ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 05:40:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðèn dầu một thuở

Báo Cà Mau (CMO) Dịp Tết mấy năm trước, khi gia đình ông anh đi vắng, nhờ tôi ngủ giữ nhà, nghĩ tới con hẻm vắng không có đèn đường, căn nhà vắng chủ cũng tối om, tôi ngán ngại... Nhưng vừa tới cổng, đèn trước nhà tự động bật sáng, nhờ đó tôi cũng vững tâm hơn. Vẹn nguyên cảm giác thích thú với sự tiện lợi đó, tôi lại nhớ về lúc chưa có điện. Cả một vùng ký ức như sống lại với hình ảnh cây đèn dầu quen thuộc trong suốt thời thơ ấu của tôi.

Lúc đó tôi học tiểu học, xế chiều nào ông nội tôi cũng biểu: “Con đi làm dầu đèn đi!”. Làm “dầu đèn” ở đây là đi bưng hết mấy cây đèn dầu lớn nhỏ trong nhà gom lại, cây nào cạn dầu thì châm vô thêm; tim đèn nào cụt quá thì thay mới, vặn lên sẵn; lau chùi cho sạch bóng mấy cái ống khói đèn; kiểm tra “ống quẹt”, rồi để chung một chỗ luôn. Chuẩn bị mọi thứ, để khi sụp tối là có sẵn đèn thắp sáng, cho ấm cúng trong nhà. Cây đèn lớn nhất để bàn lớn ở nhà trước, cây đèn cóc vặn lu để trên bàn thờ, thêm mấy cây nhỏ để phía sau và khi cần bưng tới bưng lui trong nhà. Rồi còn có cả cái lồng đèn cầm tay, để cây đèn dầu vô đó, xách ra thăm chuồng gà, chuồng vịt, chuồng heo... mà không lo bị gió mưa làm tắt đèn.

Chuyện làm “dầu đèn” lặp đi lặp lại, cùng với nhiều việc khác cứ in vào tâm trí tôi. Có lần trò chuyện cùng chị đồng nghiệp, chị cũng đồng cảm chia sẻ: “Cho tới bây giờ, không hiểu sao cứ hễ chiều chiều là chị hay nhớ mấy chuyện phải làm trước đây, như phải lo lấy quần áo, gom củi, lấy cá khô... vô nhà, sợ mưa ướt, sợ tối rồi mà quên lấy”.

Tuy đã lâu không còn dùng đến, nhưng cây đèn dầu gắn bó quen thuộc một thời vẫn được một số gia đình gìn giữ làm kỷ niệm.

Hiện nay, đèn điện sáng choang khắp nhà, đi tới đâu chỉ cần bật công tắc. Và còn bao nhiêu thứ đèn khác: đèn chớp nhiều màu sắc trang trí làm đẹp trên các tuyến đường, đèn chùm đủ kiểu dáng sang trọng trong phòng khách, đèn ngủ... Cuộc sống tiện nghi đem đến sự thoải mái nhiều mặt, chỉ mấy khi cúp điện, mọi hoạt động ngưng trệ, người ta mới rối lên kiếm đèn cầy, đèn pin, đèn sạc điện... xài tạm trong khi chờ có điện. Hay chỉ cần bật đèn từ chiếc điện thoại, cũng đủ soi sáng tạm thời khi cần. Rồi tiện lợi hơn, phải kể tới đèn năng lượng mặt trời, không sợ cúp điện, không tốn tiền điện; cảm ứng tự bật - tắt, tự chuyển từ mờ qua bật sáng khi có chuyển động... Có lần đọc bài báo về mô hình thắp sáng đường quê bằng đèn năng lượng mặt trời, tôi ấn tượng và rất thích tựa đề của bài viết đó: “Gom nắng thắp sáng đường quê”.

Chỉ chuyện thắp sáng thôi, chứ mỗi thời mỗi khác và kéo theo đó là nếp sống, ý thức, thói quen sinh hoạt... của cả gia đình mấy thế hệ cùng chung sống. Nói dông dài để thấy, cái thời xài đèn dầu kéo theo rất nhiều mối lo, khiến người ta không chỉ phải bận tâm tới chuyện dầu với đèn! Không chỉ phải lo xa, mua sẵn can dầu trữ trong nhà, rồi lo chỗ cất dầu an toàn, phòng cháy; lo làm “dầu đèn” mỗi ngày, mà kéo theo đó là tất cả mọi sinh hoạt trong ngày đều phải sắp xếp theo cho hợp lý.

Cơm chiều thường phải nấu sớm, để ăn sớm, dọn dẹp rửa chén bát xong xuôi trước khi trời tối. Chuyện tắm rửa, giặt giũ cũng phải làm sớm theo. Hôm nào bận rộn với ruộng vườn, vô nhà trễ thì coi như làm gì cũng phải bưng theo cây đèn dầu leo lét, rất vất vả. Con nít trong nhà cũng được nhắc lo học bài xong ban ngày, tối đỡ phải thắp đèn dầu học, không đủ sáng, dễ hại mắt. Nhắc thì nhắc vậy, chứ cũng không tránh khỏi chuyện học bài khuya, rồi ngủ quên, mấy lần hú vía tưởng chết cháy vì quơ ngã cây đèn, đổ dầu. Lửa cháy lan tới mớ tóc, tập sách, cháy luôn một lỗ lớn cái mùng ngủ...

Rồi mấy đợt nghỉ hè, về quê ngoại chơi, nhà không có ti vi, mỗi tối thứ Bảy, muốn đi coi cải lương, mấy bà cháu cầm cái lồng đèn dầu xuống xuồng, để đằng trước mũi, rồi bơi đi coi ké. Thời đèn dầu mà nhà nào có ti vi xài bình ắc quy, thêm cây đèn măng sông nữa là coi như giàu nhứt xóm, sáng nhứt xóm!

Mỗi tối bên cây đèn dầu, cả nhà xúm xít chuyện vãn, ánh đèn vàng vàng mờ tỏ theo từng cơn gió lùa còn từng là nỗi ám ảnh tuổi thơ của tôi, khi ba tôi nằm đưa võng và... kể chuyện ma! Ban đầu mấy anh chị em còn ôm gối ra nằm chơi trên bộ ván; nghe kể một hồi, tự dưng đứa nào cũng nhích vô, nhích riết thành dồn lại một chỗ giữa bộ ván, im re, không đứa nào dám hó hé, sợ nhất là lúc gió mạnh, thổi tắt luôn cây đèn! Mà cũng ngộ, sợ thì sợ, nhưng tối nào mấy anh em cũng đòi ba kể chuyện ma cho nghe!

Nhớ thì nhớ vậy, rồi tôi lại nghĩ, xài đèn dầu dẫu bất tiện, nhưng sống thời đó, khi thích nghi, mỗi người cũng rèn được nhiều thói quen tốt cho mình: sắp xếp hoàn thành sớm mọi việc trong ngày trước khi trời tối, tắm sớm, ngủ sớm, dậy sớm...

 

Tâm Hảo

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.