ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 15:32:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Áp lực thiên tai từ Tây sang Đông - Bài cuối: Phát huy nguồn lực tại chỗ

Báo Cà Mau (CMO) Trong bối cảnh đê biển, kè chống sạt lở và nhiều công trình phòng, chống thiên tai khác chưa được đầu tư hoàn thiện thì giải pháp trước mắt để giảm nhẹ thiệt hại chính là phát huy nguồn lực tại chỗ, bằng việc nâng cao nhận thức, tính chủ động của người dân và chính quyền địa phương.

Bờ biển khu vực cửa Giá Lồng Đèn đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng.

Suốt thời gian qua, đặc biệt là hơn 10 năm trở lại đây, bằng nhiều nguồn lực từ Trung ương đến địa phương, một số dự án đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai đã được triển khai. Từ nguồn vốn của Chương trình 667 về nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, tuyến đê biển Tây đã và đang tiếp tục được tập trung đầu tư nâng cấp. Từ khu vực cống Tiểu Dừa về bờ Bắc thị trấn Sông Đốc, tuyến đê bằng đất năm nào giờ đã được đầu tư nâng cấp, thân đê cao trình đến 3 m, bề mặt có đường bê-tông kiên cố, bảo đảm xe ô-tô lưu thông dễ dàng bất kể nắng mưa. Dự án này không chỉ giúp ổn định đời sống người dân, mà còn góp phần quan trọng phục vụ nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, bảo vệ đê biển cũng như bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Tuy nhiên, hiện cũng chỉ mới hoàn thành việc nâng cấp khoảng 52 km đê biển Tây và khoảng 42 km kè, công trình chống sạt lở. Con số này còn khá khiêm tốn so với nhu cầu hiện nay, bởi nếu tính ra chỉ được khoảng 20%. Còn đối với bờ biển Đông hiện nay càng nguy hiểm hơn bởi không có đê biển, trong khi kè chống sạt lở bờ biển thì cũng chỉ mới đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng khoảng hơn 13 km và đang triển khai các bước đầu tư xây dựng khoảng 28 km.

Trong khi đó, khả năng chống chịu của người dân trước thiên tai khu vực này được đánh giá là thấp. Ông Võ Công Trường, Chủ tịch UBND xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cho biết, theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn xã có đến trên 60% nhà ở của người dân không đủ khả năng chống chịu khi có bão lớn đổ bộ vào đất liền. Nhiều khu vực người dân còn ở trong nhà được xây cất bằng cây lá địa phương hay nhà tiền chế, chưa đảm bảo an toàn khi có bão mạnh.

Tại khu vực Tam Giang Tây cũng còn một lượng lớn nhà dân không đảm bảo khi có bão mạnh đổ bộ. Ông Lâm Trường Hải, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, cho biết, nếu có bão với sức gió giật cấp 8, cấp 9 thì có hơn 40% hộ dân phải di dời, nhất là các hộ đang sống tại các cửa biển, cửa sông.

Có thể thấy, với nguồn lực hiện nay, để đầu tư xây dựng hoàn thiện việc nâng cấp đê biển Tây, xây dựng đê biển Đông và kè chống sạt lở từ Tây sang Đông còn mất thời gian dài. Do đó, trước mắt vẫn là phát huy tính chủ động của người trong việc tự bảo vệ tài sản, tính mạng của chính mình, người thân, nhất là sự đoàn kết giữa các lực lượng và người dân.

Nhận định được mức độ nguy hiểm khi có thiên tai, xã Đất Mũi đã chủ động rà soát cũng như xây dựng các phương án thích ứng theo từng loại hình thiên tai khác nhau. Ông Trường cho biết, từ trang thiết bị cho đến lực lượng đã được chuẩn bị sẵn sàng cho các kịch bản thiên tai có thể xảy ra. Đặc biệt, các điểm để di dời sơ tán dân cũng đã được rà soát, thống kê và kiểm tra thận trọng.

Tuyến kè phòng, chống sạt lở khu vực cửa Vàm Xoáy, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển đang được đầu tư xây dựng.

Trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều, ông Bùi Văn Đông, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều tỉnh, cho biết, hiện nay những đoạn đê xung yếu trên tuyến đê biển Tây đã và đang được đầu tư xây dựng những đoạn kè cơ bản để bảo vệ. Tuy nhiên, Hạt Quản lý đê điều đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn có tuyến đê biển đi qua thường xuyên tuần tra, theo dõi để phát hiện kịp thời những vị trí sạt lở mới. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật tư, nhân lực để chủ động ứng phó những sự cố bất thường có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sự ổn định của đê biển.

 Khó khăn lớn nhất mà xã Tam Giang Tây đang gặp phải chính là tình trạng sạt lở. Theo đó, ông Lâm Trường Hải cho biết, thông qua công tác tuyên truyền cũng như trước tác động của thiên tai thời gian qua, ý thức của người dân được nâng lên đáng kể. Nhiều hộ chủ động bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đầu tư xây dựng bờ kè, trồng cây… chống sạt lở. Tuy nhiên, với tình trạng sạt lở nhanh, phức tạp tại các cửa biển như hiện nay, rất cần được các cấp quan tâm đầu tư kè chống sạt lở.

Trong phương án phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai tỉnh đã và đang xây dựng, chuẩn bị đầu tư kè bờ biển Đông là 41,6 km, tiếp tục đề xuất mới các công trình bảo vệ bờ biển Đông với chiều dài 40,7 km. Đối với khu vực biển Tây, tỉnh đang triển khai các bước đầu tư xây dựng với khoảng 26 km; bao gồm các đoạn kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển Sông Đốc đến cửa biển Bảy Háp với chiều dài 11 km, các đoạn kè thuộc dự án xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển khu vực ĐBSCL với tổng chiều dài 15 km. Cùng với đó là nhiều công trình, dự án khác cũng đang được triển khai song song để bảo vệ những đoạn bờ biển xung yếu trên tuyến đê biển Tây cho đến biển Đông.

Để chủ động giảm nhẹ thiệt hại của thiên tai trong mùa mưa bão này, vừa qua, trong phiên họp kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, có ý kiến chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, gia cố những công trình phòng, chống thiên tai; vận hành hợp lý hệ thống cống, đập, trạm bơm đảm bảo ngăn triều cường xâm nhập và tiêu thoát nước, chống ngập úng vùng ngọt hoá. Tiến hành hướng dẫn để người dân nắm và biết cách phòng tránh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do thiên tai./.

 

Nguyễn Phú - Chí Diện - Khánh Phương

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.