ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 3-1-25 05:00:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng dụng công nghệ để tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn

Báo Cà Mau Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các viện, trường, nhà khoa học; các sở, ngành, chính quyền địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp; người trực tiếp sản xuất để xác định được các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng tâm, trọng điểm, phù hợp thực tiễn địa phương. Đồng thời, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về nhân lực, khoa học và công nghệ, tín dụng và các ngành phụ trợ để giải quyết các vấn đề sản xuất mà Cà Mau đang gặp phải, hướng đến tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn. Đây là mục tiêu đặt ra của Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống”, do Sở KH&CN tổ chức sáng 1/11.

Hội thảo có sự tham dự của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử và nhận được sự quan tâm và tham gia của các đại biểu là những chuyên gia trong ngành, cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương và người dân.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đánh giá, trong giai đoạn từ 2020-2024 toàn tỉnh chỉ có 7 đề tài khoa học - công nghệ cấp Quốc gia, quá ít so với tiềm năng của tỉnh.

Từ năm 2020-2024, nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh do UBND tỉnh phê duyệt và nhiệm vụ thuộc các chương trình do Sở KH&CN quản lý, phê duyệt đưa vào danh mục là 102 đề tài, dự án. Theo đó, ông Quách Văn Ấn, Phó giám đốc Sở KH&CN, cho biết, trên địa bàn tỉnh thời gian qua nhiều kết quả nghiên cứu KH&CN đã được ứng dụng thành công vào sản xuất và đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Tiến sĩ Nguyễn Nhứt, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II chia sẻ về công nghệ RAS- IMTA trong nuôi tôm. Theo Tiến sĩ Nhứt, công nghệ nuôi tôm RAS- IMTA đã được chứng minh là sử dụng đa loài giảm thiểu rủi ro đáng kể. Tiêu biểu là hệ số thức ăn thấp; tốc độ tăng trưởng tôm cao; tôm ít bệnh; hạn chế thay nước và đạt các chỉ số bền vững và theo hướng kinh tế tuần hoàn, tức đã đảm bảo các tiêu chí của tôm nuôi theo chứng chỉ ASC, BAP, VietGAP… đáp ứng đa chứng nhận mở rộng xuất khẩu.

Tiến sĩ Nguyễn Nhứt cho biết, Cà Mau nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung đã đầy đủ các điều kiện để phát triển mô hình RAS-IMTA để nâng cao năng suất nuôi tôm, bảo đảm an toàn sinh học và giảm thiểu tác động môi trường.

“Ưu thế của tỉnh Cà Mau nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung là đã đầy đủ các điều kiện để phát triển mô hình RAS-IMTA để nâng cao năng suất nuôi tôm địa phương, bảo đảm an toàn sinh học và giảm thiểu tác động môi trường. Ngoài ra, mô hình này khả thi và phù hợp với tài chính, trình độ nuôi của người dân trong giai đoạn này”, Tiến sĩ Nhứt đánh giá.

Ông Johan Van den Ban, Tổng giám đốc khu vực Châu Á, Công ty TNHH De Heus, tặng quà lưu niệm cho Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nhàn nhận, dù đã đạt nhiều kết quả, song việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ thời gian qua đang gặp không ít khó khăn. Đầu tiên là việc chọn đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ sát thực tế, đáp ứng thiết thực nhất cho đời sống, sản xuất và phù hợp với nguồn lực địa phương. Từ 2020-2024, toàn tỉnh chỉ có 7 đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia, con số này là quá ít nếu so với tiềm năng và những thách thức mà tỉnh đang phải đối diện do biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cơ chế chính sách, nhất là cơ chế liên quan về tài chính trong thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cũng đang còn không ít khó khăn. Nguồn ngân sách của tỉnh hiện nay dành cho nhiệm vụ khoa học công nghệ hằng năm là không lớn, trong khi việc huy động và sử dụng nguồn lực xã hội còn nhiều khó khăn. Khó khăn lớn cuối cùng là việc ứng dụng và nhân rộng kết quả thành công của đề tài dự án khoa học công nghệ đã được công nhận vào thực tế đã qua trên địa bàn tỉnh còn rất chậm, rất khó.

Liên quan đến cơ chế chính sách nhân rộng kết quả nhiệm vụ KH&CN Tiến sĩ Lê Tiến Hùng Vụ ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, Bộ KH&CN nhận định, cơ chế chính sách liên quan đến phát triển KH&CN hiện nay vẫn còn rất nhiều điểm nghẽn cần tiếp tục nghiên cứu và tháo gỡ, chính sách luôn là vấn đề nóng và bức xúc hiện nay. Tuy nhiên thời gian qua cũng có rất nhiều chính sách rất hay trong ưu đãi cho doanh nghiệp cần tiếp tục được truyền thông. Theo đó, các địa phương nghiên cứu, xây dựng và ban hành một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN; chính sách khuyến khích phát triển KH&CN,… tỉnh càng khó thì càng phải có chính sách ưu đãi lớn. Có như vậy, mới có thể thu hút được doanh nghiệp tham gia góp phần thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, các kết quả nghiên vào sản xuất,…

Ông Phan Tấn Thanh, Giám đốc Sở KH&CN; ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT và ông Johan Van den Ban, Tổng Giám đốc khu vực Châu Á, Công ty TNHH De Heus, tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác “Chương trình hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn”.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo, lãnh đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương phải luôn tự hỏi xem ngành, lĩnh vực và địa phương mình đang cần đề tài, nhiệm vụ khoa học gì để đưa ra nhiệm vụ sát với thực tế. Sở KH&CN phải cung cấp thông tin, chương trình khoa học công nghệ hiện có và trong quá trình thông tin phải làm sao cho các tổ chức, đơn vị liên quan chú ý để đăng ký nhiệm vụ hằng năm. Sở KH&CN nghệ cần phải đồng hành cũng các chủ đề tài, các chuyên gia và doanh nghiệp, có kế hoạch hành động cụ thể trong năm 2025 và những năm tiếp theo. Sở KH&CN tiến hành rà soát, thống kê các cơ chế chính sách liên quan đến KH&CN, phải làm sao cho người tiếp nhận dễ hiểu. Sở KH&CN tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách KH&CN. Đặc biệt, việc huy động nguồn lực KH&CN phải trên cơ sở liên kết chuỗi để tạo ra sức mạnh của sự tổng lực.

Kết thúc hội thảo, Sở KH&CN và Sở NN&PTNT Cà Mau đã tiến hành ký thoả thuận hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp về “Chương trình hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn”.

Ông Phan Tấn Thanh, Giám đốc Sở KH&CN; ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT ký kết thoả thuận hợp tác với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nguyễn Phú

 

 

 

 

 

Liên kết để linh hoạt, chủ động trong sản xuất

Trên địa bàn huyện Thới Bình hiện có 1 liên hiệp hợp tác xã (HTX) với 4 thành viên và 36 HTX với hơn 600 thành viên. Theo đánh giá của UBND huyện, hoạt động kinh tế tập thể (KTTT), trong đó có các HTX, tạo được sự đoàn kết, tính năng động, chủ động trong sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi ích chung cho các thành viên. Qua đó, tạo sự bình đẳng, công bằng trong mối quan hệ, thúc đẩy từng thành viên không ngừng học hỏi, cùng xây dựng HTX phát triển bền vững.

Triển vọng khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng

Nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển nguồn lợi cá đồng hiệu quả và bền vững, thời gian qua, huyện U Minh tích cực triển khai nhiều dự án nuôi cá đồng. Ðến nay, cá đang phát triển khá tốt, hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng cho địa phương.

Mùa thu hoạch gỗ ở U Minh Hạ

Rừng tràm, keo lai ở Cà Mau có tổng diện tích trên 30.000 ha, tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, trong đó nhiều nhất ở huyện U Minh. Những năm gần đây, bà con sống dưới tán rừng đã chủ động cải tiến trong sản xuất, chuyển từ cách trồng truyền thống sang kê liếp, chuyển từ giống cây tràm sang trồng keo lai, nhằm rút ngắn thời gian trồng, tăng năng suất, thu nhập.

Tập trung số hoá ngành Nông nghiệp

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), diễn ra vào chiều 30/12.

Đặt lợi ích của người dân lên cao nhất

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Trí Lực (ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực, huyện Thới Bình) vào ngày 28/12.

Hướng đi cho nông nghiệp công nghệ cao

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là quá trình tách rời một bộ phận của thực vật, nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp, ở điều kiện vô trùng 100%, sau đó mô tế bào ban đầu sẽ phát triển thành cây hoàn thiện.

Họp hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Tại cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 25/12, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: “Các chủ thể cần phải nghiêm túc trong việc sản xuất sản phẩm để đảm bảo chất lượng. Hội đồng đánh giá sẽ chấm điểm một cách công bằng và nghiêm túc, với mục tiêu thúc đẩy các sản phẩm có tiềm năng phát triển từ lợi thế của địa phương”. 

Trúng mùa lúa trên đất nuôi tôm

Hiện nay, bà con nông dân ở các xã vùng chuyển đổi sản xuất của huyện Trần Văn Thời bắt đầu thu hoạch vụ lúa trên đất nuôi tôm. Vụ mùa năm nay thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất đạt khá cao nên người dân rất phấn khởi.

Lợi ích từ... triều cường

Vào những ngày cao điểm của triều cường, mực nước các tuyến sông trên địa bàn huyện Cái Nước thường xuyên dâng cao, gây ngập úng cục bộ một số tuyến lộ trũng thấp, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, triều cường cũng mang lại nhiều lợi ích cho nuôi thuỷ sản, giúp độ mặn tăng cao và bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho sò huyết nuôi xen canh trong vuông tôm phát triển.

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.