ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 22:47:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cảo Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Hồi còn nhỏ xíu, hễ cha đi ruộng là tôi xin theo. Không phải bởi thích cái ruộng lúa mênh mông mà bởi biết chắc chắn đi ruộng sẽ được đi qua cảo. Cái cảm giác ngồi trên mũi chiếc vỏ lãi được cảo đưa qua con đập thú vị vô cùng, nhất là khi cái mũi vỏ chỏng chơ trên cao rồi chúi nhủi xuống nước qua bên kia con đập.

Chắc phải hơn 20 năm không được nhìn thấy chiếc cảo và đã quên hẳn nó. Hôm anh Trần Tuấn, quản trị viên của Fanpage “Khoảnh khắc Cà Mau” đăng video về chiếc cảo qua đập Rạch Ruộng, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, tôi thích thú vô cùng, ký ức tuổi thơ ùa về, cảm giác thân quen lắm. Làm nghề “viết lách” ngót cả chục năm, đi đây đi đó ngược xuôi vậy mà chưa từng thấy chiếc cảo này. Anh Tuấn cho biết, anh cũng may mắn lắm mới quay được hình ảnh chân quê này, bởi đường về quê anh đi nhiều bận nhưng đến nay mới thấy chiếc cảo đưa xuồng, vỏ qua đập. Dù nó ở ngay cạnh UBND xã Khánh Lộc, cận kề tuyến lộ nhựa bon bon về trung tâm huyện Trần Văn Thời.

Cũng khó trách, bởi nông thôn ngày nay có đường rộng thênh thang, người dân hầu như bỏ xuồng máy, vỏ lãi để tậu xe máy, xe tay ga vi vu giao thương, mua bán, nên hình ảnh chiếc cảo hiếm thấy cũng phải thôi.

Cảo là ký ức tuổi thơ, tôi gọi thế. Còn anh Trần Tuấn thì bảo người dân ở đấy gọi là cầu kéo. Hai cách gọi này đều đúng và đều miêu tả tác dụng là cảo, kéo xuồng, vỏ, kể cả ghe qua lại các con đập, cống ngăn giữa vùng mặn và ngọt (hiện phương tiện này chỉ còn thấy ở Trần Văn Thời và U Minh).

Cảo (cầu kéo) ở đập Rạch Ruộng, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời.  Ảnh: TRẦN TUẤN

Qua video trên Fanpage tôi nhận thấy rõ sự cải tiến của cảo thời nay. Bởi hồi xưa người dân dùng ròng rọc thô sơ để kéo (quay tay) còn nay, đi cùng hiện đại hoá, người dân đã dùng máy, hoạt động thuận tiện hơn, với các bộ phận chính: máy kéo, hộp số, trục kéo, đường ray…

Tôi nhớ hồi xưa phí qua cảo chỉ vài ngàn đồng. Còn nay thì vài chục ngàn đồng, tuỳ trọng lượng, kích thước của xuồng ghe qua cảo. Ðiều khiến tôi thấy thích thú là người dân thu phí bằng vợt lưới. Tức là khi cảo xuồng ghe qua đập, chủ cảo sẽ chìa cái vợt ra để người dân trả phí, vừa nhanh, vừa tiện lợi và hình ảnh này cũng thật dễ thương.

Thực sự phải cảm ơn Fanpage “Khoảnh khắc Cà Mau” đã gợi nhớ rất nhiều ký ức đẹp, vui vẻ, bởi mỗi ngày quản trị viên và thành viên nhóm đều đăng tải hình ảnh, video về những kỷ niệm, nét văn hoá xưa và nay của người dân Cà Mau chân chất, hiền hoà: gian bếp xưa, ruộng trâu cày, các trò chơi dân gian (bắn bi, tạt lon…); đặc biệt là ghi lại rất nhiều khoảnh khắc, hình ảnh đẹp của một Cà Mau chuyển động và đổi mới không ngừng…/.

 

Băng Thanh

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.