ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 14-5-25 13:33:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925-21/6/2025)

Báo chí Cà Mau nỗ lực phát triển

Báo Cà Mau Báo chí cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng, quản lý của Nhà nước, được xây dựng và phát triển trên nền tảng vững chắc, được trui rèn từ trong kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập, và là người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam. Chính Người đã sáng lập báo Thanh Niên - Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sự kiện lịch sử này đã đánh dấu cột mốc quan trọng cho sự ra đời và phát triển không ngừng của báo chí cách mạng Việt Nam, sau 100 năm thành lập (21/6/1925-21/6/2025).

Trong những năm tháng kháng chiến, hoạt động báo chí ở Cà Mau luôn được duy trì và phát triển. Ðội ngũ những người làm báo ngoài cầm bút, cầm máy để tác nghiệp, còn cầm súng trực tiếp anh dũng chiến đấu. Tỉnh Cà Mau có 5 nhà báo liệt sĩ, trong đó có 3 nhà báo được truy tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, đó là các Nhà báo: Phan Ngọc Hiển, Nguyễn Mai và Trần Ngọc Hy.

Tiếp nối truyền thống báo chí cách mạng của thế hệ đi trước, một cuộc chiến âm thầm không tiếng súng của lực lượng những người làm báo để chống lại một loại giặc vô hình trong thời bình là dịch bệnh Covid-19, gây ra nhiều mất mát và đau thương trên khắp mọi miền đất nước. Thông qua quá trình tác nghiệp trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm của dịch bệnh chưa có tiền lệ, báo chí tỉnh Cà Mau không hề bị gián đoạn dù chỉ 1 giờ; các bản tin báo điện tử và các chương trình phát thanh, truyền hình, báo in đảm bảo công tác xuất bản và đưa thông tin xuyên suốt đến với độc giả, khán thính giả. Ðể hoàn thành trọng trách này, những người làm báo của tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, nhiều đồng nghiệp phải cách ly tập trung; nhiều cán bộ, phóng viên, biên tập viên bị nhiễm Covid-19.

Các cơ quan báo chí của tỉnh không chỉ tuyên truyền, cổ động tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn trở thành nguồn thông tin dồi dào, mang hơi thở cuộc sống, góp phần giúp các cấp ủy, chính quyền hoạch định chủ trương, chính sách, đồng thời kiểm nghiệm hiệu quả và phát hiện những vướng mắc để điều chỉnh quyết sách về kinh tế - xã hội; góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân.

Ðội ngũ những người làm báo của tỉnh Cà Mau có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiều tâm huyết, kỹ năng nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp ngày càng được nâng lên, luôn nỗ lực phấn đấu cống hiến, là cầu nối giữa Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Phóng viên tác nghiệp tại khu Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau.                                   Ảnh: HUỲNH LÂM

Phóng viên tác nghiệp tại khu Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau. Ảnh: HUỲNH LÂM

Những thành tựu đạt được của báo chí tỉnh Cà Mau trong suốt thời gian qua có sự đóng góp lớn lao của những nhà báo hưu trí, nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí. Các cô chú tuy đã nghỉ hưu nhưng rất tích cực chăm lo cho sự nghiệp báo chí cách mạng, dành nhiều tâm huyết đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho lực lượng người làm báo; tích cực thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội.

Ðối với công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thông qua uy tín và mối quan hệ của mình, các đồng chí nguyên lãnh đạo Báo Cà Mau, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau đã làm cầu nối giữa lãnh đạo tỉnh Cà Mau với Trường Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tổ chức các lớp Ðại học Báo chí, Cao học Báo chí tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu. Việc tổ chức lớp học tại tỉnh nhà đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên vừa học vừa làm; vừa tiết kiệm chi phí học tập. Từ các lớp học này, đã đào tạo trên 100 lượt sinh viên có trình độ Cử nhân, Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí cho tỉnh Cà Mau và một số tỉnh lân cận Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng. Bên cạnh đó, hằng năm, Hội Nhà báo tỉnh, Báo Cà Mau, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho những người làm báo. Từ đó, các cơ quan báo chí đã bắt kịp xu thế làm báo đa phương tiện, với các sản phẩm báo chí mới, hiện đại.

Ðối với công tác đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội, các cơ quan báo chí đã nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Trường, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi; nhận phụng dưỡng Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Thị Bay (Ba Bay); vận động xây dựng nhà tình nghĩa cho người thân Mẹ Việt Nam anh hùng Lưu Thị Bố; trao nhà tình thương cho vợ Liệt sĩ, Nhà báo, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Mai... Bên cạnh đó, lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí tỉnh Cà Mau đã vận động xây dựng nhiều công trình cầu, lộ giao thông, nhà tình thương, quà Tết, giếng nước, khám chữa bệnh miễn phí, trao học bổng, xe đạp, dụng cụ học tập... trị giá hơn 20 tỷ đồng.

Ðể tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp “bút sắc, lòng trong, tâm sáng”, các cơ quan báo chí của tỉnh không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng tính hấp dẫn của các loại hình, tác phẩm báo chí; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, gắn với giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có tinh thần trách nhiệm xã hội và ý thức công dân cao. Ông Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, ghi nhận, các cơ quan báo chí tỉnh đã thực hiện nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh, định hướng thông tin tuyên truyền của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ; bám sát mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Ðảng và chế độ; thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh.

“Trước yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao, trách nhiệm lớn, đội ngũ những người làm báo, các cơ quan báo chí càng phải nỗ lực nhiều hơn nữa, khẳng định vai trò, vị thế dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội. Tuyên truyền những thành tựu vĩ đại của đất nước sau 40 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Trong đó, tập trung tuyên truyền kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng và các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh. Ðồng thời, nêu cao quyết tâm chính trị của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, các ngành: quyết tâm, quyết làm, có các giải pháp quyết liệt, dứt điểm, tăng tốc, bứt phá để thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng”, ông Hồ Trung Việt lưu ý.


Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 3 cơ quan báo chí là Báo Cà Mau, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, Tạp chí Văn nghệ, với trên 155 công chức, viên chức và trên 230 hội viên Hội Nhà báo, cùng với nhiều cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương, các địa phương bạn đã quan tâm, không ngừng mở rộng các hoạt động trên địa bàn. Ðến nay có 2 cơ quan thường trú của báo Trung ương (Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam) và trên 50 cơ quan báo chí và tạp chí, cùng hàng trăm phóng viên, cộng tác viên thường trú của các báo ngoài tỉnh, tạo thành một lực lượng hoạt động báo chí hùng hậu trên địa bàn tỉnh Cà Mau.


Ðỗ Chí Công

Thành lập Đảng bộ cơ sở Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau

Sáng 7/5, tại Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh, Đảng uỷ các cơ quan Đảng tỉnh tổ chức Hội nghị Công bố quyết định thành lập Đảng bộ cơ sở Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau.

ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Tự hào xã anh hùng

Những ngày tháng Tư lịch sử, có dịp trở lại Hàm Rồng sẽ cảm nhận rõ sự đổi thay trên quê hương giàu truyền thống cách mạng này, nơi được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Cử tri thống nhất cao phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Đến thời điểm này, các xã, phường trên địa bàn TP Cà Mau đã đồng loạt tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp các đơn vị hành chính (ÐVHC) cấp tỉnh, xã. Ðây là bước triển khai quan trọng nhằm thực hiện Kết luận số 127-KL/TW và Kết luận số 137-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Ðảng về việc tiếp tục sắp xếp tổ chức hành chính cấp xã, bảo đảm bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

70 năm hành trình giữ biển

70 năm trước, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan bảo vệ trọn vẹn chủ quyền biển, đảo miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - tiền thân của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay.

Anh hùng của những anh hùng

Gọi Ðại tá Nguyễn Văn Tàu (Trần Văn Quang, Tư Cang), Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (AHLLVTND), huyền thoại của tình báo Việt Nam, là "anh hùng của những anh hùng" cũng rất đúng và không hề tô hồng, ngợi ca. Bản thân ông Tư Cang cũng căn dặn chúng tôi rằng: “Hãy nói, hãy viết bằng sự thật lịch sử. Bởi chỉ cần nói thật, nói đúng về lịch sử của dân tộc ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thôi, thì đó đã là một câu chuyện phi thường”.

Tròn 50 năm tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng Cà Mau

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng miền Nam, bắt đầu từ Chiến dịch Tây Nguyên đầu tháng 3/1975. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 theo tinh thần “Tấn công thần tốc như Nguyễn Huệ” mà đồng chí Lê Duẩn nói trong Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Ðảng.

50 năm - Nhớ giờ phút này!

Thời điểm chuẩn bị giải phóng miền Nam, theo tinh thần nghị quyết của Quân khu 9 và Tỉnh uỷ Cà Mau: “Tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã”, đến nửa tháng 4/1975, toàn bộ cứ điểm, đồn bót của địch trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã bị tiêu diệt hoặc rút chạy, chi khu Rạch Ráng trơ trọi như một ốc đảo, sự chi viện từ tiểu khu An Xuyên bằng đường sông đã bị khống chế, đường bộ không có, duy nhất chỉ có trực thăng tiếp tế nhỏ giọt từ thức ăn đến nước uống. Hơn 400 tề nguỵ ở chi khu Rạch Ráng đang khốn đốn, hoang mang tột độ.

Kỷ niệm về anh

Sau ngày đất nước toàn thắng và thống nhất, tôi từ miền Trung được chuyển về quê công tác. Mấy ngày ngồi trên xe đò từ Cố đô Huế trở về, trong đầu tôi hình dung biết bao hình ảnh về sự đổi thay của thị xã Cà Mau mà ngày tôi ra đi hơn 20 năm trước còn là một thị trấn khiêm tốn nằm ở tận cùng phương Nam Tổ quốc.

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.