ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 23:58:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Góc nhìn khác về giáo dục trẻ nhỏ

Báo Cà Mau (CMO) “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” nêu bật tư duy mới về giáo dục trẻ nhỏ. Ðây là cuốn sách bàn về phương pháp giáo dục trẻ em giai đoạn từ 0-3 tuổi của tác giả Ibuka Masaru. Dựa trên những nghiên cứu về sinh lý học của não bộ và di truyền học, ông khẳng định sự phát triển về trí tuệ và năng lực của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0-3 tuổi. Từ đó, ông đưa ra những giải pháp giúp các bậc cha mẹ tạo môi trường tốt nhất để trẻ phát huy hết khả năng của mình.

Tác giả người Nhật Ibuka Masaru sinh năm 1908 và mất năm 1997. Trước khi trở thành tác giả nổi tiếng với quyển sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn”, Ibuka Masaru được biết đến như một chuyên gia lĩnh vực công nghệ. Năm 1946, ông còn được mọi người biết đến khi là người thành lập Công ty Tokyo Tsushin Kogyo. Công ty này có thể được xem là cha đẻ của thương hiệu Sony danh tiếng ngày nay. Sau khi đã có những thành công nhất định đối với niềm đam mê công nghệ, ông tiếp tục lấn sân sang lĩnh vực giáo dục trẻ em. Ông bắt đầu bằng “Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục trẻ tuổi ấu thơ” của chính mình.

Trong suốt giai đoạn này, ông dành rất nhiều tâm huyết để đưa ra những công trình nghiên cứu hữu ích. Kết quả là, tác phẩm “Lên chiến lược từ 0 tuổi” được Bộ Giáo dục Nhật Bản trao tặng huân chương. Sau đó, tác phẩm cùng chủ đề cũng gây được tiếng vang lớn chính là “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn”.

Mang đến 3 nội dung chính, “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” giúp cha mẹ biết rằng, trí tuệ của trẻ có phát triển tốt hay không chính là ở giai đoạn 0-3 tuổi. Không giống với những lầm tưởng cho rằng, nên bắt đầu dạy trẻ khi bước vào độ tuổi mầm non. Ðồng thời, quyển sách còn chỉ cha mẹ cách xây dựng môi trường cho trẻ phát triển. Và khẳng định tầm quan trọng của người mẹ trong suốt hành trình này.

Với Chương 1 - Ðừng bỏ qua giai đoạn phát triển trí tuệ từ 0-3 tuổi của trẻ, tác giả Ibuka Masaru khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, nếu chờ đến mẫu giáo để dạy trẻ thì đã quá muộn. Bởi trẻ sinh ra vốn là một tờ giấy trắng, thậm chí các tế bào não chưa hình thành bất kỳ sự gắn kết nào với nhau. Chính vì vậy, mỗi dẫn dắt của cha mẹ trong giai đoạn này được ví như một nét bút vẽ lên tờ giấy trắng đó. Vậy cha mẹ cần vẽ để con được phát triển toàn diện. Dù hiểu được điều đó, nhưng không phải ai cũng làm được.

Chương 2 - Vậy cha mẹ sẽ tạo môi trường cho trẻ trong những năm đầu đời như thế nào? sẽ là những lời đáp về điều cha mẹ cần làm để trẻ có môi trường khẳng định khả năng của bản thân. Môi trường chính là yếu tố quan trọng hơn cả yếu tố di truyền. Và mỗi lời khuyên được đưa ra trong chương thứ hai này sẽ gắn liền với những minh hoạ thực tế từ tác giả để bạn hình dung được. Khi cha mẹ đang tranh cãi với nhau liệu trẻ có hiểu hay không? Ðồ chơi nhiều đối với trẻ tạo nên đức tính sao lãng ra sao?

Cuối cùng tại Chương 3, tác giả tạo nên một hồi kết bằng vai trò lớn lao của người mẹ. Mẹ thông thường là người kề cận bên trẻ hàng ngày trong giai đoạn từ 0-3 tuổi. Do đó, sức ảnh hưởng lớn từ người mẹ đối với sự phát triển của trẻ không thể phủ nhận được. Tác giả cũng cho rằng, để dạy con hãy bắt đầu trước ngay với mẹ của trẻ. Vì vậy, chính người mẹ cần liên tục trau dồi những kỹ năng để có thể tương tác tốt với trẻ, làm gương cho trẻ và giúp trẻ đi trên con đường của mình một cách thành công.

Quan điểm của tác giả là, ngày nay đang xảy ra một sự nhầm lẫn tai hại trong cách cha mẹ dạy con. Ðó chính là trẻ được tự do và cưng chiều khi còn nhỏ, nhưng sẽ bị ràng buộc và can thiệp khi trưởng thành hơn. Kết quả là trẻ không thể nào thích ứng được với cách giáo dục này. Ðồng thời, có những phản ứng lại. Cần có những chuẩn mực cũng như khuôn khổ, ngay khi trẻ chào đời. Cứ như thế cho đến khi trẻ 3 tuổi thì mọi nguyên tắc được hình thành, trẻ có thể tự do nghiên cứu, khám phá theo những khuôn khổ sẵn có.

Bạn có thể tìm thấy được con đường với những nội dung có giá trị trong quyển sách./.

 

Minh Trí

 

Giọng của sắc màu

Lật giở từng trang sách ảnh “Giọng của sắc màu”, thưởng thức trọn vẹn mới thấy hết sự kỳ công qua từng tác phẩm. Ðó là tập hồi ký về một hành trình dài của sự sáng tạo, phải nhọc nhằn, bền bỉ và tinh tế lắm thì đôi vợ chồng Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Trương Hoàng Thêm và Ðỗ Thuỳ Mai mới bắt được những khoảnh khắc tuyệt vời của thiên nhiên, con người, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật chạm sâu cảm xúc.

"Sức mạnh nội tại" của Nam Anh

"Sức mạnh của nội tại" được viết với giọng văn tự sự, giàu cảm xúc, kể về chính cuộc đời của Nam Anh khi từng rơi vào trầm cảm, là nạn nhân của bạo lực gia đình... Phóng viên báo Cà Mau có dịp gặp gỡ tác giả - người mẫu, diễn viên Nam Anh để tìm hiểu về quyển sách này.

Ðọc “Vượt khỏi ao tù” như tìm thấy một phần chính mình

Chủ đề kháng chiến trong “Bác Ba Phi kể chuyện”

(CMO) Năm 2020, UBND tỉnh Cà Mau đã đứng ra tổ chức sưu tầm, biên soạn và phát hành quyển sách “Bác Ba Phi kể chuyện”. Mục tiêu của quyển sách được nhấn mạnh trong lời giới thiệu: “Qua 56 câu chuyện trong quyển sách khiêm tốn này, bạn đọc gần xa ít nhiều sẽ tìm thấy những gì nguyên sơ, kỳ thú nhất mà mảnh đất nằm ở phía cực Nam Tổ quốc từng sở hữu và gợi lại phong vị của Ðất và Người Cà Mau một thời, được trao truyền và gìn giữ cho đến tận ngày nay”.

Góc nhìn khác về giáo dục trẻ nhỏ

(CMO) “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” nêu bật tư duy mới về giáo dục trẻ nhỏ. Ðây là cuốn sách bàn về phương pháp giáo dục trẻ em giai đoạn từ 0-3 tuổi của tác giả Ibuka Masaru. Dựa trên những nghiên cứu về sinh lý học của não bộ và di truyền học, ông khẳng định sự phát triển về trí tuệ và năng lực của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0-3 tuổi. Từ đó, ông đưa ra những giải pháp giúp các bậc cha mẹ tạo môi trường tốt nhất để trẻ phát huy hết khả năng của mình.

Thú vị cùng “Bốn nhà văn nhà số 4”

(CMO) Cuốn sách tư liệu văn học “Bốn nhà văn nhà số 4” (nhà số 4 là tên gọi thân quen của giới văn chương khi nhắc đến Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 Lý Nam Ðế, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) được nhà phê bình Ngô Thảo in thành sách, gồm 4 tên tuổi lớn: Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải và Thu Bồn, do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn vừa ấn hành.

Phép trị nước của người xưa

(CMO) Phan Huy Chú viết "Lịch triều hiến chương loại chí" và dâng lên vua Minh Mạng năm 1821 khi ông bắt đầu làm quan ở Viện Hàn Lâm. Nhận thấy tầm quan trọng của bộ sách, vua Minh Mạng đã cho khắc bản gỗ, in thành nhiều bản, để phổ biến.

“Những sự kiện lịch sử cách mạng tỉnh Cà Mau (1930-1975)” Cuốn sách đậm lời tri ân

(CMO) Nhà giáo Nhân dân, Tiến  sĩ  Thái  Văn  Long  đã  sưu  tầm,  biên  soạn, cho ra mắt  cuốn  sách “Những  sự  kiện  lịch  sử  cách  mạng  tỉnh  Cà  Mau (1930-1975)” đúng vào dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.