ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 4-5-25 04:05:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðiểm sáng công tác hội đặc thù - Bài 2: Những người tiên phong

Báo Cà Mau (CMO) Những người đứng đầu trong các hội đặc thù cấp xã đa phần là cán bộ nghỉ hưu. Hăng hái tham gia công tác hội bằng tinh thần tự nguyện và trách nhiệm, các vị chủ tịch hội đã tạo được nhiều dấu ấn, mang đến niềm vui, làm cầu nối cho các bậc tiền bối, lão thành ở tuổi nghỉ hưu trong tổ hội, nhất là những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội.

Chủ tịch hội U70

Người dân ấp Thị Tường B, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước đã quá quen thuộc với hình ảnh bà giáo già trên chiếc xe đạp cũ hoạt động công tác Hội Cựu giáo chức tại địa phương. Ngót nghét hơn 40 năm công hiến cho ngành giáo dục và hơn 20 năm hoạt động Hội Cựu giáo chức, đó là khoảng thời gian bà Nguyễn Tuyết Mai, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức xã Hưng Mỹ vui và tự hào khi được cống hiến cho xã hội.

Dù sắp bước sang tuổi 70, nhưng bà Mai vẫn với giọng nói truyền cảm, thu hút như hồi còn tuổi công tác. Sự tâm huyết thể hiện trên từng hành động, cử chỉ, biểu cảm trên gương mặt bà, tạo cảm giác thân thiện, gần gũi cho người đối diện.

Tham gia Hội Cựu giáo chức xã, bà Mai cảm thấy vui vì mình vẫn còn gắn bó với công tác giáo dục.

Bà Mai tâm sự: “Gắn đời mình với nghề giáo từ khi còn chiến tranh ác liệt, đối với tôi đó là cái duyên lớn nhất cuộc đời. Trở thành giáo viên trường làng khi tuổi xuân xanh, trải qua nhiều gian khó mà trưởng thành, ươm mầm tri thức cho biết bao thế hệ trẻ. Sau khi về hưu, tôi tiếp tục tham gia hoạt động Hội Cựu giáo chức tại xã để thấy rằng mình vẫn còn là giáo viên và mong muốn tập hợp những đồng nghiệp, cùng họ chia sẻ khó khăn, vươn lên trong cuộc sống”.

Nghỉ hưu sớm vì hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn và vì tương lai của các con nên bà Mai lựa chọn lui về  để chồng tiếp tục cống hiến cho nghề giáo. Mặc dù bà Mai không còn đứng trên bục giảng nhưng vẫn là thành viên Hội Cựu giáo chức và tham gia nhiều hoạt động công tác xã hội tại địa phương. Đến năm 2013, bà Mai vinh dự đắc cử Chủ tịch Hội Cựu giáo chức, kiêm Chủ tịch Hội Khuyến học cho đến hiện tại.

“Một khi tham gia bất cứ hoạt động nào của xã hội, tôi luôn quan niệm bản thân phải tận tuỵ, cống hiến kinh nghiệm cho tổ chức, đoàn thể. Nghề giáo rèn cho tôi tính nhẫn nại, nhiệt tình nên bất cứ việc gì cũng có thể hoàn thành. Được sự tín nhiệm của hội viên, lãnh đạo cấp trên, bản thân phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Đơn giản vậy thôi, hễ thấy vui, có sức khoẻ là còn hoạt động”, bà Mai bày tỏ.

"Hễ thấy vui, có sức khoẻ là còn hoạt động", lời tâm sự tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Ngoài giữ chức Chủ tịch Hội Cựu giáo chức, Hội Khuyến học, bà Mai còn là hội viên gương mẫu ở Hội LHPN, Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ. Công việc khá bộn bề nhưng bà vẫn cẩn thận sắp xếp chu toàn, từ việc riêng đến việc công.

Trách nhiệm từng phần việc được giao phó và sự nỗ lực không nghỉ vì công tác hội nên bà Mai vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, nhận nhiều kỷ niệm chương cao quý trong các hoạt động hội, ngành giáo dục. Đặc biệt, năm 2016, tập thể Hội Cựu giáo chức vinh dự nhận bằng khen của Trung ương Hội Cựu giáo chức.

Công tác hội là niềm vui

Mỗi nhiệm vụ dù lớn hay nhỏ đều được các cô chú trong các hội đặc thù cấp xã chung tay thực hiện. Tuổi cao, sức kém, được tham gia công tác đối với các cô chú là niềm vui, vinh dự. Bên cạnh đó, công tác hội mang tính chất đặc thù dù kinh phí hoạt động còn hạn chế nhưng tinh thần trách nhiệm các vị chủ tịch hội luôn nêu cao. Ông Nguyễn Minh Thơ, ấp Thị Tường A, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, năm nay 74 tuổi, năm 2019, ông được đề cử giữ chức vụ Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong của xã. Tuỳ vào công việc được sắp xếp, nhưng đúng ngày thứ 2 và thứ 4, ông đều có mặt tại cơ quan xã để lập kế hoạch cho từng phần việc.

“Thấy công việc cũng nhàn nhưng quan trọng là được hoạt động xã hội và gắn bó với đồng đội, đồng chí là tôi vui rồi. Mỗi tháng nhận chế độ 2,2 triệu đồng, cũng đủ chi phí ăn uống, đi lại. Nhìn thấy đồng đội mỗi ngày một yếu đi nên tôi mong muốn thường xuyên tới lui để chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Làm được vậy là tốt rồi”, ông Thơ tâm sự.

Ông Trịnh Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, cho biết: “Hiện tại, Hưng Mỹ có 10 hội đặc thù, gồm Hội Đông y, Cựu giáo chức, Chữ thập đỏ, Thanh niên xung phong, Tù chính trị, Người cao tuổi… Tuy các cô chú chủ tịch hội tuổi đã cao nhưng tinh thần, nhiệt huyết với công việc vẫn không thay đổi. Lãnh đạo xã, các ngành, đoàn thể địa phương rất quan tâm đến hoạt động hội đặc thù, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ kịp thời cho hoạt động hội đặc thù được thuận lợi. Kinh phí hoạt động tuy còn hạn hẹp, nhưng đó là động lực để các cô, các chú hoạt động, gắn bó với công tác xã hội, góp phần cùng địa phương xây dựng, phát triển bền vững kinh tế - xã hội”./.

 

Hằng My

BÀI CUỐI: ĐÚNG TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.