ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 13-5-25 07:41:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðừng để những chính sách kinh tế biển “yểu mệnh” - Bài 1: Nỗi buồn “tàu 67”

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Cà Mau với 3 mặt giáp biển, ngư trường khai thác rộng lớn. Ðây là điều kiện quan trọng để địa phương đẩy mạnh khai thác, đánh bắt thuỷ sản trên biển. Theo đó, hơn 10 năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác, đánh bắt thuỷ sản. Một số chính sách mang lại hiệu quả, niềm tin cho bà con ngư dân Cà Mau. Tuy nhiên, việc tiếp cận, thực hiện các chính sách trên lĩnh vực này đối với ngư dân Cà Mau vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, bất cập, nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía.

Loạt bài "Ðừng để những chính sách kinh tế biển "yểu mệnh"" phản ánh những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ thực tiễn này tìm ra giải pháp vực dậy tiềm năng kinh tế biển của Cà Mau thời gian tới.

Bài 1: Nỗi buồn “tàu 67”

Cứ vào độ 18-20 âm lịch hàng tháng, bước vào con trăng mới (theo dân đi biển vẫn hay gọi), hàng trăm chiếc tàu cá lại nối tiếp nhau vượt trùng khơi khai thác, đánh bắt thuỷ sản. Cảnh tàu ghe ra cửa biển nhộn nhịp mang theo hy vọng về con trăng no đầy đã trở nên quen thuộc tại các cửa biển. Thế nhưng, có những con tàu công suất hàng trăm CV, trị giá lên đến hàng chục tỷ đồng phải nằm phơi vỏ thép, án ngữ một góc cửa biển sầm uất bậc nhất ÐBSCL.

Cửa biển Sông Đốc là cửa biển sầm uất bật nhất khu vực ĐBSCL

Con tàu được nhắc đến ấy chính là con tàu được đóng theo Nghị định 67/2014, mà ngư dân vẫn gọi với cái tên thân quen “tàu 67”. “Ðây có thể nói là chính sách phát triển thuỷ sản lớn nhất của Chính phủ trong số những chính sách được ban hành hơn 10 năm trở lại đây, một chính sách tạo tiền đề bứt phá cho phát triển ngành khai thác thuỷ sản xa bờ, một chính sách đã từng mang lại niềm tin, hiệu quả cho bà con ngư dân Cà Mau hành nghề khai thác, đánh bắt thuỷ sản nơi cuối cùng cực Nam Tổ quốc”, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Châu Công Bằng nhận định.

“Tàu 67” quy mô ngày ấy…

Với mục tiêu hiện đại hoá tàu cá, giảm số tàu khai thác gần bờ, mở rộng đánh bắt vùng biển khơi, để ngư dân yên tâm bám biển, nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển, “tàu 67” bắt đầu triển khai tại tỉnh Cà Mau vào năm 2014 nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận của ngư dân. Chỉ sau hơn 2 năm triển khai, đã có 34 tàu được hỗ trợ theo Nghị định 67/2014, với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng (11 tàu thép, 16 tàu gỗ, 7 tàu composite). Trong đó, 32 tàu đóng mới và 2 tàu nâng cấp có công suất lớn từ 420CV đến trên 1.000CV và nhiều chiếc thay thế vật liệu gỗ trước đây bằng tàu vỏ thép, composite, đã đem lại lợi ích thiết thực cho lĩnh vực khai thác thuỷ sản của ngư dân vùng mũi đất Cà Mau.

Theo đó, có đến 8 chính sách hỗ trợ đi kèm, đó là Nhà nước hỗ trợ từ 6-7% lãi suất khi người dân vay vốn đóng tàu và thời hạn trả hơn 12 năm tuỳ theo dự án. Một nội dung hỗ trợ hết sức nhân văn, đó là bảo hiểm thuyền viên tàu cá với mức hỗ trợ 100%. Tất cả chi phí thiết kế của tàu đều được hỗ trợ 100%. Ðịnh kỳ theo quy định đăng kiểm tàu phải được kiểm tra, sửa chữa, trùng tu thì Nhà nước hỗ trợ 100% đối với tàu vỏ thép…

Với hàng loạt những chính sách hỗ trợ mang tính ưu đãi lẫn nhân văn đã tạo niềm tin, phấn khởi cho ngư dân Cà Mau không ngừng đẩy mạnh hoạt động khai thác, bám biển. Song, niềm vui ấy sớm dừng lại sau 2 năm khi hàng loạt vấn đề phát sinh sau đó. Từ những điều kiện khách quan, như nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt dần, thời tiết diễn biến khó lường, dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến khai thác, mua bán thuỷ sản trên biển, khiến từng chuyến biển của ngư dân không còn mang lại lợi nhuận như trước.

Bằng chứng rõ nét nhất là 2 "tàu 67" đóng mới và 1 tàu nâng cấp, tổng trị giá khoảng 24 tỷ đồng phải nằm bờ đã mấy con trăng ngay tại cửa biển Sông Ðốc (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời). Ðó là tàu của ngư dân Lâm Huy Cường, hành nghề lưới rê, với công suất trên 600CV. Con tàu đã được cấp phép hạ thuỷ ngày 8/3/2016, sau khi đầu tư với tổng số tiền 8,3 tỷ đồng (vật liệu bằng gỗ), trong đó chủ tàu đối ứng khoảng 2,5 tỷ đồng.

Cùng chung cảnh ngộ, chiếc “tàu 67” mang biển số CM92192TS nằm cách đó không xa cũng trong tình cảnh “đóng trăng”, gỉ sét, hư hại nhiều. Con tàu này được đầu tư bằng vật liệu thép, với tổng mức vốn ban đầu lên đến trên 13 tỷ đồng vào thời điểm năm 2017. Ðó chính là con tàu đầu tiên ở Cà Mau được đóng theo Nghị định 67/2014 của ông Diệp Hồng Kỳ (ngụ thị trấn Sông Ðốc). Cũng vì chiếc tàu đầu tiên của tỉnh nên khi đó phía ngân hàng, chính quyền địa phương, sở, ngành liên quan rất thận trọng, đo đạc, kiểm tra từng chi tiết con tàu. Cũng vì vậy mà con tàu của ông Kỳ phải mất đến 14 tháng mới hoàn thành (những chiếc sau đó chỉ khoảng 6 tháng), chi phí theo đó đội lên 600-700 triệu đồng. Với ước mơ vươn khơi, ông Kỳ rất quyết tâm và đặt nhiều kỳ vọng vào con tàu ấy.  

Con tàu 67 hàng chục tỷ đồng của ông Diệp Hồng Kỳ, nằm bên cửa biển Sông Ðốc, mặc cho mưa gió bào mòn, gỉ sét.

 ... Thành “nặng nợ” của ngư dân hôm nay

Thế nhưng, sau khi hạ thuỷ năm 2017, đến giữa năm 2019 tới nay do biển dần cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, ảnh hưởng dịch Covid-19, sản lượng đánh bắt giảm, giá cá cũng sụt giảm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề đánh bắt thuỷ sản.

Nguồn lợi thuỷ sản dần cạn kiệt, ngư trường đánh bắt thu hẹp, giá cả các loại mặt hàng thuỷ sản giảm sút khiến ngư dân khó thêm chồng khó.

Ông Kỳ rát ruột: “Năm 2020 là năm nhuần, có 13 tháng mà tàu của tôi bị lỗ 11 tháng. Có chuyến lỗ gần 300 triệu đồng. Còn lại trung bình mỗi chuyến biển lỗ từ 80-100 triệu đồng. Không tiền trả nợ đúng hạn nên ngân hàng "giữ" tàu, không cho ra khơi. Hiện còn chiếc ghe nhỏ để cầm cự nuôi sống gia đình”.

Không riêng tàu của ông Kỳ, ghi nhận thực tế trong 34 chiếc “tàu 67” toàn tỉnh, hiện hầu hết trong tình trạng hoạt động kém hiệu quả, cầm chừng, dẫn đến nợ xấu ngân hàng lên đến hàng trăm tỷ đồng. Ông Trần Văn Chiến, ngư dân cố cựu tại thị trấn Sông Ðốc với con “tàu 67” trị giá hơn 16 tỷ đồng cùng ước mơ vươn khơi, những tưởng sẽ mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Thế nhưng, chỉ sau hơn 1 năm hoạt động đến nay, “tàu 67” của ông Chiến cũng sắp đi vào “ngõ cụt” như bao con tàu khác.

Ông Chiến với ánh mắt buồn so: “Ban đầu cũng hào hứng lắm vì đầu tư cao và được hỗ trợ nhiều. Hơn năm đầu cũng ổn, mỗi năm trả lãi, gốc hơn 1 tỷ đồng, được 2 năm thì hoạt động cầm chừng, lúc đi, lúc nghỉ. Tàu đậu không cũng xuống cấp, nên ráng chạy, mỗi chuyến chỉ trả ngân hàng được 20-30 triệu đồng. Tháng nào có chạy thì đóng, tháng nào không thì không tiền trả nợ”.

Trong 34 “tàu 67”, thị trấn Sông Ðốc có tới 26 tàu, nhưng hầu như hiện nay đều đang mang “nợ xấu”. Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc Trần Quốc Lâm xác nhận: “Phải nhìn nhận rằng, Nghị định 67/2014 rất tốt, rất ý nghĩa, ngư dân ban đầu tham gia rất nhiệt tình. Từ khi triển khai, ngành khai thác thuỷ sản Cà Mau nói chung, thị trấn Sông Ðốc nói riêng có bước phát triển mạnh mẽ, hậu cần nghề cá từng bước được đầu tư đồng bộ, hiệu quả. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, điều kiện đánh bắt lẫn chính sách thay đổi, một số hỗ trợ không như ban đầu. Trong khi khoản nợ lớn nằm ở ngân hàng, khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Thực tế, hiệu quả của “tàu 67” hiện nay không còn nữa”.

Ghi nhận từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Cà Mau, tính đến thời điểm 31/5/2021, thực hiện Nghị định 67/2014, ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng với 34 chủ tàu, tổng số tiền cam kết cho vay trên 357 tỷ đồng, đã giải ngân được hơn 351 tỷ đồng. Ðến nay, nợ xấu ghi nhận gần 220 tỷ đồng, chiếm 74,43%.

 

Hồng Nhung - Hồng Phượng

BÀI 2: NHIỀU CHÍNH SÁCH CHƯA SÁT THỰC TIỄN

 

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.