ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 18:56:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dòng sông ký ức

Báo Cà Mau

Lâu lắm tôi mới trở về dòng sông êm đềm, thơ mộng, man mác của một vùng quê còn lắng đọng biết bao kỳ tích hiếm có trên vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Ðó là dòng sông đã chứng kiến bao thăng trầm của người dân nơi đây còn ẩn giấu nhiều sự kiện qua các thời kỳ lịch sử của vùng đất mà “Nơi con sông mùa xa mưa nước đổ/Nơi chân trời mát mẻ bóng tràm xanh/Nơi những người thương đang ở/Từng chiếc lá rơi cũng xao động tâm tình”.         

Ðó là một dòng sông hữu ngạn của sông Trèm Trẹm chảy qua vùng đất huyện U Minh trên 40 km ra biển Tây, và con sông này không biết có tự bao giờ mà cái tên rất lý thú, Cái Tàu, được giải thích nhiều giai thoại khác nhau. Ðây là cách giải thích mang tính chất sự kiện được nhiều lão nông tri điền kể: Ngày xưa nơi đây Nhân dân có đắp cái cản ngăn tàu giặc không cho vào (khoảng năm 1872) nhưng không biết sao từ “cái cản tàu” mà thành Cái Tàu, chắc có lẽ nhân gian nơi đây gọi cho gọn để dễ nhớ, nên từ “cái cản tàu” thành Cái Tàu chăng?

Minh hoạ:  Minh Tấn

Mùa xuân năm 1872, vùng đất bạt ngàn rừng tràm của xóm Cái Tàu đã diễn ra sự kiện khởi nghĩa yêu nước của hai anh em Ðỗ Thừa Luôn, Ðỗ Thừa Tự đã đứng lên huy động cả trăm thanh niên và Nhân dân ở khu vực Khánh An - U Minh đứng lên khởi nghĩa chống Pháp. Trước sự đàn áp mãnh liệt của thực dân Pháp và sự tương quan lực lượng không cân sức nên cuộc khởi nghĩa của hai ông không thành công. Tinh thần yêu nước và ý chí bất khuất, ngoan cường đấu tranh chống ngoại xâm đó được Nhân dân nơi đây có câu hát ngợi ca: “Xứ Cái Tàu có nhiều nhà quốc sự/Thừa Luông, Thừa Tự với chú Lão Bang/Thiệt là dạ sắt gan vàng/Thù Tây nổi dậy cả làng cùng theo”.

Và vùng đất này đã sản sinh người con ưu tú làm rạng rỡ cho quê hương Cà Mau, đó là đồng chí Huỳnh Quảng, quê Khánh An của dòng sông Cái Tàu, người được vào Ðảng và trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp đầu tiên của vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Lúc tuổi xuân đồng chí từ giã quê hương đi học ở Cần Thơ và tham gia vận động học sinh, sinh viên bãi khoá đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh. Do làm lễ truy điệu cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh nên đã bị bọn thực dân Pháp theo dõi và cấm không cho học. Ðến năm 1930, đồng chí là Thành uỷ viên và được tín nhiệm bầu làm Bí thư Thành uỷ Sài Gòn (tháng 7/1930). Ðây là người con ưu tú của dòng sông Cái Tàu được vào Ðảng cộng sản đầu tiên của vùng đất bán đảo Cà Mau, cũng là chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất một lòng, một dạ trung thành với Ðảng và Nhân dân, như trong lời nói cuối cùng của đồng chí: “Tôi đã làm tròn nhiệm vụ của một đảng viên cộng sản". Nhớ công lao, TP Hồ Chí Minh đặt con đường mang tên đồng chí.

Mùa thu Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cũng dòng sông này lại đón nhận chiếc tàu đặc biệt có thành tích đưa tù chính trị Côn Ðảo về đất liền theo chủ trương của Ðảng ta. Tàu thực hiện nhiệm vụ ra đón 2 lần, trong đó có các đồng chí lãnh đạo của Ðảng như đồng chí Lê Duẩn, Tôn Ðức Thắng, Lê Văn Lương… và nhiều đồng chí khác. Tàu Phú Quốc cùng với 23 chiếc ghe biển khác đã chuyển trên 1.500 tù chính trị về đất liền cập bến Ðại Ngãi (Sóc Trăng). Ðây là chuyến tàu có một không hai của đất nước ta đã làm nhiệm vụ thiêng liêng chưa từng có trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Chiếc tàu Phú Quốc khi hoàn thành nhiệm vụ đưa tù Côn Ðảo về đất liền an toàn còn tiếp tục làm nhiệm vụ chuẩn bị cho kháng chiến chở lương thực, vũ khí để tiếp tục phục vụ xây dựng căn cứ kháng chiến. Ðây là nhiệm vụ rất quan trọng mà chiếc tàu Phú Quốc đã kịp thời đưa về vùng đất U Minh. Khi đến sông Cái Tàu, vào ngày 18/3/1946, nhận được mật tin khẩn cấp là địch sắp tổ chức cuộc càn lớn vào U Minh, nên Bộ Chỉ huy Phân liên khu miền Tây hạ lệnh cho tàu chìm sâu dưới sông để không cho địch phát hiện. Vì thế, đêm 29/3/1946, tất cả thuỷ thủ của tàu khẩn trương khuân vác vật tư, hoá chất, nguyên liệu binh xưởng di chuyển cất giấu và đục tàu cho chìm ngay trong đêm để không cho lọt vào tay giặc. Dòng sông Cái Tàu bấy giờ trở thành một dấu tích lịch sử của những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Nếu tính đến hôm nay (năm 2021) thì 76 năm rồi di tích đáng quý vẫn còn im lặng dưới dòng sông của năm nào. Như trong Công văn số 1352-CV/BT của Bộ Văn hoá - Thông tin ngày 19/5/1994 gửi Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và Sở Văn hoá - Thông tin Minh Hải đã ghi: Ðây là chiếc tàu có nhiều chiến công cùng đưa trên 1.500 tù chính trị Côn Ðảo về đất liền; và đề nghị “có kế hoạch tìm kiếm bảo vệ và trục vớt con tàu để trưng bày phục vụ khách tham quan tại bảo tàng…”. Nếu được như vậy, dòng sông này có ý nghĩa lịch sử rất lớn, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng không chỉ cho tỉnh mà cho cả đất nước.

Cuối năm 1949, cũng dòng sông thân thương này của vùng căn cứ U Minh Hạ, quê hương Cái Tàu là một trong những điểm được chọn cho những đơn vị quan trọng của Xứ uỷ, như cơ quan văn phòng, trường đào tạo, Ðài Phát thanh Nam Bộ, Xưởng Cơ khí, Nhà in Trần Phú… trên vùng căn cứ U Minh. Ðặc biệt là những gia đình bảo vệ đồng chí Lê Duẩn và các cơ quan của Xứ uỷ được an toàn.

Năm 1954, Cái Tàu nằm trong khu vực tập kết 200 ngày, Nhân dân nơi đây náo nức băng, cờ, xuồng ghe rộn rã trên sông kéo ra thị trấn Cà Mau để dự mít tinh đón mừng ngày hoà bình và tiễn đưa người tập kết ra Bắc.

Chuyến tàu tập kết cuối cùng, ngày 8/2/1955, tại sông Ông Ðốc là buổi chia ly lịch sử, dòng sông quê hương nặng nợ thuỷ chung bước vào cuộc chiến mới. Ðây là thời kỳ ta gặp nhiều khó khăn giữ gìn lực lượng trong xây dựng thực lực cách mạng, chuẩn bị cho Ðồng Khởi giải phóng nông thôn. Từ đó, bên dòng sông Cái Tàu xuất hiện những Làng rừng, tạo ra thế và lực mới cho cách mạng trong tỉnh. Tại cuộc toạ đàm năm 1992 của đồng chí Nguyễn Văn Ðáng (Tư Hường), nguyên Bí thư Huyện uỷ huyện Trần Văn Thời, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải, cho biết: "Khi thực hiện chủ trương của Ðảng ta chuyển hướng giữ gìn lực lượng thì ở huyện Trần Văn Thời có đưa một số cán bộ nòng cốt bí mật đưa vào bộ máy, hàng ngũ của địch để làm nội tuyến chờ thời cơ khởi nghĩa". Lúc bấy giờ huyện đã đưa đồng chí Phạm Lai (Tư Lai) vào  đồn Cái Tàu, từng bước cảm hoá được một số binh sĩ địch, phối hợp với lực lượng ta khởi nghĩa tiêu diệt đồn Cái Tàu vào ngày 28/8/1959, giải phóng gần 200 gia đình bị kìm kẹp và thu nhiều vũ khí trang bị cho lực lượng ta. Chiến công này mở ra phong trào Ðồng Khởi bằng bạo lực vũ trang không chỉ cho tỉnh mà cả miền Tây.

Khí thế Ðồng Khởi phát triển lan rộng, dòng sông Cái Tàu đã diễn ra sự kiện hiếm có mà Nhân dân nơi đây gọi là “bắt sống” tàu giặc. Lực lượng vũ trang của ta chặn đánh 2 chiếc tàu tuần tra của địch, bắt được nhiều tù binh, thu toàn bộ vũ khí và chiến lợi phẩm. Trước tình hình đó, ta kịp thời vận động quần chúng cùng với lực lượng vũ trang tổ chức cho tàu đò và huy động lực lượng Nhân dân kéo, đẩy tàu địch biểu diễn chiến thắng trên sông Cái Tàu. Ðoàn dừng lại gần Thánh thất Long Quang, trên sông Cái Tàu, làm mít tinh ăn mừng chiến thắng, cả ngàn người tham dự, xuồng, ghe chật ních trên dòng sông lịch sử.

Sau đó, ta huy động cả ngàn lực lượng của 3 xã: Khánh An, Nguyễn Phích và Khánh Lâm tập trung đốn cây, đào kênh giữa rừng để kéo 2 tàu này cất giấu. Con kênh đào giấu tàu ngày ấy, hôm nay được bà con gọi là kênh Kéo Tàu, một sự kiện chưa bao giờ có trên vùng đất đầy chiến tích này.

Khi chiến tranh phát triển, mật độ bom đạn càng cao, kẻ thù đánh phá càng mạnh mẽ và ác liệt, mở nhiều chiến dịch, chiến thuật với nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại, kể cả pháo đài B52 đánh vào vùng cách mạng. Khu vực Cái Tàu - U Minh dòng sông đục ngầu, khét mùi bom đạn, nhưng Nhân dân Cà Mau nói chung, quê hương Cái Tàu vẫn bám đất, giữ làng, lập nên nhiều chiến công xuất sắc, góp phần bẻ gãy nhiều trận càn, nhất là chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh”, chiến dịch quy mô lớn của địch bị phá sản. Nhân dân nơi đây đã vượt qua bom đạn làm nên những chiến công, góp phần chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 lịch sử, cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên quê hương đón mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Trở lại dòng sông này ta không khỏi xao xuyến, vùng đất như một trang sử oai hùng, một dòng sông đầy chiến tích, góp phần làm nên những kỳ tích của dân tộc. Và cũng dòng sông ấy, hôm nay lấp lánh dòng điện sáng ngời của khí - điện - đạm và cũng dòng sông yêu thương làm cho tươi mát cánh rừng, làm cho quê hương ngọt ngào cây trái, cho con người rạng rỡ với thời gian...

 

Hữu Thành

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.