ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-10-24 10:43:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Biết người, biết ta”

Báo Cà Mau Diễn đàn Tổng biên tập 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” không chỉ gợi mở hướng đi đầy tiềm năng của báo chí - báo chí giải pháp, mà còn lan toả một thông điệp rộng hơn, đó là báo chí cần thiết và tất yếu phải “biết người, biết ta” trong bối cảnh mới.

“Biết mình, biết người”, tìm giải pháp, hướng đi cho báo chí là thông điệp lớn của Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với hơn 100 Tổng Biên tập cơ quan báo chí cả nước tham dự.

“Biết mình, biết người”, tìm giải pháp, hướng đi cho báo chí là thông điệp lớn của Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với hơn 100 Tổng Biên tập cơ quan báo chí cả nước tham dự.

Phải thừa nhận một thực tế, đó là báo chí truyền thống đã và đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của một dạng thức truyền thông mới - truyền thông mạng xã hội. Khi mỗi cá nhân đều có thể trở thành nguồn tin, kênh truyền tải tin tức, khả năng tương tác thông tin tức thì, vô tận trong môi trường số, thì báo chí truyền thống lập tức bộc lộ những vấn đề của mình.

Nhà báo Lê Quốc Minh, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nhận định: “Ðời sống báo chí thời gian qua đã chỉ ra rằng, báo chí truyền thống không nên và không thể cạnh tranh với mạng xã hội về tốc độ đưa tin. Vì thế, để bảo đảm sự tồn tại, kiến tạo nguồn thu và giữ chân được độc giả, báo chí truyền thống buộc phải tìm những hướng đi mới”.

Với báo chí cách mạng Việt Nam, mọi nỗ lực đổi mới đều phải tập trung vào mục tiêu, giá trị cốt lõi và cũng là ưu thế không thể thay thế, là khẳng định được vai trò, vị trí dòng thông tin chủ lưu, định hướng, dẫn dắt dư luận và đóng góp được vào sự ổn định, phát triển của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vấn đề đặt ra với báo chí không chỉ là để giữ chân độc giả, mà quan trọng nhất là củng cố niềm tin của công chúng vào báo chí.

Dẫn ra thực tế tại Báo Nhân Dân, Nhà báo Lê Quốc Minh cho biết: “Ðổi mới đã tạo nên sinh khí mạnh mẽ, tích cực gắn với việc chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị không ngừng được nâng lên. Với hệ quy chiếu bất biến, là tôn chỉ, mục đích hoạt động, việc đổi mới cần toàn diện trong tư duy và hành động; từ con người đến phương tiện”. Báo Nhân Dân cũng là cơ quan báo chí tiên phong đầy ấn tượng để có “Ngày Ðổi mới sáng tạo Báo Nhân Dân” do Tổng Biên tập Lê Quốc Minh khởi xướng.

Nhà báo Lê Quốc Minh, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, với phần đề dẫn thảo luận tại Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024.

Nhà báo Lê Quốc Minh, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, với phần đề dẫn thảo luận tại Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024.

Báo Nhân Dân đặc biệt chú trọng đến chiến lược phát triển nội dung vượt trội, trong đó tập trung thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển báo chí chuyên sâu, báo chí dữ liệu kết hợp công nghệ. Ðiển hình như chuyên mục Tri thức chuyên, đây là chuyên mục đầu tiên, khác biệt so với tất cả các chuyên mục khác trên các báo ở Việt Nam. Báo Nhân Dân chính là việc liên tục ra mắt các chuyên trang đặc biệt, kết hợp công nghệ với các ý tưởng sáng tạo để số hoá kho tư liệu quý, đem lại trải nghiệm đặc biệt cho độc giả.

Sự kết hợp thông tin, dữ liệu chính thống với khoa học công nghệ và các ý tưởng sáng tạo, nhằm tuyên truyền sinh động, hiệu quả về nhiều chủ đề, sự kiện đã giúp Báo Nhân Dân có được sự đón nhận, ủng hộ nhiệt thành của độc giả. Nhà báo Lê Quốc Minh cho biết: “Mỗi chuyên trang được thể hiện bằng hình thức báo chí dữ liệu lớn mà độc giả có thể tiếp cận toàn diện, đầy đủ, hệ thống và sinh động các thông tin liên quan đến chủ đề chung. Như với chuyên trang về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mọi thông tin độc giả tìm kiếm, mong muốn đều được tích hợp”.

Ðổi mới với báo chí không hề dễ dàng, nhất là vấn đề nguồn lực, cả nguồn lực tài chính và nguồn lực con người. Dẫn ra bài toán kinh tế về đầu tư công nghệ tại Báo Nhân Dân, Nhà báo Lê Quốc Minh chia sẻ: “Có khi phải bỏ ra số tiền hàng trăm triệu để đầu tư cho một phần mềm mới. Nhưng đó chỉ là công việc ban đầu, vấn đề là cần khai thác, phát huy sự đầu tư này như thế nào”.

Ðể có nguồn lực đổi mới, báo chí cần có bệ đỡ từ cơ chế, chính sách, song cần nhất là dũng khí dám làm. Bởi, nếu không đầu tư, không mới mẻ, không đủ sức cạnh tranh thì cơ quan báo chí sẽ rất khó trụ vững chớ chưa nói đến việc phát triển. “Biết người, biết ta”, tận dụng tối đa ưu thế của báo chí truyền thống, tựa vào khoa học công nghệ, sáng tạo và bứt phá là đòi hỏi tất yếu của báo chí trong bối cảnh hiện nay.

Rõ ràng, độc giả không nhất thiết phải tìm đến báo chí mới có được thông tin. Sự thay đổi đang diễn ra chóng mặt, trong đó chính các doanh nghiệp, độc giả có thể cũng không cần đến báo chí nữa.

Ðể tồn tại, phát triển, báo chí không chỉ trông chờ vào việc “cung cấp cái mình có”, mà phải hướng đến “cung cấp cái độc giả cần”. Ở đây không phải, không thể là cơ chế “ban - cho” của “kẻ cả, bề trên”, mà là sự đồng hành, phục vụ và cơ chế “cùng thắng”. Ông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng: “Chúng ta cần tìm giải pháp cho chính mình trước khi tìm giải pháp cho người khác”. Ðó là đòi hỏi bức thiết với báo chí truyền thống, phải chiến thắng chính mình, gỡ bỏ được những vấn đề tạo nên sức ỳ, lực cản của bản thân trước khi bàn đến câu chuyện phát triển, đổi mới".

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định: "Báo chí không thể đặt mình lên trên độc giả, xã hội".

Tuy nhiên, cũng có một thực tế là khi công chúng bị choáng ngợp trước “bão thông tin” thì họ lại cần đến các cơ quan báo chí, nói như Nhà báo Lê Quốc Minh: “Ði xa rồi lại trở về. Người dùng mong muốn được các cơ quan báo chí chính thống định hướng. Lúc này, cơ quan báo chí như ngọn hải đăng để chỉ dẫn cho người dùng trong các vấn đề về công việc cũng như cuộc sống”.

Thứ làm báo chí khác biệt là những thứ sâu sắc, chính thống, tích cực, nhân văn. Còn nếu tiếp tục chạy đua về tốc độ, về số lượng thì báo chí không thể tìm thấy cơ hội chiến thắng và cả hướng đi, giá trị cốt lõi của mình. Ðó là thông điệp mà cơ quan báo chí, đội ngũ người làm báo hiện nay cần hết sức lưu tâm.

Nhưng mọi sự đổi mới của báo chí đều phải có một mục tiêu tối thượng, Nhà báo Lê Quốc Minh khẳng định: “Báo chí phải luôn khách quan, tôn trọng sự thật, bảo vệ công lý và lẽ phải, công bằng và cân bằng, báo chí phải vì lợi ích của cộng đồng, của đất nước và Nhân dân”. Ðây là sự phản tỉnh cần thiết với các cơ quan báo chí, khi quá đặt nặng công việc đổi mới, chuyển đổi số mà đôi khi quên đi mục đích của đổi mới, chuyển đổi số để làm gì và phụng sự điều gì.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đưa ra một đánh giá sắc sảo: “Vẫn tồn tại vấn đề các cơ quan báo chí luôn đặt mình ở vị trí cao hơn độc giả, xã hội. Ðó là nhận thức hết sức nguy hiểm. Lấy ví dụ thôi, trong chuyện quảng cáo, quảng bá thương hiệu, thực tế là doanh nghiệp, cá nhân sẵn sàng thuê các Youtuber, các KOL cá nhân để thực hiện chớ không cần tới các cơ quan báo chí chính thống. Tất nhiên là còn nhiều vấn đề để bàn, nhưng đó là một câu chuyện mà báo chí cần phải tự đánh giá, nhìn nhận lại tâm thế, cách tiếp cận, cách làm trong bối cảnh hiện nay”.

 

Phạm Hải Nguyên

 

Sâu sát Nhân dân, nắm chặt cơ sở

Chi bộ đảng, đảng viên ở ấp/khóm là nơi trực tiếp, sâu sát với đời sống Nhân dân; là cánh tay nối liền, nối dài của Ðảng, nơi ý Ðảng - lòng dân kết tinh, hiện hữu. Vai trò của đảng viên, chi bộ đảng ở tuyến “cơ sở của cơ sở” là hết sức quan trọng đối với việc truyền tải, thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Gần dân, trọng dân, tin dân, hiểu dân, học dân và phụng sự Nhân dân là phương châm xuyên suốt, nhất quán để từng chi bộ đảng, đảng viên phát huy hết vai trò, trách nhiệm được giao phó.

Phát huy hệ thống chính trị cơ sở bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Hệ thống chính trị cơ sở tuy là cấp thấp nhất, nhưng có vai trò rất quan trọng, gần dân nhất, thường xuyên tiếp xúc với Nhân dân, là nơi tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng, Nhà nước. Vì vậy, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phải thông qua vai trò của hệ thống chính trị cơ sở.

Phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho mẹ Lê Thị Ba

Sáng ngày 24/9, huyện Đầm Dơi tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho mẹ Lê Thị Ba, ấp Xóm Tắc, xã Tân Thuận.

Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Tại huyện U Minh, từ phong trào thanh niên học tập và làm theo lời Bác đã xuất hiện nhiều đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) mạnh dạn khởi nghiệp, sáng tạo, xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Thanh niên Trần Minh Thuận, Ấp 8, xã Khánh Hội, là một điển hình.

Trưng bày chuyên đề “Bác Hồ - Bác Tôn” tại huyện Năm Căn

Sáng 20/9, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban Quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (tỉnh An Giang), Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Năm Căn tổ chức khai mạc trưng bày, ngoại khoá chuyên đề “Bác Hồ - Bác Tôn" và Tác phẩm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại huyện Năm Căn.

Vụ thảm sát Cái Sắn qua lời kể của nhân chứng U100

Ông Phạm Văn Quang (Hai Quang), Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thới Bình, là người tâm huyết với công tác khuyến học, hầu như khóm, ấp nào trong huyện cũng có bước chân ông. Một hôm, ông phấn khởi điện cho tôi: “Chú biết có ông cụ này tuổi hơn 90, còn minh mẫn lắm, biết rất nhiều chuyện xưa của vùng đất Thới Bình, trong đó có vụ thảm sát ở Cái Sắn. Sắp xếp rồi chú đưa đi gặp cụ”.

Báo chí và trách nhiệm với Ðảng, với Nhân dân

“Nước lấy dân làm gốc” - đây là tư tưởng quán xuyến, cốt lõi trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời có giá trị lý luận và định hướng thực tiễn cho sự nghiệp cách mạng đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiếp tục kế thừa, phát huy và đúc rút ra vai trò của Nhân dân trong bối cảnh mới: “Tin ở dân, chăm lo cho dân, lấy dân làm gốc là một bài học lớn được rút ra từ chiều sâu lịch sử đất nước ta. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Bác Hồ và Ðảng ta luôn nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của Nhân dân, ý nghĩa cực kỳ quan trọng của công tác dân vận, thường xuyên chăm lo xây dựng và củng cố mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân”.

Nhớ những lời nói tâm đắc của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng tận hiến của mình, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, bài nói vô cùng sâu sắc, nhân văn, mang tầm thời đại về công tác xây dựng Ðảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, nhất là về xây dựng đạo đức người cán bộ, đảng viên, vì lý tưởng cao đẹp của Ðảng.

Ðảng viên cao niên viết tiếp truyền thống cách mạng

Huy hiệu Ðảng là phần thưởng cao quý ghi nhận sự phấn đấu, rèn luyện, góp sức và trưởng thành của những đảng viên với Ðảng, với Tổ quốc, với Nhân dân, thực hiện tốt mọi chức trách nhiệm vụ được giao dù ở cương vị nào.

Thêm tư liệu quý về sự kiện tập kết

Thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, trong số cán bộ, bộ đội, học sinh miền Nam tập kết ra miền Bắc, có khá nhiều gia đình cả nhà cùng đi tập kết, trong đó có gia đình ông Lê Khắc Xương, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu (nay gồm Cà Mau, Bạc Liêu), Uỷ viên Liên Tỉnh uỷ Hậu Giang, Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Bạc Liêu, Trưởng ban Tập kết Quân dân chính Ðảng tỉnh Bạc Liêu.