ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:16:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Vua” dừa xiêm lùn xã Khánh Hải

Báo Cà Mau Gần 5 năm nay, người dân xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời không còn xa lạ với danh xưng mới "Vua dừa" của anh Phan Minh Út. Người nông dân cần mẫn ấy đã đem đến cho vùng đất ngọt hoá một mô hình cây trái hiệu quả bền vững, chi phí đầu tư ít, thu nhập cao, lợi ích lâu dài.

Gần 5 năm nay, người dân xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời không còn xa lạ với danh xưng mới "Vua dừa" của anh Phan Minh Út. Người nông dân cần mẫn ấy đã đem đến cho vùng đất ngọt hoá một mô hình cây trái hiệu quả bền vững, chi phí đầu tư ít, thu nhập cao, lợi ích lâu dài.

Với trên 500 cây dừa xiêm lùn đang sai trái và 400 cây chuẩn bị thu hoạch, vườn dừa của anh Phan Minh Út đã và đang là vườn dừa lớn nhất huyện Trần Văn Thời. Cùng với sự kết hợp đan xen mô hình cây lúa và cá lóc thành công, chỉ trong vòng 5 năm, gia đình anh không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn tăng thu nhập lên cao đáng kể.

Anh Phan Minh Út phấn khởi trước thành quả của mình.

Anh Út vốn xuất thân từ gia đình nông dân. Nguồn lợi từ cây lúa và hoa màu bấp bênh, khó khăn chồng chất, anh phải theo bạn bè đi biển. Cuộc sống không khá hơn, nợ nần chồng chất, vợ và 2 con anh phải xa quê hương lên Bình Dương làm mướn.

Năm 2009-2012, thực hiện đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của huyện Trần Văn Thời, đảng bộ, chính quyền tập trung chỉ đạo quy hoạch sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông - khuyến ngư, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, vận động nông dân thay đổi giống cây trồng phù hợp và khôi phục lại vườn dừa, chuối. Là người nông dân ham học hỏi, anh đã đăng ký đi tham quan mô hình trồng dừa tại Bến Tre và từ đó ấp ủ ước mơ xây dựng thành công mô hình vườn dừa sinh thái.

Anh cho biết: “Sau khi đi tham quan và tiếp thu được một số kinh nghiệm về kỹ thuật trồng dừa của các anh em ở Bến Tre, tôi thấy vô cùng tâm đắc. Thêm vào đó là sự ủng hộ của các anh em trong hội nông dân, đầu năm 2010, tôi đốn tất cả các cây ăn trái lâu năm cho thu nhập thấp trong vườn và mướn người đắp bờ, lên liếp. Nhiều bà con nói như vậy là quá mạo hiểm và thời gian chờ đợi cây lớn thì số lãi sinh ra quá cao, trồng nhiều quá ai mua. Nhưng sau những hoang mang thì niềm đam mê cũng thôi thúc, tôi đã cân nhắc kỹ sau nhiều đắn đo liệu tính, cuối cùng cũng được trời thương”.

Hiện nay, anh không chỉ có thể sống đầm ấm với vợ, con trong cuộc sống đầy đủ, giải quyết tất cả những nợ nần tồn đọng mà còn có thu nhập đáng nể. Những cây dừa "lạ hoắc" ngày ấy đã trở thành thương hiệu được ưu ái trên thị trường nội địa. Khác với giống dừa thường, dừa xiêm lùn của anh không chiếm nhiều diện tích và cây thấp. Trong tổng số gần 1.000 cây dừa của mình, anh chia thành 3 loại: dừa xiêm vàng, dừa xiêm xanh và dừa xiêm dứa. Giống dừa này chịu ngọt và năng suất cao vượt trội "họ hàng" của mình. Trung bình 1 buồng có hơn 50 trái, tuy trái nhỏ nhưng nước nhiều và ngọt, đặc biệt trái có quanh năm. Anh chia sẻ, hiện nay, với gần 500 cây dừa đang cho trái, mỗi cây cho khoảng 80.000 đồng/tháng, tổng nguồn thu từ dừa có lúc hơn 30 triệu đồng/tháng.

Trước khi 500 cây dừa đợt đầu ra trái và dự trù gần 400 cây con sau này phát triển, anh tận dụng nguồn đất khi cây dừa còn nhỏ trồng xen cây chuối để có thêm nguồn thu từ 40-60 triệu đồng. Cùng thời điểm này, phần đất còn lại anh trồng sả kín mặt đất. Cây sả có tác dụng bảo vệ độ ẩm cho đất, chống rửa trôi khi mưa, và hơn hết mỗi kí-lô-gam sả có giá tương đương 1 kg lúa trên thị trường, 1 bụi sả sẽ cho hơn 5 kg, chỉ sau 4 tháng có thể thu hoạch. Tuy chỉ trồng xen để bảo vệ đất nhưng mỗi năm anh thu nhập hơn 25 triệu đồng từ sả.

Với 4 ha đất của mình, anh giữ vững mô hình lúa - tôm kết hợp gần 2 ha. Số đất còn lại anh trồng dừa, dưới ao nuôi cá lóc đầu nhím. Sau 4-5 tháng, anh thu hoạch hơn 10 tấn cá, bán với giá 45.000 đồng/kg. Anh chừa riêng 2 đầm nuôi cá giống. Anh cho biết, 1 cặp cá cha và mẹ có thể cho ra 10.000 cá con. Không chỉ nhân giống để nuôi, anh còn bán lại cho bà con có nhu cầu.

Chị Nguyễn Bích Loan, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Hải, cho biết: “Từ mô hình trồng dừa thành công của anh Phan Minh Út giúp chúng tôi có thêm động lực hỗ trợ bà con quê mình khôi phục lại vườn dừa cho nguồn thu bền vững”./.

Bài và ảnh: Bảo Ly

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.