ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 13:34:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo vệ trẻ thời 4.0 - Bài 2: Nguy hiểm bủa vây

Báo Cà Mau (CMO) Trên môi trường mạng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới. Trong đó có xâm hại trẻ em thông qua các dịch vụ mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò để kết bạn, làm quen gặp gỡ quan hệ, xâm hại. Thời gian qua, có không ít trường hợp trẻ em bị dụ dỗ, đe doạ, ép buộc trình diễn khiêu dâm trên không gian mạng. Các hình ảnh riêng tư, nhạy cảm, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nếu bị kẻ xấu tung ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và cuộc sống của các em.

>> Bảo vệ trẻ thời 4.0 - Bài 1: Nhiều hình thức bạo lực

Theo thống kê, từ năm 2020-2022, trên địa bàn tỉnh Cà Mau xảy ra 86 vụ xâm hại trẻ em, liên quan 89 đối tượng, với 89 trẻ bị xâm hại. Mặc dù đã xử lý hình sự đối với những đối tượng có liên quan nhưng nỗi đau vẫn còn mãi âm ỉ đối với nạn nhân và gia đình.

Chưa sâu sát

Mặc dù vấn nạn đang tràn lan, nguy hiểm đang rình rập có thể chực chờ nhưng trên thực tế nhiều gia đình, nhà trường, ngành chức năng vẫn còn thờ ơ, thiếu quan tâm cho đến khi sự việc đã đi quá đà thì mới vào cuộc.

Nhìn lại thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, các em học sinh dù không được đến trường học trực tiếp nhưng vẫn học trực tuyến. Ðể đáp ứng nhu cầu dạy và học, gia đình trang bị máy vi tính, điện thoại thông minh để các em chủ động học tập, trao đổi bài vở... Thế nhưng, nhiều gia đình quên kiểm tra giám sát, cứ nghĩ con cầm điện thoại là học.

Chiếc điện thoại thông minh kết nối Internet chính là con dao hai lưỡi và trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất khi sử dụng không đúng cách.

Lượn vài vòng qua các quán cà phê từ tỉnh đến các điểm cà phê vùng sâu, vùng xa, không khó bắt gặp hình ảnh các em học sinh còn mặc đồng phục nhà trường, miệng phì phèo điếu thuốc, tay cầm điện thoại bấm lia lịa, đôi khi văng tục vài tiếng. Bài không thuộc nhưng khi hỏi đến game thì hầu như các em không sót loại game nào.

Chưa kể đến chuyện mới lớn thích tìm hiểu, khám phá, kết bạn trên những trang mạng “đen”, trên TikTok những lời chào mời, dẫn dụ bỏ nhà đi theo, thích làm những chuyện độc, lạ câu like… đến thời điểm gia đình phát giác thì đã muộn.

Ðiều đó cho thấy vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ của gia đình, cộng đồng chưa được coi trọng. Tình trạng nhiều gia đình khó khăn, cha mẹ ly hôn, cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội… dẫn đến trẻ dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội.

Ðây là những vấn đề cũ nhưng nỗi đau luôn mới, qua liên hệ với các cơ quan chuyên môn về cách ngăn chặn những trang web đen, bảo vệ trẻ trước những thông tin bẩn, xấu độc, ảnh hưởng đến tâm lý trẻ thì chưa có cơ quan nào nhận trách nhiệm về mình. Cơ quan này đổ cho cơ quan khác và kết quả cuối cùng chỉ dừng lại công tác phối hợp tuyên truyền, còn tới được các em học sinh hay không thì không đơn vị nào nắm rõ.

Ðừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

Bảo vệ trẻ trước bạo lực về thể xác và tinh thần là trách nhiệm không chỉ riêng mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức mà là trách nhiệm của toàn xã hội.

Cần tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao để giảm căng thẳng sau những giờ lên lớp

Thượng tá Nguyễn Chí Quảng, Phó trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Trước hết cần phải khẳng định rằng, Internet có ý nghĩa vô cùng lớn đối với đời sống của chúng ta hiện nay. Nếu biết khai thác, sử dụng Internet hợp lý, khoa học sẽ hỗ trợ cho trẻ rất nhiều trong việc học tập, vui chơi giải trí, kết nối bạn bè, nâng cao kiến thức xã hội... Sự xuất hiện của mạng xã hội tác động và ảnh hưởng tới nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có các bạn học sinh, sinh viên và trẻ em. Nhưng việc sử dụng mạng xã hội không đúng cách sẽ mang lại nhiều mối nguy hại, đặc biệt là trẻ em dễ bị kẻ xấu lợi dụng. Chính vì vậy, nhiều phụ huynh cấm tuyệt đối, không cho phép con dùng điện thoại và mạng xã hội. Tuy nhiên, điều này rất dễ phản tác dụng, vì trẻ em thường thích khám phá và tò mò, điều bố mẹ cấm đôi khi lại kích thích trí tò mò, khiến các em càng thích dùng mạng xã hội”.

Thay vì cấm cản, cha mẹ có thể hướng dẫn con một số kỹ năng sử dụng mạng an toàn, như không được “khai” thông tin cá nhân, tên thật, tuổi, trường lớp, địa chỉ nhà, ảnh cá nhân hay các loại mật khẩu liên quan thông tin cá nhân... Cần được bảo mật, hoặc trước khi chia sẻ bất cứ thông tin trên mạng xã hội hãy tìm hiểu và suy nghĩ kỹ. Vì những bài đăng trên mạng sẽ có nhiều người xem, có thể bị người khác soi mói, đánh giá, bình luận tiêu cực khiến trẻ em cảm thấy tổn thương hay lo sợ.

Ứng xử văn minh trên không gian mạng là không hùa theo cộng đồng mạng để chửi rủa, miệt thị người khác. Nếu có điều gì buồn bực hay bất đồng quan điểm với bạn bè, người thân, hãy chọn cách nói chuyện trực tiếp để cùng nhau đưa ra cách giải quyết phù hợp. Mạng xã hội là ảo nhưng nỗi đau là thật, đừng để một dòng chữ trong lúc không suy nghĩ làm ảnh hưởng đến cuộc đời của một con người.

“Ðặc biệt, cha mẹ nên giới hạn thời gian hoặc cùng sử dụng mạng xã hội với con. Trẻ em chỉ nên sử dụng khi cần trao đổi với bạn bè, thầy cô hoặc giải trí sau khi đã hoàn thành các việc cần thiết, dưới sự giám sát của cha mẹ, có như thế mới bảo vệ được trẻ trước mặt trái sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay”, Thượng tá Nguyễn Chí Quảng chia sẻ./.

Kim Cương - Lam Khánh

Bài cuối: GIA ÐÌNH LÀ ÐIỂM TỰA

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.