ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 14:08:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nguy cơ dịch tả heo châu Phi lây lan

Báo Cà Mau Tại Cà Mau, phần lớn người dân chăn nuôi theo phương thức nông hộ nhỏ lẻ, truyền thống với 3 loại vật nuôi chính là heo, gà, vịt, chiếm đến 99,87% tổng đàn. Nguy cơ bệnh dịch tả heo châu Phi tái phát rất cao do chưa đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học, chưa thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh...

Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ tính riêng trong tuần qua, 2 ổ dịch tả heo châu Phi (DTHCP) tái phát ở xã Khánh Hoà (huyện U Minh) và Trần Phán (huyện Ðầm Dơi); nâng tổng số ổ dịch từ đầu năm đến nay lên 10 ổ dịch/10 xã (thuộc 5 huyện và TP Cà Mau), 292 con heo bị tiêu huỷ, tổng trọng lượng 19.446 kg. Hiện nay, có 2 xã Khánh Hoà và Trần Phán có DTHCP chưa qua 21 ngày.

Hiện nay, giá heo hơi trên thị trường đang dao động từ 48-50 ngàn đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất 55-58 ngàn đồng/kg, trong trường hợp hộ nuôi có heo bị nhiễm dịch tả heo châu Phi, người nuôi heo xem như mất trắng, phải "treo chuồng". (Ảnh minh hoạ)

Bà Lâm Thị Hoàng, hộ nuôi heo Ấp 6, xã Khánh Hoà, cho biết, đàn heo 5 con được gia đình nuôi được hơn 2 tháng tuổi, vào trung tuần tháng 11/2023, 1 con bỏ ăn, sau đó 2 ngày lây cả bầy sốt, đỏ mình rồi chết. Cơ quan thú y đã phối hợp với chính quyền địa phương tiêu huỷ và lấy mẫu gửi xét nghiệm cho kết quả dương tính với DTHCP.

"Trước khi nuôi, tôi có khai báo tổng đàn với chính quyền địa phương, do đó, tôi hy vọng Nhà nước sớm xem xét thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân khi gặp thiệt hại do dịch bệnh theo quy định của Chính phủ", bà Hoàng bộc bạch.

Ông Hàn Văn Ðịnh, nhân viên thú y xã Khánh Hoà, chia sẻ: "Trước tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, địa phương điều tra tổng đàn, cấp thuốc tiêu độc khử trùng trong vùng dịch, bán kính 1,5 km, hướng dẫn bà con phòng trừ dịch bệnh, áp dụng phương thức giảm đàn. Ðối với những đàn heo tới lứa xuất chuồng, khi thấy có biểu hiện bệnh, phải báo ngay cho cơ quan thú y".

Bà Lê Thị Ba, hộ chăn nuôi heo ở Ấp 6, xã Khánh Hoà, thông tin: "Nghe tin gần nhà có ổ DTHCP nên tôi tự phòng chống dịch bệnh bằng cách phun xịt thuốc sát trùng, giăng mùng chống ruồi, muỗi cho heo cả ngày, đêm. Ðồng thời, không cho người lạ đến gần chuồng, bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho heo".

Người dân cần bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho heo.

Ông Chung Hữu Nghị, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cho biết: "Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch cao, là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển. Ðặc biệt, những địa phương đã xảy ra các ổ DTHCP trước đây có nguy cơ cao, bởi vi rút gây bệnh này có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp".

Cái khó hiện nay là dịch bệnh bùng phát nhưng người nuôi chưa chủ động tiêm vắc xin cho đàn heo, do người dân chưa đặt niềm tin vào hiệu quả của vắc xin. Ông Chung Hữu Nghị khuyến cáo, để ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh phát tán phức tạp và phòng bệnh DTHCP, các địa phương cần thực hiện nghiêm các nội dung Công điện số 1097 ngày 16/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Các hộ chăn nuôi cần tăng cường chăm sóc, tiêm phòng đầy đủ cho heo; thực hiện tốt việc nuôi heo an toàn sinh học, chủ động phòng ngừa, không chủ quan với dịch, khi phát hiện heo có biểu hiện nhiễm bệnh cần báo ngay đến cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, nhất là thời điểm cuối năm.


Ðể kịp thời hỗ trợ người chăn nuôi khôi phục lại sản xuất, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện ngay chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh DTHCP theo đúng quy định tại Nghị định 02/2017/NÐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ cho đến khi nghị định mới về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật được ban hành và có hiệu lực thi hành.

Ðược biết,  trong 2 năm (2019 và 2020), Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2021 đến nay, do Quyết định số 2254/QÐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ, kinh phí trong phòng, chống bệnh DTHCP năm 2020 hết hiệu lực thi hành, chưa có văn bản hướng dẫn thay thế quyết định này. Do đó, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện ngay việc hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh DTHCP, mức hỗ trợ 38 ngàn đồng/kg đối với heo hơi.


Trung Ðỉnh

 

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.