ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 08:08:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bí thư chi bộ giúp dân thoát nghèo

Báo Cà Mau Những nỗ lực trong công tác giảm nghèo đã mang đến nhiều đổi thay của vùng đất cực Nam Tổ quốc. Ðó là hành trình được tạo nên từ cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, cùng góp xây cho Cà Mau ngày càng đẹp hơn. Loạt bài viết "Bí thư chi bộ giúp dân thoát nghèo" là những câu chuyện chúng tôi ghi được trong những chuyến tác nghiệp ở nông thôn về cách làm hay của những bí thư chi bộ tiên phong giúp dân thoát nghèo và nặng lòng với công tác thiện nguyện.

Bài 1: Nghị quyết đưa rau màu xuống ruộng

Người dân Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, hằng năm chủ yếu canh tác 2 vụ lúa. Từ năm 2013 đến nay, nhiều hộ đã tận dụng giá trị của đất, xen vụ màu xuống ruộng, giúp tăng thêm thu nhập hàng trăm triệu đồng. Người mạnh dạn thực hiện và chủ trương vận động bà con duy trì, nhân rộng mô hình này, giúp cho cuộc sống người dân trở nên khấm khá, là Bí thư Chi bộ Trần Văn Khám.

Muốn dân tin, mình phải làm gương

Chúng tôi cùng ông Trần Văn Khám chạy xe quanh địa bàn Ấp 5, khung cảnh yên bình, sung túc hiển hiện. Qua những cánh đồng xanh mướt, bên nhiều tuyến lộ sạch đẹp là những căn nhà mới khang trang, hiện đại, một số hộ còn có cả xe ô tô. Những lão nông tri điền khoe với chúng tôi, nhờ đưa màu xuống ruộng mà dân xứ này có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trước đây, khi thu hoạch lúa xong phần lớn bà con xứ này đều bỏ đất trống, rất lãng phí, nếu tiếp tục trồng lúa vụ ba thì không hiệu quả, thu nhập không cao. Bí thư Chi bộ Trần Văn Khám nảy ra ý tưởng đưa rau màu xuống ruộng và được Chi bộ Ấp 5 thống nhất cao. Từ đó, hằng năm, đến trung tuần tháng 10 âm lịch, chi bộ đề ra nghị quyết để vận động Nhân dân thực hiện, chọn những loại hoa màu có năng suất và hiệu quả kinh tế cao để xuống giống.

Người dân Ấp 5 phần đông chọn trồng bí đỏ, vì ít tốn công chăm sóc, năng suất đạt cao, dễ tiêu thụ, thương lái từ Cần Thơ, Kiên Giang đến tận ruộng thu mua.

 “Ðể Nhân dân tin tưởng làm theo, trước hết người đứng đầu và các đảng viên phải đi trước, làm trước. Bởi niềm tin không được đánh giá bằng lời nói mà phải bằng hành động cụ thể”, Bí thư Chi bộ Trần Văn Khám bộc bạch. Suốt 10 năm qua, chưa vụ nào gia đình ông Khám để đất ruộng trống. Những ngày này, như nhiều nông hộ khác, ông Khám tất bật làm cỏ, trộn phân, ngâm hạt giống để chuẩn bị trồng bí đỏ trên 6 bờ mẫu. Mỗi vụ bí ông Khám thu nhập gần 100 triệu đồng.

Cũng ở Ấp 5, nông dân Trần Văn Bắc chia sẻ: “Thấy được chủ trương của địa phương, trên 4 ha đất lúa tôi đắp bờ cao khoảng 0,5 m, rộng 1 m, mỗi bờ cách nhau từ 10-12 m để tạo mương nước phục vụ tưới tiêu. Khi lúa còn khoảng 20 ngày thu hoạch, tôi bắt đầu xuống giống bí, khi thu hoạch lúa có đất trống để bí phát triển tốt, mỗi vụ gia đình tôi lãi gần 200 triệu đồng”.

Ða số các hộ chọn trồng bí đỏ, vì ít tốn công chăm sóc, năng suất đạt cao, dễ tiêu thụ, thương lái từ Cần Thơ, Kiên Giang đến tận ruộng thu mua. Mỗi vụ màu ông Khám đều theo dõi, ghi chép cẩn thận, cuối vụ tổ chức tổng kết, để bà con ngồi lại cùng chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng cách làm hay.

Lật giở sổ tay, ông Khám phấn khởi khoe, nếu như năm 2013, ấp có 6 hộ tham gia, diện tích 5,5 ha thì nay có 61 hộ, với diện tích 70 ha, năng suất bình quân từ 9-10 tấn/ha, giá dao động từ 8-9 ngàn đồng/kg, trừ các khoản chi phí, lợi nhuận từ 40-60 triệu đồng/ha. Từ hiệu quả mang lại, mô hình đưa màu xuống ruộng được người dân các ấp lân cận áp dụng thành công.

Bí thư Chi bộ Trần Văn Khám thường xuyên thăm hỏi những hộ khó khăn, động viên họ vươn lên trong cuộc sống.

Bám đất vươn lên

Với mô hình đưa màu xuống ruộng, Chi bộ Ấp 5 được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau tặng bằng khen về thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2023. Tham luận tại hội nghị, Bí thư Chi bộ Trần Văn Khám chia sẻ những kinh nghiệm, hiệu quả trong thực hiện mô hình khiến đại biểu gật gù khen.

Mặc dù không sinh ra ở đất này, nhưng ông Khám là một trong những người đầu tiên đến đây khai phá rừng hoang, gầy dựng sản xuất. Ông Khám quê tỉnh Nam Ðịnh, 17 tuổi đã tham gia cách mạng, có gần 8 năm phục vụ trong quân đội. Năm 1981, ông Khám cùng gia đình đi vùng kinh tế mới, vào làm việc cho Nông trường U Minh, được giao nhiệm vụ đội trưởng đội sản xuất, theo dõi, nắm tình hình lao động, sản xuất của nông dân.

Ông Khám nhớ lại: “Thời đó, quanh đây toàn là cỏ sậy, nhiều người đến rồi lần lượt ra đi vì không chịu nổi thiếu thốn, vất vả và sợ rắn. Rắn nhiều khủng khiếp! Người thân nhiều lần khuyên vợ chồng tôi tìm vùng đất khác lập nghiệp, nhưng tôi nhất quyết bám trụ vì tin đất sẽ không phụ mình”. Giờ đây gia đình ông Khám có cơ ngơi vững chắc, lo cho các con thành tài.

Vợ chồng ông Trần Văn Khám chăm sóc rau màu, làm cỏ chuẩn bị xuống giống bí đỏ.

Khi nông trường giải thể, ông Khám tiếp tục được Nhân dân tín nhiệm bầu làm trưởng ấp, rồi làm bí thư chi bộ từ năm 2003 đến nay. Hơn ai hết, ông Khám hiểu rõ thổ nhưỡng nơi đây, nên điều tiên quyết của người bí thư này là làm sao phát huy được tiềm năng, lợi thế địa phương, giúp dân phát triển kinh tế. Mô hình đưa màu xuống ruộng đã minh chứng cho sự quyết tâm đổi mới ấy. Bên cạnh trồng bí, nông dân còn trồng dưa leo, dưa hấu, cà chua, bí đao, khổ qua, xoài..., tạo được việc làm trong thời gian nhàn rỗi sau thu hoạch lúa, giúp giảm nghèo hiệu quả, bền vững.

Bà Bùi Thị Giàu bộc bạch: “Trước đây gia đình tôi thuộc hộ nghèo, do tôi thường xuyên bị bệnh, nuôi mẹ già, con nhỏ, lại không đất ruộng. Nhờ địa phương quan tâm tạo điều kiện cho vay được nguồn vốn ưu đãi, tôi làm chuồng, mua con giống nuôi heo, trồng tràm quanh nhà, từ đó dần vươn lên thoát nghèo. Giờ con gái tôi đi làm có thêm thu nhập ổn định cuộc sống”.

Ấp 5 có 218 hộ, đã xoá trắng hộ nghèo từ năm 2021, hiện còn 3 hộ cận nghèo, chi bộ tiếp tục phân công đảng viên giúp đỡ vươn lên. Bí thư Chi bộ Trần Văn Khám chia sẻ: “Ðiều phấn khởi là người dân luôn tin tưởng chi bộ, chính quyền, tích cực tham gia các phong trào thi đua, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, sẵn sàng sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Dân mạnh thì chi bộ mới vững, từ đó nhiều năm liền chi bộ đều được đánh giá hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Từ sức người bền bỉ, quyết tâm, ông Khám cùng chi bộ đã huy động được sức mạnh Nhân dân biến mảnh đất hoang hoá ngày nào trở thành vùng quê khởi sắc từng ngày. Chi bộ chuẩn bị mọi điều kiện thành lập hợp tác xã để bà con cùng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất ổn định, bền vững./.

 

Mộng Thường

Bài 2: Lặng thầm làm việc nghĩa

 

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.