ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 25-2-25 15:33:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giỏ xách dây nhựa xuất khẩu

Báo Cà Mau Thời gian qua, Cơ sở đan đát Mỹ Phượng ở ấp Công Trung, xã Trần Thới, huyện Cái Nước hoạt động hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm giỏ xách dây nhựa bền chắc, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và đạt chứng nhận Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Nay sản phẩm của cơ sở còn vươn ra thị trường nước ngoài.

Vốn có kỹ năng nghề đan đát, bà Nguyễn Thị Phượng, ấp Công Trung, xã Trần Thới, thành lập Cơ sở đan đát Mỹ Phượng, trở thành người truyền nghề đan đát cho phụ nữ các huyện trong tỉnh. Bên cạnh đó, bà thường xuyên đăng tải các sản phẩm giỏ xách dây nhựa lên mạng xã hội và tích cực tham gia hội chợ thương mại trong, ngoài tỉnh nhằm tăng cường quảng bá sản phẩm giỏ xách dây nhựa truyền thống mang nét đặc trưng của địa phương. Nhờ vậy, sản phẩm giỏ xách dây nhựa được người tiêu dùng gần xa biết đến. Sản phẩm không chỉ bền chắc mà còn mang tính thẩm mỹ cao, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn và ngành chức năng tỉnh Cà Mau chứng nhận Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Bà Nguyễn Thị Phượng (bên trái) hỗ trợ học viên đan giỏ.

Bà Nguyễn Thị Phượng (bên trái) hỗ trợ học viên đan giỏ.

Mới đây, Cơ sở đan đát Mỹ Phượng nhận được đơn hàng với số lượng 1.200 sản phẩm, cung cấp cho đối tác ở TP Hồ Chí Minh để xuất khẩu. Ðây là lần đầu tiên cơ sở nhận được đơn hàng với số lượng lớn và thời gian ngắn. Ðể đảm bảo thời gian giao hàng cho đối tác, cơ sở vận động học viên các lớp truyền nghề trong và ngoài huyện gia công sản phẩm giỏ xách dây nhựa theo đơn đặt hàng, tiền công sẽ được trả theo sản phẩm. 

Chị Nguyễn Thị Mai, ấp Tắc Năm Căn A, xã Ðất Mới, huyện Năm Căn, cho biết: “Tôi được học qua lớp truyền nghề đan đát, nắm vững kỹ năng đan giỏ xách dây nhựa, mỗi ngày tôi đan được từ 3-4 sản phẩm, thu nhập hơn 100 ngàn đồng, kinh tế gia đình ổn định hơn”.

Bà Nguyễn Thị Phượng cho biết: “Ðây là lần đầu tiên cơ sở nhận được đơn hàng với số lượng lớn để cung ứng cho đối tác xuất khẩu, mở ra cơ hội mới cho cơ sở và chị em học nghề đan đát truyền thống ở địa phương. Từ khi thành lập cơ sở đến nay gần 20 năm, trung bình mỗi tháng cơ sở cung ứng cho thị trường từ 200-250 sản phẩm giỏ xách dây nhựa, nhưng lần này ký được hợp đồng với số lượng lên đến 1.200 sản phẩm. Cơ sở huy động chị em trong và ngoài huyện gia công sản phẩm theo thiết kế và chỉ trong một thời gian ngắn đã hoàn thành, thuê phương tiện vận chuyển lên TP Hồ Chí Minh bàn giao cho đối tác”.

Cơ sở đan đát Mỹ Phượng thuê phương tiện vận chuyển sản phẩm, bàn giao đơn hàng cho đối tác TP Hồ Chí Minh để xuất khẩu.

Cơ sở đan đát Mỹ Phượng thuê phương tiện vận chuyển sản phẩm, bàn giao đơn hàng cho đối tác TP Hồ Chí Minh để xuất khẩu.

Việc sản phẩm giỏ xách dây nhựa của Cơ sở đan đát Mỹ Phượng vươn ra thị trường nước ngoài không chỉ tạo việc làm và thu nhập cho nhiều phụ nữ nông thôn, mà còn mở ra cơ hội mới với nghề đan đát truyền thống ở địa phương./.

 

Huỳnh Việt

 

Máy chà gạo di động

Sau hơn 2 tháng lắp ráp máy chà gạo, anh Trần Văn Sang, ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, hằng ngày len lỏi trên các dòng sông, đến phục vụ tận nơi cho người dân có nhu cầu chà gạo. Máy chà gạo di động này mang lại nhiều tiện ích, giúp rút ngắn thời gian đi lại và tiết kiệm chi phí.

Ông Sáu Ðỗ làm giàu

Ðến ấp Phấn Thạnh, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, nhiều người nhắc tới ông Sáu Ðỗ (Nguyễn Thành Ðỗ, sinh năm 1965), bởi ngoài lao động giỏi, nghĩ ra nhiều cách làm mới để tăng thu nhập cho gia đình, ông còn nhiệt tình hướng dẫn người dân xung quanh cách làm ăn, tiết kiệm trong chi tiêu để khá lên. Nhờ vậy mà ông được láng giềng tín nhiệm, nhiều người làm theo cũng đã vươn lên khá giả.

Phát triển nghề trồng nấm rơm

Trồng nấm rơm vốn là nghề quen thuộc từ lâu của nông dân. Sau khi thu hoạch lúa xong, nhiều nông dân đã tận dụng nguồn rơm rạ có sẵn để trồng nấm, tạo thêm thu nhập cho gia đình. Giờ đây, nhờ có thêm ứng dụng cơ giới hoá trong khâu thu hoạch lúa, sản lượng rơm thu gom được nhiều, từ đó việc dùng rơm rạ trồng nấm ngày càng phát triển ở nhiều địa phương. Ðiển hình như tại xã Khánh Hưng, một trong những vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời, với tổng diện tích sản xuất lúa 2 vụ và trồng màu hơn 3.000 ha.

Bảo vệ và phát triển thương hiệu sản phẩm Cà Mau

Theo kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Cà Mau đẩy mạnh và phát triển các kênh phân phối truyền thống lẫn hiện đại, nâng cao khả năng cung ứng hàng hoá, tạo thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá, đồng thời có những giải pháp kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển thị trường tại địa phương. Trong đó, nhiệm vụ đẩy mạnh và bảo vệ thương hiệu cho các sản phẩm OCOP địa phương được đặt lên hàng đầu.

Thi đua sản xuất từ đầu năm

Không khí sản xuất của người dân trên địa bàn huyện Thới Bình những tháng đầu năm rất khẩn trương, với hy vọng vụ tôm, lúa, rau màu năm nay thắng lợi. Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện, cho biết: “Huyện chủ động nạo vét thuỷ lợi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất; chỉ đạo các ngành và địa phương hướng dẫn nông dân chủ động thực hiện kịp thời, đúng cách các biện pháp chăm sóc, bảo vệ hoa màu, tôm nuôi trước mọi điều kiện của thời tiết”.

Giải pháp bền vững cho ngành tôm

Ngành tôm Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thử thách, từ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế, dịch bệnh, đến chi phí sản xuất gia tăng. Trong bối cảnh đó, Cà Mau - một trong những tỉnh trọng điểm sản xuất tôm của Việt Nam, không chỉ vượt qua những khó khăn này mà còn có thể tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế nhờ sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, mô hình nuôi tôm sinh thái và các chính sách đồng bộ từ chính quyền địa phương.

Tăng thu nhập nhờ trồng màu mùa khô

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập; từ đầu năm đến nay, huyện đã vận động trồng được gần 80 ha hoa màu các loại. Nhiều hộ tuy ít đất nhưng vẫn tích cực thực hiện, thu nhập mỗi năm từ 30-100 triệu đồng.

Lúa sinh thái, lúa hữu cơ - Hướng đi dài cho nông nghiệp xanh

Những năm gần đây, mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ đang được nhiều hợp tác xã (HTX), nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai và nhân rộng, góp phần hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo dòng sản phẩm sạch, hiệu quả cao.

Nuôi cá lồng bè quanh đảo Hòn Chuối

Đảo Hòn Chuối nằm cách đất liền khoảng 33 km về hướng Tây Nam, thuộc Khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Tổng diện tích đảo 70 ha, vùng biển rộng 1.928 km2 thích hợp cho việc đánh bắt và nuôi các loại thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá bớp trong lồng bè. Trên đảo có 46 hộ dân sinh sống, nhiều hộ làm nghề nuôi cá bớp lồng bè đạt hiệu quả kinh tế cao.

Cựu chiến binh nuôi cá kèo hiệu quả

Thời gian qua, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, các cấp Hội Cựu chiến binh huyện Trần Văn Thời đã thực hiện nhiều mô hình hiệu quả. Ðiển hình là mô hình nuôi cá kèo thương phẩm của ông Nguyễn Ðăng Khoa (Tám Khoa) ở ấp Lung Thuộc, xã Lợi An.