ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 10-7-25 17:19:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Báo Cà Mau Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Mặc dù cuộc Tổng điều tra diễn ra ngay trong bối cảnh hợp nhất đơn vị hành chính, nhưng tỉnh Cà Mau vẫn chủ động triển khai công tác chuẩn bị khá tốt. Các văn bản hướng dẫn, phương án điều tra, phân công nhiệm vụ... được ban hành đầy đủ, đúng quy trình, thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo (BCÐ) Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn tỉnh.

Mới đây, Ðoàn Giám sát Trung ương do ông Lưu Ðình Quý, Tổ trưởng Tổ Thu thập và xử lý dữ liệu điều tra thống kê, Ban Ðiều tra thống kê làm Trưởng đoàn, đến kiểm tra công tác Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn 2025 tại một số xã, phường trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, đoàn đã kiểm tra thực tế công tác thu thập thông tin của các điều tra viên ở các hộ dân phường Láng Tròn (xã Phong Tân cũ) và các trang trại nuôi tôm công nghệ cao ở xã Long Ðiền. Ba nhóm thông tin quan trọng được thu thập gồm: thực trạng nền sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; thực trạng nông thôn; thông tin về cư dân nông thôn.

Ðiều tra viên đã thu thập thông tin dưới sự giám sát của Ðoàn Kiểm tra Trung ương tại trang trại nuôi tôm siêu thâm canh của hộ ông Liêu Phước Thành (ấp Hoà 2, xã Long Ðiền). Gia đình ông Thành có 22 ha đất nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, thu nhập bình quân khoảng 6 tỷ đồng/năm. Hay hộ ông Lâm Văn Trạng (Ấp 16A, phường Láng Tròn) là hộ chuyên sản xuất nông nghiệp; các thành viên trong gia đình là lao động trực tiếp. Ông Trạng có gần 8 ha đất sản xuất lúa, trong đó gần 6 ha đất của gia đình và 2 ha là đất thuê. Mỗi năm sản xuất 3 vụ, thu lãi khoảng 600 triệu đồng.

Ðiều tra viên thu thập thông tin tại hộ ông Lâm Văn Trạng.

Ðiều tra viên thu thập thông tin tại hộ ông Lâm Văn Trạng.

Ông Trạng chia sẻ: "Qua thông tin từ báo, đài và cán bộ địa phương, tôi được biết đây là cuộc tổng điều tra phục vụ việc xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương. Vì vậy, tôi rất vui vẻ hợp tác và cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của điều tra viên".

Sau khi phỏng vấn thu thập thông tin, điều tra viên sử dụng điện thoại thông minh nhập dữ liệu trực tiếp lên hệ thống. Dữ liệu thu thập từ cuộc điều tra phản ánh hiệu quả các chính sách đã triển khai trong thời gian qua. Kết quả cuộc điều tra này sẽ là cơ sở khoa học để Chính phủ nói chung, tỉnh nói riêng quy hoạch sản xuất nông nghiệp, đầu tư hạ tầng nông thôn, hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị nông sản và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn trong giai đoạn mới.

Qua giám sát, Ðoàn Kiểm tra Trung ương đánh giá cao công tác chuẩn bị, lựa chọn các điều tra viên có trình độ, kinh nghiệm... của các xã, phường; đồng thời chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục. Ðó là một số xã chưa làm tốt công tác tuyên truyền nên người dân chưa thật sự hiểu rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc Tổng điều tra. Ðặc biệt, trong quá trình thực hiện điều tra, một số điều tra viên chưa tuân thủ nghiêm túc các bước của quy trình phỏng vấn; có trường hợp điều tra viên đến hộ không giới thiệu họ tên và mục tiêu của cuộc điều tra. Ngoài ra, tiến độ thu thập dữ liệu ở một số nơi diễn ra quá nhanh, đặt ra nghi vấn về độ chính xác và tính đầy đủ của thông tin ghi nhận.


“ Việc giám sát cần được tăng cường hơn nữa, đặc biệt ở cấp xã và nhất là các xã, phường mới hợp nhất. Các tổ trưởng cần quan tâm nếu điều tra viên có sai sót thì cần chấn chỉnh kịp thời. Tỉnh cũng cần sớm kiện toàn lại BCÐ Tổng điều tra các cấp để đảm bảo hoạt động chỉ đạo luôn xuyên suốt và hiệu quả”, ông Lưu Ðình Quý lưu ý.


Ðược biết, toàn tỉnh Cà Mau mới lập bảng kê có tổng số 2.195 địa bàn (Bạc Liêu 910 địa bàn và Cà Mau 1.285 địa bàn), với khoảng 494.495 hộ dân cư (Bạc Liêu 221.622 hộ và Cà Mau 272.873 hộ), trong đó có 371.678 hộ (Bạc Liêu 154.302 hộ và Cà Mau 217.376 hộ) hoạt động nông, lâm, thuỷ sản.

Với tinh thần trách nhiệm, sự chỉ đạo sâu sát của BCÐ Tổng điều tra các cấp và sự hợp tác tích cực của người dân, cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 tại Cà Mau sẽ hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng dữ liệu, góp phần thiết thực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo./.

Minh Đạt

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Nhân rộng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm 

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã “Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng trồng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm” ở các hợp tác xã (HTX). Mô hình này đạt hiệu quả khá cao, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cho giống lúa, gạo BL9. 

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.