ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 19:22:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðọc “Tam không” của Tống Ngọc Hân: Ấm lên tia hy vọng

Báo Cà Mau Chọn viết về đề tài các dân tộc thiểu số, nữ tác giả Tống Ngọc Hân dần khẳng định được nội lực của mình qua các câu chuyện ngắn lồng ghép câu chuyện với những phong tục, tập tục của từng địa phương. Với tập truyện ngắn “Tam không”, tác giả xoáy sâu vào những hủ tục của các bản, làng và cả những câu chuyện về sự nghèo khó, những quẩn quanh trong cuộc sống nhưng vẫn lấp lánh đâu đó niềm hy vọng về sự đổi mới, vẫn nồng ấm nét thương yêu về sự sẻ chia, hy sinh, cái tình giữa người với người đối với nhau dường như vẫn vượt lên tất cả…

Đó có thể là cảnh đôi vợ chồng già sống chung nhà với vợ chồng đứa con trai cùng bầy cháu nheo nhóc. Ðói kém thường trực nên những đứa trẻ dường như chưa bao giờ biết mè nheo bên bàn ăn mà những đôi tay cầm muỗng chưa sành ấy đã biết tự xúc cơm ăn một cách ngon lành.

Nghèo đến mức bị bệnh nhưng vẫn không dám mua thuốc uống. Thương mẹ chồng, đứa con dâu đã bán chiếc thắt lưng thêu, vốn là vật quý của người đồng bào dân tộc Mông bởi người ngoài nhìn vào chiếc thắt lưng sẽ “đánh giá” được độ khéo tay của nàng dâu; nhưng rồi người mẹ chồng đã lẳng lặng bán mớ ngô giống dành cho mùa sau để chuộc lại chiếc thắt lưng thêu ấy lại cho con dâu mình (Ðợi mùa nắng ấm).

Ðó là người chồng mang trong người bạo bệnh chờ chết “Thèm ăn mà không ăn được, thèm ôm ấp vợ mà cái tay run rẩy, thèm nói lời tử tế với vợ mà lại sợ vợ tủi thân. Tiến toàn ngồi yên một chỗ mà hóng ra cửa" (Ðom đóm vào nhà).

Hay như ba chị em nhà Liên đã đùm bọc lẫn nhau dẫu trải qua những biến cố cuộc đời đã thay đổi đến mức dường như không thể nhận ra được nhau. “Thằng em út nhà Liên còi xương từ bé. Mẹ Liên gầy như que đóm, ăn sắn mốc nên cũng không đủ sữa cho em bú. Suốt ngày chị em Liên la lủi khắp các xó xỉnh, ngõ ngách, vườn tược, bắt cóc về để bà làm ruốc cho em. Ðêm nào, trong giấc ngủ, người Liên cũng gai lên, ngứa ngáy vì cái cảm giác sờ vào da cóc. Ðã thế vào mùa lá sắn, nhà còn nuôi tằm lấy tơ bán cho cửa hàng. Chị em Liên đeo sọt vẹo cả hông đi hết các đồi gần đồi xa, hết lá sắn đồi nhà mình thì đến đồi hàng xóm, hết xin xỏ thì đến trộm" (Cổng làng)”.

Và dường như có những phận người bị trôi theo hoặc bị gắn chặt cuộc đời của mình với những tập tục, những thói quen đã có từ nhiều đời trước, từ chuyện kiêng kỵ tuổi đến mức quyết liệt ngăn cản chuyện cưới xin dù biết hai đứa trẻ thương nhau đến đứt ruột. Hay chuyện tảo hôn diễn ra như cơm bữa nên dẫn đến hậu quả là những “bà mẹ trẻ con” phải bỏ học ngang giữa chừng “Nghe tiếng trống trường, lòng Mắn nao nao, rạo rực. Tự nhiên thấy nhớ thế không biết. Bước chân như con thú quen lối, Mắn nôn nóng vượt dốc… Nhưng, Mắn sợ gặp cô Hoàn lắm.Nhớ cô mà lại sợ gặp cô" (Dải vải chàm bịt mắt). Những đứa trẻ lớn lên như cây, như cỏ, sống một cách bản năng hoặc cũng có thể nói là do “lớn lên trong trăm thứ thiếu thốn nhưng có rất ít đứa nhận ra rằng có những thứ thiếu thốn mà sau này dù vật chất đủ đầy cũng không bù đắp nổi”.

May mắn, vẫn có những tia sáng của hy vọng ánh lên một cách lấp lánh, đó là cảnh ba chị em mồ côi những tưởng đã trở thành Chí Phèo thời đại nay lại chính là người thay mặt bà con nghèo trong làng góp tiền để xây Cổng làng; đó là người đàn ông già cố gắng vượt qua những nghiệt ngã của cơn bạo bệnh để bảo vệ và làm lan toả nét đẹp của văn hoá của làng (Sình ca); đó là người ông sẵn sàng bước qua những hủ tục để bảo vệ tình yêu cho đứa cháu cưng của mình, hay như sự thứ dung, rộng mở trong tâm thế “Tam không” - “nhớ đến việc tôi nhờ anh đục cho tôi ba chú khỉ. Con bịt mắt, con bịt tai, con bịt mồm để trưng chơi. Anh bảo, bịt mắt để không nhìn điều gai mắt, bịt tai khỏi nghe điều chướng tai và bịt mồm để khỏi nói những lời xấu xa, độc địa. Chứ không phải bịt vào để tuyệt giao với đời”.

Bởi cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ…

Ngọc Lợi

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.