ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 13:11:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dèo lưới nuôi cá lóc đầu vuông

Báo Cà Mau Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời phát triển mô hình nuôi cá lóc đầu vuông thương phẩm trong dèo lưới. Cách thức nuôi khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tước đây, kinh tế gia đình chị Nguyễn Thu Thảo, ấp Sào Lưới A, phụ thuộc hoàn toàn vào nghề đi biển của chồng chị. Năm 2021, sau khi học hỏi kinh nghiệm từ người cậu đã thực hiện thành công mô hình nuôi cá lóc đầu vuông, cộng với tìm hiểu kỹ năng nuôi trên mạng, chị Thảo đã tận dụng diện tích 100 m2 mặt nước sông, đầu tư nuôi cá lóc thương phẩm. Nhờ vậy, gia đình chị Thảo có thêm nguồn thu nhập.

Theo chị Thảo, nuôi cá trong dèo lưới ít tốn chi phí đầu tư, người nuôi chỉ cần bỏ vốn mua cá giống, thức ăn, còn lưới dèo có thể sử dụng nuôi được nhiều vụ. Diện tích không cần lớn, có thể tận dụng diện tích mặt nước của kênh, sông để làm dèo nuôi.

Mô hình nuôi cá trong dèo lưới của gia đình chị Nguyễn Thu Thảo.

Mô hình nuôi cá trong dèo lưới của gia đình chị Nguyễn Thu Thảo.

Chị Thảo cho biết: “Do ban đầu chưa có kinh nghiệm nên không ít lần thất bại, cá chết không rõ nguyên nhân, nhưng tôi quyết tâm khắc phục, làm lại từ đầu. Cá lóc đầu vuông là loại cá dễ nuôi, ít bị bệnh, tốc độ tăng trưởng nhanh, nuôi được 2 vụ/năm. Sau 5 tháng nuôi, trọng lượng mỗi con từ 1-1,5 kg là có thể xuất bán, với giá 40-45 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi 80 triệu đồng/năm”.

Chị Thảo chia sẻ, dèo lưới nuôi cá trên sông được thiết kế đơn giản, lưới cước cao từ 2-2,5 m, ngang 4 m, dài 6 m; đóng các trụ cây thành hình chữ nhật, dèo lưới sẽ được câu móc chắc chắn vào các trụ cây. Ðáy dèo lưới cần cách đáy sông khoảng 0,4 m nhằm đảm bảo nguồn nước, tránh bị ô nhiễm đáy dèo, phía trên dèo lưới bố trí tàu dừa che mát cho cá.

Qua học tập kinh nghiệm từ những hộ nuôi gần nhà và bản thân tự tìm tòi thêm, từ năm 2023, ông Trần Văn Mến, ấp Sào Lưới A, đã đầu tư nuôi cá lóc đầu vuông trong dèo lưới trên sông, với 8 dèo, số lượng thả nuôi 30 ngàn con cá giống mỗi vụ, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình có lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/năm.

Ông Mến chia sẻ: "Dèo lưới nuôi phải thông thoáng, thường xuyên xử lý sát trùng bằng vôi bột, muối trước và sau khi thả cá nuôi giúp cá lớn nhanh, ít nhiễm bệnh. Cần chú ý đến biểu hiện của cá để có biện pháp xử lý kịp thời. Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần, nếu có cá biển vụn xay nhuyễn làm thức ăn chính cho cá thì cá sẽ chắc thịt, thơm ngon hơn, được thị trường ưa chuộng".

Ông Nguyễn Văn Khải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Bình Tây Bắc, cho biết: “Nuôi cá lóc trong dèo lưới là mô hình hiệu quả, toàn xã có 14 hộ đang phát triển mô hình này, tập trung ở ấp Sào Lưới A. Ðể giúp bà con duy trì sản xuất, nâng cao thu nhập, hội sẽ tiếp tục hỗ trợ bà con vay vốn cũng như mở các lớp tập huấn kỹ thuật về nuôi cá”./.

 

Tiểu Ái

 

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.