ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 07:07:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giá lúa vẫn giảm sâu

Báo Cà Mau Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch vụ lúa đông xuân trên 34.400 ha, đạt 97,8%. Tuy nhiên, giá lúa hiện nay vẫn giảm sâu so với cùng kỳ, trung bình ước giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg, ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân.

Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở NN&MT, cho biết: “Giá gạo thế giới giảm so với 2 năm trở lại đây. Theo nhận định của Bộ NN&MT, giá gạo thấp hiện nay là do Ấn Ðộ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo; một số thị trường như Indonesia, Philippines cũng hạn chế nhập khẩu gạo do những năm trước họ đã nhập khá nhiều; cùng với đó là tình trạng được mùa ở một số nước, do vậy giá gạo Việt Nam hiện nay xuống thấp”.

Cũng theo ông Quân, từ trước Tết đến nay giá gạo vẫn giảm ở mức sâu, từ đó giá lúa giảm theo. Theo ghi nhận, năng suất lúa thu hoạch của nông dân tương đương khoảng 5,5 tấn/ha, có nơi 6,5 tấn/ha. Người trồng lúa được mùa, nhưng giá lúa thu mua hiện nay từ 5.800-7.600 đồng/kg. Việc giá lúa giảm sâu ảnh hưởng đến người trồng lúa, dù vậy, theo nhận định, bà con vẫn chưa đến mức lỗ.

Hiện nay, thương lái vẫn thu mua lúa trong dân, nhiều bà con bán ra để thanh toán các chi phí cho vụ mùa, còn một số người dân trữ lại để chờ… giá.

Hiện nay, thương lái vẫn thu mua lúa trong dân, nhiều bà con bán ra để thanh toán các chi phí cho vụ mùa, còn một số người dân trữ lại để chờ… giá.

"Năm nay, tình hình thương lái thu mua cũng hạn chế, có thời điểm không thu mua lúa trong dân. Tuy nhiên, hiện nay thương lái bắt đầu thu mua trở lại, nhưng sức mua chỉ ở mức trung bình, không được cao như năm trước. Do vậy, việc bán lúa của bà con có thời điểm cũng chậm, nhưng đảm bảo không để tồn đọng lượng lúa nhiều trong dân", ông Quân cho biết thêm.

Là địa phương có diện tích lúa lớn nhất tỉnh, vụ đông xuân vừa qua, toàn huyện Trần Văn Thời đã xuống giống gần 29.000 ha. Ðến thời điểm này, nông dân đã thu hoạch trên 27.800 ha, đạt 96%; năng suất bình quân 6,36 tấn/ha; tổng sản lượng lúa thu hoạch đạt 176.940 tấn. Trong đó, 6/9 xã đã thu hoạch dứt điểm; còn lại xã Trần Hợi, xã Khánh Bình Ðông và thị trấn Trần Văn Thời.

Ông Nguyễn Việt Khái, Phó trưởng phòng NN&MT huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Vụ lúa đông xuân của bà con năm nay được mùa, nhưng mất giá. Giá xuống thấp so cùng kỳ từ 2-3 ngàn đồng/kg, khiến lợi nhuận sau thu hoạch của bà con không cao, nhưng không đến nỗi lỗ”.

Theo ghi nhận của địa phương, giá lúa thu mua của thương lái tại nông hộ đối với một số loại giống như ST24, ST25 là 8.700-9.000 đồng/kg, giảm so với cùng kỳ 1.800-3.000 đồng/kg; giống Ðài thơm 8 giá 6.200-6.700 đồng/kg, giảm so với cùng kỳ 1.500-2.000 đồng/kg; giống OM5451, OM576, giá bán tại nông hộ 6.000-6.500 đồng/kg, giảm so với cùng kỳ 1.000-1.500 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Ngoan, thương lái làm nghề thu mua lúa trên địa bàn huyện Trần Văn Thời hơn 20 năm, cho hay: “Năm nay tình hình giá thu mua của các vựa xuống thấp quá, nên giá thu mua trong dân cũng không được cao như năm rồi. Tôi chủ yếu thu mua trong địa bàn rồi về bán lại cho các vựa, nhà máy lớn. Người dân bán ra cũng không nhiều, trung bình một ngày tôi thu mua khoảng 100 tấn”.

“Hiện nay, thương lái vẫn thu mua lúa trong dân, nhiều bà con bán ra để thanh toán các chi phí cho vụ mùa, còn một số người dân trữ lại để chờ... giá. Theo thống kê, sản lượng lúa mà bà con để lại sử dụng khoảng 1.708 tấn”, ông Nguyễn Việt Khái cho biết thêm.

Nhiều thương lái vẫn thu mua lúa bà con trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Nhiều thương lái vẫn thu mua lúa bà con trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Nhận định tình hình sắp tới, ông Nguyễn Văn Quân cho biết: “Với tình hình này, giá lúa gạo cũng khó cao như năm trước nhưng mức sụt giảm cũng không sâu hơn nữa. Dự đoán sau khi thu hoạch dứt điểm vụ lúa đông xuân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, sắp tới giá lúa gạo có thể ổn định và nhích lên, nhưng không nhiều”.

Ông Quân phân tích: “Lợi thế lúa gạo Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng, đa số là sản xuất giống đặc sản chất lượng cao. Hiện nay các nhà xuất khẩu đang theo đuổi những thị trường tương đối khó tính, nhu cầu tiêu thụ những loại gạo chất lượng cao, từ đó góp phần nâng cao sản lượng xuất khẩu cũng như giá gạo xuất khẩu của chúng ta. Ngành chức năng cần hướng dẫn bà con sản xuất giống chất lượng cao, giống đặc sản và tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất hợp tác xã để sản xuất đúng các quy trình kỹ thuật, vừa đảm bảo giá cả vật tư đầu vào thấp, vừa được bao tiêu sản phẩm với giá cả tương đối ổn định, yên tâm sản xuất”./.

 

Hồng Nhung

 

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm Cà Mau

 Chiều 20/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú trao sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng bộ giải pháp TOMATA S3+ cho các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng.

Đưa sản vật quê hương vươn tầm thế giới

Xuôi theo những con đường bê tông nối liền, chúng tôi tìm đến ấp Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước. Nơi đây hiển hiện những vuông tôm quảng canh xen lẫn những đầm nuôi công nghiệp, tạo nên một bức tranh sinh động của vùng đất chuyên canh thuỷ sản.

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.