ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 12:14:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðảm bảo an toàn trong lao động

Báo Cà Mau Việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLÐ) không chỉ tạo ra môi trường làm việc an toàn, thân thiện, góp phần tăng năng suất, mà còn nâng cao đời sống tinh thần của người lao động (NLÐ), xa hơn là, họ sẽ gắn bó và cống hiến hết mình vào sự phát triển chung của tập thể.

>> Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

>> Tiếp thêm động lực cho người lao động

Là nơi tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động, xuyên suốt thời gian hoạt động, Nhà máy Ðạm Cà Mau, Công ty Ðiện lực Dầu khí Cà Mau, liên tục triển khai nhiều hoạt động hướng đến nâng cao nhận thức cho NLÐ về ATVSLÐ tại nơi làm việc. Theo đó, ngoài trang bị, cấp phát trang thiết bị bảo hộ, các đơn vị còn quan tâm việc khám sức khoẻ định kỳ cho NLÐ, thực hiện từ 1-2 lần/năm. Ngoài ra, với đặc thù môi trường làm việc, NLÐ tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại máy móc, đơn vị thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng diễn tập phòng, chống cháy nổ tại các khu vực trọng điểm, ứng phó và phản xạ nhanh khi có sự cố xảy ra.

Công nhân làm việc tại khu vực đóng bao Nhà máy Đạm Cà Mau được trang bị bảo hộ lao động.

Bảo hộ lao động là điều kiện bắt buộc khi vào làm việc trong nhà máy, công xưởng, công trường. Vì vậy, bất kể là nhân viên mới, người của nhà máy, nhà thầu trước khi vào xưởng đều được đào tạo qua các lớp về an toàn cơ bản. Các đơn vị rất quan tâm việc bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực ATVSLÐ cho công nhân; phổ biến các quy chế về ATVSLÐ, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp phòng ngừa, để NLÐ được nắm, thực hiện tuân thủ theo nội quy chung.

Có thâm niên làm việc hơn 10 năm tại Nhà máy Ðạm Cà Mau, anh Trần Vũ Em cho biết: “Do đặc thù công việc, hằng ngày tiếp xúc với máy móc, nên định kỳ hằng ca, tổ trưởng hoặc trưởng ca trực tiếp nhắc nhở các anh em công nhân kiểm tra về bảo hộ cũng như nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, trong lúc làm việc tránh để xảy ra sự cố về tai nạn lao động. Về cơ bản, những bảo hộ cần có là giày, quần áo bảo hộ, nón, kính bảo hộ, găng tay chịu nhiệt... Việc tuân thủ bảo hộ nhằm mục đích đảm bảo, bảo vệ an toàn tính mạng cho NLÐ, ngoài ra còn hướng đến việc đảm bảo an toàn chung của xưởng, nhà máy”.

Công nhân Công ty Ðiện lực Dầu khí Cà Mau trong giờ làm việc.

Anh Huỳnh Ngọc Tùng, Phòng An toàn sức khoẻ - Môi trường, Công ty Ðiện lực Dầu khí Cà Mau, cho biết: “Nhiệm vụ chính của phòng là tuân thủ về công tác an toàn sức khoẻ, môi trường, chăm lo và kiểm soát sức khoẻ cho NLÐ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhà máy, không để xảy ra các sự cố cháy nổ, sự cố về môi trường, tai nạn lao động. Ðối với các vị trí làm việc liên quan đến vận hành máy móc, khi được tập huấn và trang bị bảo hộ đầy đủ theo đúng quy định pháp luật thì không chỉ tạo được sự an tâm về mặt tinh thần cho NLÐ, mà còn giúp họ thực hiện các thao tác, công việc được thuận tiện hơn”.

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo sức khoẻ, an toàn tính mạng và quyền lợi cho NLÐ trong lúc làm việc, trong mỗi ca trực đều thực hiện giám sát trực tiếp tại nơi làm việc và theo dõi từ xa trên hệ thống camera. Riêng phần máy móc tại công ty, nhà máy, nhà xưởng đều có bộ phận chuyên trách thực hiện quản lý giám sát, định kỳ sẽ có nhân viên đến kiểm tra bảo dưỡng.

Tại những khu vận hành máy móc, lắp đặt biển cảnh báo nguy hiểm để công nhân nhận diện ( ảnh chụp tại Nhà máy Đạm Cà Mau).

Chị Trầm Ngọc Dung, kỹ sư quản lý kỹ thuật, Công ty Ðiện lực Dầu khí Cà Mau, chia sẻ: “Ðối với công ty, tất cả mọi công việc đều có quy định rõ về trang bị bảo hộ lao động, thực hiện cấp phát thiết bị bảo hộ theo từng vị trí thích hợp. Chẳng hạn như: người làm việc trên cao, làm việc trong không gian hẹp sẽ được trang bị bảo hộ riêng biệt, trước khi thực hiện sẽ được kiểm tra sức khoẻ cơ bản, đáp ứng được tính chất công việc. Những năm qua, việc chăm lo sức khoẻ NLÐ được ban lãnh đạo quan tâm sâu sắc. Ðối với những bệnh đơn giản, phòng y tế sẽ thực hiện cấp phát thuốc; trong quá trình làm việc khi có chấn thương nhẹ, té ngã, trơn trợt, sẽ có nhân viên y tế túc trực sơ cứu nhanh chóng, sau đó sẽ chuyển đến bệnh viện tuyến trên. Không chỉ an tâm về mặt tinh thần, đời sống người lao động cũng được đãi ngộ. Công ty tổ chức nhiều sân chơi bổ ích phù hợp cho con, em người thân của NLÐ tham gia, đây cũng là yếu tố để mọi người gắn bó lâu dài với công việc”./.

 

Ngô Nhi

 

Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động (ÐVCÐ-NLÐ) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Kịp thời đảm bảo an sinh cho người lao động

Tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 74.815 người. Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thời gian qua, công tác an toàn vệ sinh lao động  (ATVSLĐ) có nhiều chuyển biến tích cực, cũng như việc chăm lo người lao động không may bị tai nạn trong quá trình lao động luôn được quan tâm đúng mức.

Chăm lo tốt đời sống người lao động

Nhận thức rõ việc chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn và người lao động (ĐVCĐ&NLĐ) là nhiệm vụ vô cùng quan trọng quyết định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Năm Căn luôn dành sự quan tâm và tập trung nhiều nguồn lực để tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.

Công đoàn - Cánh tay nối dài bảo vệ người lao động

Với vai trò là cầu nối quan trọng giữa người lao động và chủ sử dụng lao động, tạo ra môi trường làm việc công bằng, an toàn và bền vững, những năm qua, tổ chức Công đoàn các cấp đã và đang làm tốt vai trò của mình, không chỉ đối với những người lao thuộc các tổ chức công đoàn mà cả những lao động tự do, thời vụ không nằm trong tổ chức công đoàn nào.

Xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa doanh nghiệp và người lao động

“Làm doanh nghiệp, ngoài những kế hoạch, định hướng đầu tư thì phải có công nhân làm việc, công có được chỗ nơi làm việc ổn định thì phải có doanh nghiệp. Cả hai cần hỗ trợ lẫn nhau thì doanh nghiệp mới phát triển lớn mạnh được”.

Ðồng hành cùng người lao động

Thời gian qua, công đoàn các cấp trong huyện U Minh đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, có nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động (NLÐ); từ đó đã thu hút, tập hợp được nhiều công nhân, viên chức, lao động tham gia vào tổ chức công đoàn.

Ấm áp bữa cơm công đoàn

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam, các cấp công đoàn trên cả nước đã đồng loạt tổ chức các bữa cơm công đoàn, đặc biệt tập trung tại các công đoàn cơ sở (CÐCS) của các doanh nghiệp (DN) có đông người lao động (NLÐ). Qua đó, giúp đoàn viên, NLÐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, DN.

Báo chí đồng hành truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động

“Để các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đi vào thực tiễn thì công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng đóng một vai trò rất quan trọng, và cần được tăng cường, nhất là trong khu vực không có hợp đồng lao động”, bà Bùi Lệ Oanh, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp và Việc làm (Sở LĐ,TB&XH) khẳng định.

Xây dựng văn hoá an toàn lao động

"Xác định vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội các cấp trong tỉnh đẩy mạnh vận động, tuyên truyền, xây dựng văn hoá an toàn lao động trong hội viên, đoàn viên và Nhân dân, về mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLÐ); tổ chức quản lý và thực hiện quy định về ATVSLÐ tại các công ty; chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ người lao động (NLÐ)... Ðây cũng là chính sách kinh tế - xã hội lớn của Ðảng và Nhà nước, nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước", ông Phan Mộng Thành, Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, chia sẻ.

Nỗ lực chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

Chăm lo cho đoàn viên, người lao động (ÐV, NLÐ) có hoàn cảnh khó khăn là những hoạt động thường xuyên của các cấp công đoàn trong tỉnh, càng được đặc biệt quan tâm vào những dịp Tết đến, xuân về hay trong Tháng Công nhân. Từ những hoạt động thiết thực này, từng bước giúp NLÐ tin tưởng vào tổ chức công đoàn.