ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 20-2-25 03:39:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thiêng liêng lá cờ Ðảng ở Cà Mau

Báo Cà Mau Đất và người Cà Mau anh dũng, kiên trung, trọn lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, lập nên biết bao chiến công hiển hách, viết nên những trang sử vàng son và truyền thống cách mạng hào hùng. Với niềm tự hào vô hạn, lòng biết ơn lớn lao, sự tri ân thành kính, hậu thế vẫn nhắc nhớ đến những sự kiện, những nhân vật ưu tú gắn liền với các thời khắc trọng đại của lịch sử và vận mệnh của quê hương, đất nước. Trong đó, sự xuất hiện của lá cờ Đảng trên mảnh đất Cà Mau là câu chuyện thiêng liêng và nhiều điều thú vị.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải (thứ hai từ trái sang) và Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Hồ Trung Việt (bìa trái) nghe thuyết trình về Di tích Ðình Tân Hưng, nơi gắn với sự kiện lá cờ của Ðảng tung bay trên mảnh đất Cà Mau năm 1930.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải (thứ hai từ trái sang) và Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Hồ Trung Việt (bìa trái) nghe thuyết trình về Di tích Ðình Tân Hưng, nơi gắn với sự kiện lá cờ của Ðảng tung bay trên mảnh đất Cà Mau năm 1930.

Trước hết phải nói về việc ra đời của chi bộ Ðảng đầu tiên ở Cà Mau. Ngay từ năm 1927, đồng chí Ðào Hưng Long được Kỳ bộ Nam Kỳ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Ðồng chí Hội phái về hoạt động tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin tại Cà Mau để tuyển chọn những thanh niên yêu nước ưu tú kết nạp vào Hội. Tháng 1/1929, Chi hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng Ðồng chí Hội thị trấn Cà Mau được thành lập. Với nhiều hoạt động sôi nổi, chi hội đã tuyên truyền, vận động để quần chúng Nhân dân giác ngộ sứ mệnh lịch sử, khơi dậy tinh thần yêu nước và đấu tranh để thoát khỏi thân phận người dân nô lệ, mất nước. Chi hội còn mở quán cơm Ðồng Tâm, hiệu sách Hồng Anh Thư quán, vừa là cơ sở tập hợp, đoàn kết yêu nước và đầu mối hội họp, trao đổi. Bọn thực dân và tay sai “đánh hơi” thấy mầm mống hoạt động cách mạng, tiến hành nhiều thủ đoạn nham hiểm để giám sát, đe doạ, bắt bớ, khủng bố những đồng chí trong chi hội và cả những thanh niên yêu nước, hoạt động của chi hội vì thế tạm lắng xuống.

Ðến tháng 1/1930, Ðặc uỷ Hậu Giang do đồng chí Ung Văn Khiêm làm Bí thư đã trực tiếp làm thủ tục kết nạp 4 hội viên ưu tú của chi hội, gồm các đồng chí: Lâm Thành Mậu, Nguyễn Văn Chính, Tăng Văn Hai, Phạm Ngọc Cừ vào An Nam Cộng sản Ðảng và thành lập chi bộ tại thị trấn Cà Mau do đồng chí Lâm Thành Mậu làm Bí thư. Sau ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930), đổi tên thành Chi bộ Ðảng Cộng sản Việt Nam thị trấn Cà Mau. Tính rộng ra, thì đây là chi bộ Ðảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của cả vùng Cà Mau - Bạc Liêu (tại Bạc Liêu, chi bộ Ðảng đầu tiên thành lập tháng 2/1930).

Ðặc biệt là vào đúng ngày 3/2/1930, tại thị trấn Cà Mau xuất hiện lá cờ đỏ búa liềm của Ðảng giăng ngay sông Cà Mau. Theo quyển "Lịch sử 80 năm công tác Tuyên giáo của Ðảng bộ tỉnh Cà Mau" thì đây là “lần đầu tiên lá cờ đỏ búa liềm xuất hiện cùng với các khẩu hiệu “Ðảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!”; “Ðả đảo đế quốc Pháp”; “Ðông Dương độc lập muôn năm!”.

Ðến ngày 1/5/1930, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động, các thanh niên yêu nước Lương Thế Trân, Nguyễn Ngọc Hương, Nguyễn Thế Cao đã mua vải làm cờ Ðảng và viết khẩu hiệu “Diệt trừ Pháp tặc” treo ở cây dương trước sân Ðình Tân Hưng (thuộc xã Tân Hưng cũ, nay là xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau). Về sau, sự kiện này được nhiều người dẫn lại với đánh giá “đây là nơi treo cờ Ðảng đầu tiên của Cà Mau”, hoặc khác hơn là “nơi treo cờ Ðảng Cộng sản Ðông Dương đầu tiên ở Cà Mau”.

Trước hết, về ý kiến coi Ðình Tân Hưng “là nơi treo cờ Ðảng Cộng sản Ðông Dương đầu tiên ở Cà Mau”, khẳng định ngay là có sự nhầm lẫn về thông tin lịch sử. Dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam. Ðến tháng 10/1930, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Ðảng quyết định đổi tên thành Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Như vậy, ở thời điểm 1/5/1930, khi sự kiện treo cờ Ðảng ở Ðình Tân Hưng diễn ra, chưa có tên gọi Ðảng Cộng sản Ðông Dương như có một số bài viết đề cập.

Còn với nhận định Ðình Tân Hưng là nơi đầu tiên treo cờ Ðảng ở Cà Mau, có thể lý giải theo một số cách hiểu. Thứ nhất, đây là nơi đầu tiên có địa danh cụ thể và gắn với những nhân vật cụ thể của lịch sử tại Cà Mau khi lá cờ Ðảng tung bay. Ở đây, khác với việc “lá cờ Ðảng lần đầu tiên xuất hiện” ở Cà Mau trong một không gian, bối cảnh chung chung là “sông Cà Mau”.

Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân thành kính tưởng nhớ, tri ân, dâng hương tiền nhân và các bậc tiền bối cách mạng tại Di tích Đình Tân Hưng.

Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân thành kính tưởng nhớ, tri ân, dâng hương tiền nhân và các bậc tiền bối cách mạng tại Di tích Đình Tân Hưng.

Và còn một lý giải khác, đó là tính chất đặc biệt của sự kiện treo cờ Ðảng tại Ðình Tân Hưng. Bởi khác với sự kiện xuất hiện lần đầu tiên của cờ Ðảng vào ngày 3/2/1930 là trực tiếp do các đồng chí đảng viên của Chi bộ Ðảng Cộng sản Việt Nam thị trấn Cà Mau tổ chức thực hiện, thì sự kiện treo cờ Ðảng tại Ðình Tân Hưng do những thanh niên yêu nước, chưa phải là đảng viên trực tiếp đảm nhiệm. Sự xuất hiện của lá cờ Ðảng tại Ðình Tân Hưng không còn là sự bỡ ngỡ, tò mò, hiếu kỳ cho người dân mà thật sự tạo nên sự tác động mạnh mẽ, sâu sắc và đầy thiêng liêng. Ðảng Cộng sản Việt Nam hiện thân qua lá cờ đỏ búa liềm đã thực sự trở thành mặt trời chân lý, sự thôi thúc tự giác và có sức lan toả mạnh mẽ để người Cà Mau từ đây nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho lý tưởng, con đường cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của Ðảng, của Bác Hồ.

Lá cờ Ðảng là biểu tượng thiêng liêng, bất diệt của Ðảng Cộng sản Việt Nam, của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, đã tung bay từ ngày có Ðảng, là vầng dương chân lý soi tỏ, dẫn đường cho quá khứ, cho hôm nay và cho cả tương lai rạng rỡ để quê hương, đất nước tiến bước vào kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc./.

 

Phạm Hải Nguyên

 

Thiêng liêng lá cờ Ðảng ở Cà Mau

Đất và người Cà Mau anh dũng, kiên trung, trọn lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, lập nên biết bao chiến công hiển hách, viết nên những trang sử vàng son và truyền thống cách mạng hào hùng. Với niềm tự hào vô hạn, lòng biết ơn lớn lao, sự tri ân thành kính, hậu thế vẫn nhắc nhớ đến những sự kiện, những nhân vật ưu tú gắn liền với các thời khắc trọng đại của lịch sử và vận mệnh của quê hương, đất nước. Trong đó, sự xuất hiện của lá cờ Đảng trên mảnh đất Cà Mau là câu chuyện thiêng liêng và nhiều điều thú vị.

Phát huy giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về tam nông

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có vai trò, vị trí đặc biệt đối với sự tồn tại, phát triển của dân tộc, đất nước ta. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, những vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được thể hiện hết sức đặc sắc và vẫn còn vẹn nguyên giá trị, tính thời sự, tính dự báo và tính định hướng lâu dài cho lĩnh vực được xác định là trụ đỡ của nền kinh tế nước nhà trong bối cảnh đổi mới, hội nhập.

Tổ chức tốt Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu bài viết: "Tổ chức tốt Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025

Sáng 10/2, tại Nhà Quốc hội, Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị.

Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ

Ðất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề vô cùng quan trọng. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người. Bản sắc văn hoá là linh hồn, là cốt cách riêng của mỗi dân tộc, là sức mạnh nội sinh để xây dựng đất nước phát triển.

Chống “giặc nội xâm” lãng phí: Rà soát việc quản lý tài sản công

Thực hiện Chỉ thị 23-CT/TU ngày 12/11/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong tình hình mới, Ðảng bộ UBND tỉnh yêu cầu nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong tỉnh về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đầy cam go, phức tạp, là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để xây dựng Ðảng ta vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”.

Lễ kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam -Triều Tiên

Tối 6/2 tại Hà Nội, Đại sứ quán Triều Tiên tại Việt Nam tổ chức chiêu đãi trọng thể kỷ niệm lần thứ 75 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Tri ân người mở cõi

Ðầu xuân năm nay tôi được dự lễ khánh thành khu mộ thân tộc ông bà Phạm Hữu Liêm - Lê Thị Liễu, tại ấp Bàu Vũng, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước. Chung quanh khu nghĩa mộ có mấy công trình phụ nhưng ý nghĩa đáng để mọi người suy ngẫm. Ðó là hồ sen, tuy diện tích không lớn nhưng ông Liêm giải thích sen là “Quốc hoa” của dân tộc Việt Nam, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Phía tay phải là một hồ khác để nuôi cá các loại, chim le le và vịt trời. Phía sau công trình là một bờ cây đước xanh rờn, cao lớn.

Thăm địa chỉ đỏ

Di tích Hồng Anh Thư Quán (số 43, đường Phạm Văn Ký, Phường 2, TP Cà Mau) là một trong những di tích lịch sử hiếm hoi ghi dấu chặng đường cách mạng của người Cà Mau trước năm 1930. Hồng Anh Thư Quán được công nhận Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia ngày 4/8/1992.

Thêm hiện vật quý thời chống Pháp

Vừa qua, trong chuyến công tác tại TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng tỉnh Cà Mau vinh dự được tiếp nhận một số hiện vật vô cùng quý giá, gồm 47 hình ảnh và 11 hiện vật liên quan đến 2 nhân vật lịch sử nổi tiếng của tỉnh Cà Mau, là Trần Văn Đại (Bí thư Tỉnh uỷ 1939-1940) và Trần Văn Thời (Bí thư Tỉnh uỷ 1940-1941). Toàn bộ số hiện vật này được ông Trần Hoà Bình, con trai của ông Trần Văn Đại (Tám Đại) hiến tặng.