ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 21:32:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Điểm nghẽn kinh tế biển Phú Tân: Bài 2: Đừng để “lỡ duyên” tàu – bến

Báo Cà Mau Cửa biển Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, một trong những cửa biển quan trọng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh cũng như cả nước. Cửa biển này có tiềm năng tiếp nhận tàu công suất lớn vào neo đậu và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá để trở thành cửa biển sầm uất, nếu được đầu tư đúng mức.

Cửa biển Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, một trong những cửa biển quan trọng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh cũng như cả nước. Cửa biển này có tiềm năng tiếp nhận tàu công suất lớn vào neo đậu và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá để trở thành cửa biển sầm uất, nếu được đầu tư đúng mức.

Ngày 12/11/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1976/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó, có cửa biển Cái Đôi Vàm. Quyết định này mở ra cơ hội đầy hứa hẹn để huyện Phú Tân vực dậy kinh tế biển vốn đã ì ạch trên đường phát triển.

Điểm nghẽn

Với lợi thế nằm gần ngư trường biển Tây rộng lớn, cửa biển Cái Đôi Vàm thu hút ngày càng đông các ghe tàu đánh bắt cá của ngư dân địa phương và các tỉnh bạn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, với sự tác động của biến đổi khí hậu làm cho lượng phù sa bồi lắng rất nhanh, các ghe tàu ra vào cửa biển này gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không thể di chuyển khi thuỷ triều xuống thấp. Đây chính là điểm nghẽn cần được khơi thông trong tiến trình vực dậy kinh tế biển của huyện Phú Tân.

Nếu cửa biển Cái Đôi Vàm không được nạo vét sớm thì các cột neo đậu tàu thuyền trong khu neo đậu tránh trú bão sẽ không phát huy hiệu quả, gây lãng phí.        Ảnh: V.HOÀ

Chủ tàu lưới kéo Trần Văn Thái, khóm 3, thị trấn Cái Đôi Vàm, bức xúc: "Cửa biển này rất cạn, ghe tàu ra vào vô cùng khó khăn, chân vịt bị hư thường xuyên. Một chân vịt trị giá 30-40 triệu đồng, thông thường sử dụng được 2-3 năm nhưng ra vào cửa này chưa đầy năm là phải thay. Gia đình tôi có đến 5-6 chiếc tàu nhưng phải đậu bên cửa Sông Đốc không dám ra vào cửa này sợ bị hư chân vịt, nhà thì ở đây mà tàu đậu bên đó làm tăng thêm chi phí. Ngư dân vùng này mong mỏi Nhà nước nạo vét cửa biển này tạo luồng thông thoáng để người dân giảm chi phí, đỡ khổ hơn, nhưng không biết đến bao giờ cửa biển này mới được khơi thông?".

Cửa biển bị cạn, ngoài việc ghe tàu ra vào khó khăn, tăng chi phí cho ngư dân bởi phải tốn thêm khoản duy tu ngư cụ lẽ ra không đáng có, còn gây ra nhiều trở lực lớn khác. “Chính cửa biển bị cạn nên ghe tàu ra vào ngày càng ít, kéo theo dịch vụ hậu cần nghề cá không phát triển. Từ đó, các vựa kinh doanh thu mua sản phẩm từ biển không nhiều, tạo ra thế ép giá ngư dân. Nếu cửa biển thông thoáng, ghe tàu ra vô nhiều, dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển, nhiều cơ sở kinh doanh thu mua sản phẩm biển ra đời, ngư dân có nhiều lựa chọn trong việc bán sản phẩm của mình. Khi đó giá cả sẽ tăng lên, chứ không bị ép giá như hiện nay, vì sẽ phá được thế độc quyền trong khâu thu mua”, ngư dân Phan Văn Phúc, chủ ghe lưới rê, khóm 3, thị trấn Cái Đôi Vàm, phân tích.

Cần đầu tư đồng bộ

Nằm trong lộ trình phát triển kinh tế biển của tỉnh, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và bến cá Cái Đôi Vàm. Dự án này đang trong quá trình hoàn thành, dự kiến tháng 1/2016 sẽ được thông báo khai bến, đưa vào khai thác sử dụng. Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và bến cá Cái Đôi Vàm đi vào hoạt động sẽ mở ra tương lai đầy hứa hẹn cho kinh tế biển của huyện.

Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Võ Trường Giang tâm đắc: "Trung ương, UBND tỉnh đầu tư khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và bến cá với tổng nguồn vốn trên 69 tỷ đồng là chủ trương đúng đắn, kịp thời. Dự án này sẽ giúp huyện chủ động trong công tác phòng, chống lụt, bão hằng năm và tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện đánh bắt có chỗ neo đậu tránh trú bão an toàn trong điều kiện có nhiều cơn bão lớn xảy ra. Ngoài ra, dự án này còn phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển, là điều kiện để vực dậy kinh tế biển, một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của huyện".

"Tăng cường đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, thúc đẩy kinh tế biển của huyện là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật thì chưa đủ, mà phải có cơ chế phối hợp tạo điều kiện cho tàu thuyền cặp bến dễ dàng. Chẳng hạn như về thủ tục hành chính, kiểm soát ghe tàu ra vào như thế nào cho đảm bảo an toàn, nhưng không gây phiền hà cho ngư dân. Có vậy, cửa biển Cái Đôi Vàm mới trở nên sầm uất trong tương lai", Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm Nguyễn Văn Kha kiến nghị.

Theo thông tin từ Ban Quản lý các cảng cá tỉnh Cà Mau, HĐND tỉnh thống nhất chủ trương đầu tư dự án nạo vét luồng cho tàu cá xa bờ ra vào các cửa biển Khánh Hội, Sông Đốc, Rạch Gốc, Cái Đôi Vàm. Hiện các ngành chức năng của tỉnh đã hoàn tất các thủ tục gởi các bộ, ngành để xin nguồn vốn. Sau khi được phân bổ nguồn vốn, tỉnh sẽ tiến hành nạo vét các cửa biển, trong đó có cửa Cái Đôi Vàm.

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và bến cá Cái Đôi Vàm sắp đưa vào khai thác là tín hiệu vui. Thế nhưng, để khu này phát huy được hết công năng, tránh lãng phí, để kinh tế biển của huyện được vực dậy là chuyện không hề đơn giản. Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Võ Trường Giang trăn trở: "Hiện nay, huyện đang gặp khó trong quá trình vực dậy kinh tế biển. Thứ nhất, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và bến cá đã được đầu tư, sắp đưa vào sử dụng nhưng cửa biển lại bị cạn, ghe tàu vào bến gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không được nạo vét, khơi thông thì ghe tàu khó cặp được bến cá; khi có giông bão xảy ra ghe tàu cũng khó vào khu vực tránh trú bão được. Nếu cửa biển không được nạo vét kịp thời thì bến cá, khu neo đậu tránh trú bão sẽ không phát huy hiệu quả, gây lãng phí. Thứ hai là việc chuyển đổi nghề cho ngư dân khai thác ven biển. Muốn giải quyết được 2 khó khăn này đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, huyện không thể kham nổi".

Nếu mối “lương duyên” tàu - bến không được se, không có một đề án mang tính khả thi cao để chuyển đổi nghề cho ngư dân khai thác ven biển thì kinh tế biển của huyện Phú Tân không thể thoát được sự “ì ạch” trên con đường phát triển của mình./.

Phóng sự của Vi Hoà

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.