ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 14:01:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bí danh thời chiến

Báo Cà Mau

Minh hoạ: Minh Tấn

Tôi bắt đầu từ câu chuyện vui, nghe kể hồi thời kháng chiến mà nhiều người chắc còn nhớ và chỉ biết tức cười... Cô gái tên Gáo thoát ly gia đình, đi công tác sửa tên lại là Loan. Sau mấy tháng, mẹ cô nhớ, lặn lội đi thăm con, tìm đến đơn vị nhưng không gặp con Gáo. Bà phải cất công đi tới lui mấy bận, hỏi kỹ, mô tả gương mặt, vóc dáng, tiếng nói, giọng cười… Khi ấy, có người nhận ra và chỉ đó là cô Loan. Chừng gặp mặt con, mẹ cô vừa thở vừa nói không kịp ra hơi:

- Mèn ơi! Lon hay gáo cũng thứ múc nước. Con bày đặt sửa tên chi cho má đi tìm cực quá vậy con?

Thời xa xưa, dưới chế độ thực dân, phong kiến, có những gia đình sinh con ra không nên, người ta bày rước thầy cúng về tụng, lạy, trống nhạc trừ tà inh ỏi… Có không ít nhà sinh con ra đặt tên xấu cho dễ nuôi, mà những người đó khi lớn lên thấy mắc cỡ phải tự sửa lại nên mới có những cái tên ngộ nghĩnh, như thằng Cược, con Lù…

Nhiều người tên cúng cơm cha mẹ đặt gọi nghe xấu quá mà mặc cảm, nên khi xa nhà có điều kiện sửa lại tên mình cho hay và đẹp... Có những người do yêu cầu hoạt động, công khai hoặc bí mật, buộc phải thay tên đổi họ để không ai biết mình... Đó là cái quyền của con người và yếu tố khách quan cho phép như vậy!

Thời kháng chiến, gánh Ban Tuyên huấn tỉnh Cà Mau đóng ở vùng Giáp Nước, xã Phú Mỹ A… Anh Sáu Đẩu thân quen với gia đình bác Nguyễn Kiên Định (Mười Định), một người lớn tuổi ở đây. Họ và tên bác Mười nghe thật hay, đáng kính trọng: Nguyễn Kiên Định. Bác tham gia kháng chiến 2 thời kỳ chống Pháp và Mỹ, luôn kiên định lập trường cách mạng vững vàng, chung thuỷ, sắt son một lòng... Anh Sáu lấy tên bác Mười làm bí danh cho mình, lấy chữ lót của bác Mười làm tên thường dùng: Sáu Kiên. Và, bút danh Nguyễn Kiên Định nổi tiếng suốt thời kháng chiến đến ngày nay…

Bài “Tôi học làm báo” của anh Nguyễn Kiên Định, có chi tiết anh kể ra, đó là người ta học ở trường, còn anh, anh nhờ học lóm mà biết cách viết báo và làm văn nghệ… Học lóm của anh, đồng nghĩa với biết vận dụng sáng tạo, ở lĩnh vực này khó có ai qua anh. Tôi đơn cử bài ca dao có nhân vật, lời thoại đối đáp thật hay thời kháng chiến chống Pháp:

Có cô du kích xã Đoài

Đi tuần thoáng thấy bóng ai qua Cồn

Nhanh chân rẽ tắt đường mòn

Chận đầu quát hỏi: Đêm, còn đi đâu?

Tiếng ai đáp chửa dứt câu:

- Tôi đi về phép! Đã chào: Ơ anh!

Nhà binh lại gặp nhà binh

Anh choàng áo ấm lên mình người yêu.

Sau bài ca dao (không rõ tác giả) này, anh Nguyễn Kiên Định đã vận dụng thành công trong việc sáng tác bài ca dao tương tự, nội dung hay, có lời thoại đối đáp, đáng nể về sự “học lóm” của anh - đó là bài "Ngày xuân" đăng trên báo Cà Mau số Xuân Giáp Dần 1974, thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước:

Nửa đêm có việc qua làng

Giật mình vì thấy dưới hàng dừa tơ

Bóng ai thấp thoáng, lờ mờ

Khả nghi, anh quyết đi trờ tới xem

Nhận ra, lại gọi kêu: Em!

Bóng đen kia cũng đáp liền gọi: Anh!

Hỏi ra chồng, vợ đều canh

Giữ cho thôn xóm yên lành ngày xuân.

Anh Nguyễn Kiên Định có kiến thức uyên bác, vốn sống phong phú nhờ tinh thần tự học, một thời trưởng thành và cống hiến từ nguồn văn học Xô Viết… Thật lý tưởng! Anh đọc nhiều tác phẩm như "Bông hồng vàng", "Ruồi trâu"… Nhờ đọc mà anh viết hay, viết giỏi, những tác phẩm mượn đọc, anh còn chép tay ra giấy rời như, lược trích bài thơ "Con người", truyện ngắn "Bà lão In[1]gẹc-gin" kể chuyện về trái tim Đăng Cô bùng cháy… của Mác-xim Gooc-ki… Nhưng tác phẩm "Sông Đông êm đềm" của Sô-lô-khốp được anh yêu thích nhất... Cả tháng trời, đi đến đâu anh cũng nhắc, quảng bá tác phẩm "Sông Đông êm đềm", hết lời ca ngợi Nhà văn Sô-lô-khốp… Anh nói chuyện rất hay, kể say sưa về văn của Sô-lô-khốp, đến độ người nghe biết anh khoái Sô[1]lô-khốp… Từ đó, có người gọi anh Nguyễn Kiên Định bằng tên mới: Sô lô Kiên!

Nhiều người mang tên bí danh suốt đời làm nên sự nghiệp và nổi tiếng... Như Nhà báo, Nghệ sĩ Nguyễn Hải Tùng, Út Nghệ... Đây là bí danh, bút danh, tên thường dùng suốt thời kháng chiến. Không ai biết, cũng không ai nhớ anh tên thật là Trịnh Hồng Phương!

Anh Nguyễn Duy Vinh từ bí danh thành tên chính thức của anh mà đến cuối đời không ai sửa được. Anh họ Ngô, thứ hai, thoát ly theo kháng chiến sửa thành họ Nguyễn, sửa là thứ năm, thành tên thường dùng: Năm Vinh. Thời công tác chung Nhà in Trần Ngọc Hy ở rừng Bù Mắt, chị Bảy Bạch, quê Rau Dừa, được anh Năm Vinh sửa lại là Bảy Phượng, thành tên chính thức của chị Bảy Phượng đến ngày nay… Anh Nguyễn Duy Vinh sau được chuyển sang làm báo Cà Mau và mê sáng tác thơ cho Tạp chí Văn nghệ Lúa Vàng. Anh Năm Vinh ghiền nặng thuốc gò. Mưa gió, lạnh lẽo, hút thuốc cho ấm lòng, khói bay tan muỗi... Hút thuốc gò, ngồi nói chuyện toàn văn học nước ngoài, anh Năm Vinh mê tác phẩm của Nhà văn Tuốc-ghê-nhép, vừa kể vừa cười sôi nổi… Có điều lạ, mỗi lần vấn điếu thuốc gò, anh không chịu rứt trong ruột bánh thuốc, mà lại cứ tìm tuốt lớp da đen bóng bên ngoài… Thế là, sau Nhà văn Sô lô Kiên, Nhà báo Nguyễn Duy Vinh có tên gọi mới: Tuốt da Vinh!

Thời kháng chiến, anh Ba Nhân ở Văn phòng Ban Tuyên huấn huyện Trần Văn Thời viết bản tin về phong trào thanh niên tòng quân trong huyện đăng trên báo Cà Mau, bút danh là Thượng Nhân. Chú Tám Thắng - Chung Văn Ngưng, Trưởng ban Tuyên huấn huyện đọc xong, biết của anh Ba Nhân, chú giận, buông tờ báo mà nói: Người thấp nhỏ mà Thượng Nhân nỗi gì!

Anh Nguyễn Đức Thượng (nhiếp ảnh) có lần nhắc chị Sáu Kiều đặt chữ lót cho anh là “Đức” nghe hay hơn trước đó là “Văn”. Nhà báo Trịnh Xuân Dũng, quyền Tổng biên tập Báo ảnh Đất Mũi (đã nghỉ hưu), năm 1974 chính tôi đã lót chữ “Xuân” cho Trịnh Dũng ở Ban Tuyên huấn huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng) thành bút danh đến ngày nay. Nhớ quá, phải không Trịnh Xuân Dũng?

Có trường hợp không phải bí danh, do ứng xử đột xuất, linh hoạt mà thành chuyện vui… Nhà báo Nguyễn Phong Triều, bút danh Mạc Văn Chi, ở báo Giải phóng miền Tây Nam Bộ, thời chiến đi công tác về tỉnh Trà Vinh, gặp chị Ca Thị Yến... Hai người chuyện vãn, trao đổi nghiệp vụ... Chú Út Triều hỏi:

- Em ký bút danh gì?

- Dạ, em là Yến Ca.

Chị Yến Ca hỏi lại:

- Còn bút danh anh Út là gì?

Chú Út Triều trả lời tỉnh bơ:

- Anh hả? Anh là Heo ịt!

Có lần đi công tác xã Tân Hưng, anh Mười Nam trên đường ghé xin cơm, tạm nghỉ nhà chị Tư trong lúc anh Tư vừa đi vắng. Buổi trưa, chị Tư lo cơm nước sau bếp. Anh Mười lên chiếc võng mắc trên bộ ván giữa nhà đưa và bày trò chơi cho vui với hai đứa con của chị. Anh vừa đưa võng vừa làm tàu chạy, nhận kèn “Tun! Tun” và rao:

- Ai đi tàu hông?

Đứa cháu trai nhỏ 3 tuổi, nghe khoái chí, bò lại gần, kêu:

- Cho con đi với.

Anh Mười ngừng võng lại, rước cháu lên “tàu”, rồi tiếp tục chạy, nhận kèn “Tun! Tun” và rao lên:

- Ai đi tàu hông?

Nghe phấn khích, đứa cháu gái 5 tuổi cũng mừng rỡ kêu “tàu” ghé lại cho đi. Sau khi rước “khách” xong, anh Mười ngon trớn rao nữa... Lần này, nhìn quanh bộ ván không còn ai, đứa cháu gái gọi kêu:

- Cậu Mười ngừng lại cho mẹ con “đi tàu” với cậu Mười!

Sau chuyến công tác, anh Mười Nam có tên mới Mười Tun...

***

Năm 17 tuổi, tôi thoát ly theo kháng chiến, theo các anh vào cơ quan, sống tập thể. Mặc dù tên do cha mẹ đặt theo xưa chẳng hay ho gì, cắc cớ ghép một chữ rồi nói lái thành ra tục… Nhưng tôi không dám sửa tên cúng cơm với lý do thật đơn giản: Vì hồi chiến tranh ác liệt không nghĩ rằng mình sẽ còn sống đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sợ hy sinh mồ mả bị thất lạc, cha mẹ khó tìm!

 

Nguyễn Minh

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.