ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-10-24 01:56:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ẩn hoạ từ việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Báo Cà Mau Theo thống kê mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cứ 100 ngàn lao động nông thôn thì có 799 người bị tai nạn về điện, 856 người bị tai nạn do sử dụng máy móc, 1.700 người bị ảnh hưởng đến sức khoẻ do phun xịt thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không đúng cách. Và cùng theo nhận định từ cơ quan này, nguy cơ mất an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao, chỉ đứng sau một số ngành công nghiệp khai thác mỏ, xây dựng và hoá chất.

Kỹ sư Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cho biết, trung bình mỗi năm bà con nông dân trong tỉnh sử dụng khoảng 350 tấn thuốc BVTV, tương đương 0,4 kg/ha, bằng 1/4 so với các tỉnh trong khu vực ÐBSCL. Do đặc thù về đại lý, các tỉnh trong khu vực, cứ 2 năm sản xuất được 7 vụ lúa, còn Cà Mau 2 năm chỉ canh tác được 4 vụ, nên việc sử dụng thuốc cũng ít đi. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc BVTV quá mức gây lãng phí, ảnh hưởng lớn sức khoẻ người nông dân, không an toàn thực phẩm, ngày càng gia tăng ô nhiễm môi trường.

Theo ông Thức, việc gieo sạ mật độ dày, bón phân không cân đối giữa đạm, lân, kali... dẫn đến phát sinh sâu bệnh ngày càng nhiều. Phần lớn nông dân vẫn còn thói quen sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hoá học, ngoài danh mục cho phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học. Ðặc biệt hơn, nông dân phun thuốc không tuân thủ quy tắc "4 đúng" (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, nồng độ và đúng cách). Phun thuốc giai đoạn sau khi lúa ngậm sữa, đỏ đuôi, không đảm bảo thời gian cách ly dẫn đến nông sản tồn dư lượng thuốc BVTV vượt quá giới hạn cho phép ngày càng tăng. Trong 3 năm, từ 2020-2022, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã lấy 57 mẫu lúa, gạo và rau quả phân tích, có đến 14 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt quá giới hạn theo Thông tư 50/2017/TT của Bộ Y tế, chiếm đến 24,5% số mẫu.

Lực lượng thanh tra chuyên ngành kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc thuỷ sản tại huyện Cái Nước. Ảnh: HOÀNG VŨ

Cũng theo ông Thức, về danh mục và chủng loại thuốc BVTV hiện nay trên thị trường có 4.302 tên thương phẩm của 1.706 hoạt chất và hỗn hợp các hoạt chất. Riêng trên thị trường Cà Mau có 30 công ty tham gia cung ứng thuốc BVTV thông qua 210 đại lý với trên 2 ngàn tên thương phẩm thuốc. Có quá nhiều công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, do đó việc quản lý số lượng, chất lương, nhãn mác, bao bì cũng gặp nhiều khó khăn. Ðặc biệt, một số thuật ngữ trong quảng cáo thuốc BVTV như siêu rễ, siêu lá, siêu đẻ nhánh, siêu dòng, siêu bông, siêu hạt... làm cho người dân tin dùng ngày càng nhiều hơn.

Ngoài việc phun xịt thuốc tiêu diệt cỏ dại, các loại thuốc kích thích sinh trưởng thì cứ thấy có dấu hiệu sâu bệnh là người dân tiến hành phun thuốc phòng trừ, thậm chí không có dấu hiệu nhưng cứ phun để phòng ngừa cho chắc. Ðó là cách rất nhiều nông dân đang làm, đôi khi vừa phun mà gặp mưa thì hôm sau phun lại. Với cách làm như thế này thì trung bình 1 vụ lúa hè thu người dân phun xịt thuốc tới 8-9 lần, lúa đông xuân 5-6 lần. Nếu sâu bệnh hại lúa phát triển, số lần sử dụng cũng sẽ tăng lên, gia tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận, ảnh hưởng lớn đến môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

Ngày càng nhiều người dân sử dụng máy bay phun xịt thuốc bảo vệ thực vật.

Theo Ðiều 26 của Nghị định số 31/2016/NÐ-CP ngày 6/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì việc sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200-500 ngàn đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: sử dụng thuốc BVTV không đúng với nội dung hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc; không thu gom, để đúng nơi quy định bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng. Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: sử dụng thuốc BVTV không có tên trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam; sử dụng thuốc BVTV dưới dạng ống tiêm thuỷ tinh. Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc BVTV không đúng nội dung hướng dẫn ghi trên nhãn gây hậu quả nguy hiểm. Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc BVTV trong danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam.

Tính từ đầu năm đến nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thanh tra 17 cuộc, 157 lượt cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, phát hiện xử lý 17 cơ sở vi phạm.

Trước những nguy hại tiềm ẩn từ việc lạm dụng thuốc BVTV, ông Thức đề xuất Cục BVTV nghiên cứu loại bỏ các loại thuốc BVTV có độc tính cao tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý, tăng mức xử phạt nặng đối với các tổ chức, cá nhân, vận chuyển, kinh doanh mua bán, tồn trữ thuốc BVTV vi phạm các quy định của pháp luật. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng, kiểm soát lượng tồn dư thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Ðặc biệt, tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, hàng hoá và sức khoẻ của cộng đồng./.

 

Trung Ðỉnh

 

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.