ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:44:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Biện Triệu - Ngày ấy, bây giờ

Báo Cà Mau (CMO) Tôi nhận lời ngay với Phó chủ tịch UBND thị trấn Thới Bình Lê Bình Triệu: “Anh nhớ tranh thủ về Biện Triệu ngay mùa thu hoạch lúa nghen!”. Từ hôm gật đầu, lòng đinh ninh phải về Biện Triệu thêm nhiều lần nữa, bởi những câu chuyện được nghe, những khung cảnh được thấy về vùng đất này còn gợi cho tôi lắm tò mò.

Rạch Biện Triệu dài ngót nghét một cây số, nằm lọt thỏm ở Khóm 5, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, vắt chéo như một cánh cung nối từ Sông Trẹm qua kênh Số 2. Từ kênh Số 2 có thể xuôi về xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, bằng đường thuỷ lẫn đường bộ. Con rạch này từng là nỗi ám ảnh về bệnh phong mấy mươi năm trước mỗi khi được nhắc tới.

“Ðất dữ”…

“Biện Triệu ngày trước chỉ là con rạch nhỏ. Thời ông cố của tôi, ở đây có người làm chức Hương Biện sinh sống và ông ấy được phân công coi sóc vùng này. Ông Hương Biện có tên là Triệu nên người đời gọi dần quen tên con rạch dưới sự cai quản của ông thành địa danh rạch Biện Triệu và lưu truyền đến ngày nay”, ông Lê Văn Lợi (Út Lợi), Khóm 5, thị trấn Thới Bình, luận giải.

Người dân địa phương đến giờ vẫn còn truyền miệng những giai thoại, mẩu chuyện về vùng đất Thới Bình thôn, về rạch Biện Triệu từ thời mới khẩn hoang “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua”.

Ông Út Lợi hồi tưởng: “Từ nhỏ tui đã từng nghe nhiều về những câu chuyện của ông bà truyền lại. Vùng Biện Triệu ngày đó hoang vu, người đến khẩn hoang thưa thớt. Khi công việc khẩn hoang xâm phạm đến những khu rừng ven tuyến Sông Trẹm ngày nay, bắt đầu xuất hiện Ông Hổ. Người dân thường bị Ông Hổ tấn công, Ông Hổ vào bắt heo, thậm chí bắt người. Ngay ở xứ Biện Triệu này có cả một dòng họ vì bị Ông Hổ bắt mất nhiều người nên đổi họ. Rồi người dân lập đình thờ Ông Hổ và lưu truyền mãi đến ngày nay”.

Tục cúng đình Ông Hổ được duy trì như nếp văn hoá truyền thống của người dân Biện Triệu.

Sắc phong đình Ông Hổ vẫn được truyền đời lưu giữ.

Những bậc cao niên thì miên man trong ký ức: Những năm 50, 60 của thế kỷ trước, cư dân ở Biện Triệu cũng như những vùng kế cận khác bị sự đàn áp gay gắt của Mỹ - Nguỵ. Một khoảng thời gian dài, rạch Biện Triệu vắng hoe vì chiến lược dồn dân lập ấp - chiến lược của địch hòng cắt nguồn nuôi dưỡng cách mạng. “Mãi đến những năm 1965 mới có một vài gia đình trở về rạch Biện Triệu sinh sống”, ông Út Lợi hồi tưởng.

Cũng vào khoảng thời gian này, xứ Biện Triệu xuất hiện căn bệnh quái ác là bệnh phong mà người xưa thường gọi là bệnh cùi. Theo ông Nguyễn Văn Ðậu (Tư Ðậu, nay đã ngoài 72), Khóm 5, thị trấn Thới Bình, do nhiều người trong xóm mắc bệnh này nên một thời Biện Triệu bị người đời “ngán ngại” ghé thăm. “Khi có việc phải vào xóm dân cư ở rạch này ai cũng lo lắng, ngay cả bản thân tôi cũng “ngán”. Nhiều khi đến nhà làm việc thì luôn thủ tư thế ngồi xổm chứ không dám ngồi bệt nhằm hạn chế việc tiếp xúc”, ông Tư Ðậu kể.

Biện Triệu từng bị người dân xung quanh xa lánh suốt hàng chục năm trời. Khoảng năm 2000, khi thực hiện dự án thuỷ lợi kết hợp giao thông dọc Sông Trẹm, chính ông Tư Ðậu phải “liều mạng” tới rạch Biện Triệu chuyện trò, thậm chí phải cùng uống rượu để vận động người dân cho xáng múc vào thi công.

“Mình không vận động được thì công trình dở dang. Mà dở dang thì ảnh hưởng không chỉ riêng Biện Triệu. Vậy là bấm bụng vào từng nhà, gặp từng người để giải thích, tuyên truyền. Nhờ lần “liều mạng” đó mà múc thành công tuyến vào rạch Biện Triệu, đánh dấu bước chuyển mình của khu vực này trong giai đoạn mới”, ông Tư Ðậu nhớ lại.

… Hồi sinh

“Khi bệnh phong còn hoành hành, người dân rạch Biện Triệu dẫu không bị nhiễm bệnh nhưng mỗi khi đi đến nơi khác đều tránh nhắc về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Bởi họ sợ phải đối diện với thái độ xa lánh, sợ hãi và những lời cay đắng của người đời. Ngay cả việc dựng vợ gả chồng cũng thế”, ông Tư Ðậu nói trong nỗi buồn rười rượi.

Rồi nhờ thành tựu y học, bệnh phong - căn bệnh gieo nỗi khiếp sợ ngày nào, đã chữa hết. Ðến năm 2012, tỉnh Cà Mau là 1 trong 5 địa phương (cùng với Ðắk Nông, Long An, Vĩnh Long và Hậu Giang) được công nhận loại trừ bệnh phong. Gánh nặng mấy mươi năm ở Biện Triệu vì thế cũng được gỡ bỏ.

Ông Tư Ðậu cho biết: “Hiện toàn rạch Biện Triệu có hơn 30 hộ gia đình sinh sống và canh tác, sản xuất, cuộc sống ổn định. Người chỗ khác, bây giờ có nhiều tiền muốn vô mua đất trong ấy không dễ dàng gì”.

Người dân Biện Triệu bây giờ đã quan tâm hơn đến đời sống tinh thần khi gánh nặng cuộc sống ngày xưa không còn nữa.

Một điều tích cực khác đáng ghi nhận là người dân Biện Triệu cũng tự tin tham gia vào hoạt động cộng đồng, nhiều người giờ là cán bộ, công chức, viên chức năng nổ với việc làng, việc nước.

Anh Lê Bình Triệu, Phó chủ tịch UBND thị trấn Thới Bình, cho biết: “Giờ đây, sự kỳ thị của mọi người về vùng đất Biện Triệu đã được xoá bỏ. Bằng các mô hình sản xuất hiệu quả, hiện Khóm 5 đang là khu vực cung ứng lượng hoa màu chủ lực cho chợ thị trấn; trong sản xuất tôm - lúa, năng suất ngày càng tăng...”.

Như ở nhiều vùng đất khác của Cà Mau, nhờ đầu tư hạ tầng giao thông, thuỷ lợi mà điều kiện kinh tế, đời sống tinh thần của người dân Biện Triệu được cải thiện thấy rõ. “Ðầu rạch là cống, giữa rạch và cuối rạch có cả thảy 2 cầu bê tông. Cầu, lộ giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng liên hoàn, kết nối, cộng với hoà điện lưới quốc gia nên hơn 10 năm qua, Biện Triệu đã thực sự chuyển mình. Ðời sống người dân khấm khá, nhà nào cũng có ít nhất 2 xe máy để di chuyển và làm ăn. Từ đó góp phần quan trọng trong việc xây dựng thị trấn Thới Bình thành đô thị văn minh”, ông Út Lợi khề khà phân tích.

Một ngày rong ruổi ở rạch Biện Triệu, nếu không được nghe “chuyện xưa tích cũ” từ những bậc cao niên, những người gắn bó cả đời mình với nơi này như ông Tư Ðậu, ông Út Lợi thì có lẽ khó ai hình dung được Biện Triệu từng gian khó đến thế. Và cũng không ai khác, chính những người Biện Triệu như ông Út Lợi, ông Tư Ðậu mới cảm nhận được sự hồi sinh của vùng đất này ý nghĩa biết chừng nào.

Rời đất Biện Triệu, nghĩ lại lời nói của anh Lê Bình Triệu mà lòng đầy hy vọng: “Chuyện xưa đã lùi vào ký ức, người Biện Triệu giờ lạc quan hết thảy, bỏ qua mọi lo toan, đón một sức sống mới đang tràn về”./.

 

Phong Phú

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.