ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 10:32:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cách mới đánh giá chính xác chất lượng cua gạch

Báo Cà Mau Trước đây, để đánh giá chất lượng cua gạch thương phẩm, nông dân và thương lái dùng dao nhỏ vạch yếm cua để xem tỷ lệ gạch bên trong. Hình thức kiểm tra này, mức độ chính xác không cao, mà còn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con cua. Giờ đây, cách đánh giá chất lượng cua có sự đổi mới, người ta dùng đèn soi rọi, vừa dễ dàng thực hiện, vừa tạo sự công bằng giữa người bán và người mua.

Khác với tôm nguyên liệu, mặt hàng cua được kiểm tra, đánh giá chất lượng chủ yếu dựa vào 2 yếu tố, đó là trọng lượng và tỷ lệ gạch. Các yếu tố này tỷ lệ thuận với giá trị cua gạch thương phẩm, cua có trọng lượng càng lớn, tỷ lệ gạch càng nhiều thì giá thu mua càng cao và ngược lại.

Thương lái soi đèn kiểm tra, đánh giá chất lượng cua gạch trước khi mua.

Thông thường, để xác định trọng lượng cua thương phẩm, phương pháp được áp dụng phổ biến nhất là dùng cân để đo lường và trở thành quy ước chung. Nhưng để kiểm tra, đánh giá tỷ lệ cua gạch thương phẩm thì chưa có quy chuẩn cụ thể, rõ ràng. Việc kiểm tra bằng cảm quan bên ngoài về màu sắc, kết hợp dùng dao nhỏ vạch yếm cua nhìn vào bên trong để nhận định, đánh giá chất lượng gạch thì mức độ chính xác không cao. Do mỗi người có cảm nhận khác nhau nên thường xuyên xảy ra tranh cãi giữa người bán và người mua. Bởi cua gạch đạt chất lượng, giá thu mua rất cao; còn đối với cua có tỷ lệ gạch thấp hay còn gọi chưa đủ gạch, mức giá thu mua giảm xuống còn 60% hoặc bằng mức giá cua y nhất, tương đương 50% giá trị cua gạch chất lượng.

Ðể tạo sự công bằng, hạn chế tranh cãi về chất lượng cua gạch thương phẩm, bảo vệ quyền lợi người bán và người mua, thời gian gần đây, bà con nông dân và thương lái thu mua cua đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá chất lượng cua gạch thương phẩm. Họ không còn áp dụng hình thức dùng dao vạch yếm cua nhìn vào bên trong nữa, mà dùng đèn LED soi rọi để đánh giá. Cách này sẽ đánh giá khá chính xác, bởi ánh sáng đèn LED khi chiếu vào sẽ xuyên qua các bộ phận của cua, nhìn thấy rõ từng chi tiết bên trong, riêng đối với phần gạch cua, ánh sáng đèn LED không thể xuyên qua nên khu vực đó trở thành một vùng tối. Vì vậy, khi dùng đèn LED soi rọi kiểm tra, phát hiện vùng tối càng nhiều thì tỷ lệ gạch càng cao, đồng nghĩa giá trị càng lớn, và ngược lại.

Ông Trần Minh Tâm, ấp Ðức An, xã Phú Hưng, cho biết: “Hằng ngày có rất nhiều thương lái đến tận nhà thu mua cua thương phẩm, trên cơ sở thuận mua vừa bán. Một thương lái đến mua, bà con cho phép thương lái dùng dao vạch yếm cua kiểm tra, đánh giá chất lượng gạch để định giá. Nếu thoả thuận giá không được, bà con kêu thương lái khác, họ cũng tiếp tục dùng dao vạch yếm cua để kiểm tra, cứ như thế, sức khoẻ con cua bị ảnh hưởng. Còn bây giờ, dùng đèn soi rọi kiểm tra thoải mái, con cua không bị ảnh hưởng sức khoẻ”.

Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đang đến gần, giá cua gạch thương phẩm trên thị trường tăng lên từng ngày, bà con nông dân trên địa bàn huyện Cái Nước đang tích cực thu hoạch cua nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường./.

 

Việt Tiến

 

Thành công từ nuôi tôm "thuận thiên"

Hộ ông Hồ Minh Anh, ấp Công Trung, xã Trần Thới, là một trong những nông dân đi đầu áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) và QCCT 2 giai đoạn ở địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao ngay trong thời điểm nắng hạn gay gắt.

Ngăn chặn khai thác vi phạm từ nhận thức

Thời gian qua, xã Khánh Tiến rất quan tâm thực hiện công tác phòng, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nhất là ngăn chặn tình trạng tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.

Mua giống trôi nổi, nông dân thiệt đủ bề

Cây giống là nguyên liệu đầu vào, có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, thời gian qua cây giống kém chất lượng, nhất là keo lai giống, vẫn len lỏi ở nhiều nơi. Tin theo lời quảng cáo của người bán và chiêu đánh vào tâm lý muốn mua cây giống giá rẻ để tiết kiệm chi phí sản xuất, đã có nhiều trường hợp mua cây giống trôi nổi, hậu quả là mất tiền, thời gian, công sức và thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Làm giàu từ con tôm

Hiện nay, huyện Ðầm Dơi có 299 ha, với 492 hộ nuôi tôm thâm canh; hơn 1.500 ha, với hơn 1.900 hộ nuôi nuôi tôm siêu thâm canh. So với trước đây, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh phát triển khá nhanh, vì hiệu quả kinh tế đem lại khá cao, bình quân đạt 30-40 tấn/ha/vụ.

Số hoá quản lý khai thác

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh số hoá trong quản lý, khai thác thuỷ sản, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thống kê, kiểm soát tàu cá, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Siết chặt quản lý chất lượng tôm giống

Cà Mau có lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản, đặc biệt là mặt hàng tôm. Với diện tích nuôi và sản lượng lớn, phong phú về chủng loại, phương thức canh tác đa dạng, nên việc quản lý, kiểm dịch chất lượng tôm giống luôn được ngành chức năng tăng cường, nhằm mang lại lợi ích cho người nuôi, giữ vững giá trị cho con tôm Cà Mau trên thị trường.

Chủ động sản xuất vụ lúa hè thu

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, huyện Trần Văn Thời xuống giống 28.954 ha. Ðến thời điểm này, nông dân trong huyện đã cày ải phơi đất được hơn 25.070 ha; với gần 3.870 ha còn lại, do mặt đất khô cứng, máy cày không hoạt động được, làm chậm tiến độ cày ải.

Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn

Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.100 ha nuôi thuỷ sản. Bên cạnh con tôm, thời gian qua, con cua trở thành đối tượng nuôi chủ lực, hiệu quả kinh tế cao, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, gần đây tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương trong huyện, khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Kỳ vọng nâng giá trị tôm càng xanh

Ðầu tháng 4 vừa qua, Trường Thuỷ sản (Trường Ðại học Cần Thơ) tổ chức Hội thảo, tập huấn về quy trình gây mê tôm càng xanh và chế biến sản phẩm từ tôm càng xanh tại Cà Mau, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh: “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch nâng cao giá trị tôm càng xanh tại tỉnh Cà Mau” do PGS.TS Lê Thị Minh Thuỷ làm chủ nhiệm, cơ quan chủ quản là Sở KH&CN tỉnh Cà Mau.

Linh hoạt sản xuất mùa hạn

Trong mùa khô hạn gay gắt như hiện nay, một số hộ tại xã An Xuyên vẫn duy trì canh tác rau màu nhằm cung ứng nông sản cho thị trường.