thần đoàn kết, tương trợ cùng nhau phát triển. Mặc dù mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, nhưng trải qua cuộc sống xen cư với nhau từ bao đời nay đã tạo nên sự giao thoa, gắn kết hài hoà, tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo, đa sắc của xứ sở Cà Mau.

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.