ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 11-7-25 00:35:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gắn 5 sao OCOP cho con tôm, cua Cà Mau

Báo Cà Mau Cà Mau, tỉnh cực Nam Tổ quốc, nổi tiếng với các đặc sản như tôm, cua, muối và nhiều loại nông sản khác. Với diện tích và sản lượng tôm lớn nhất cả nước, tỉnh đã chế biến ra nhiều sản phẩm đa dạng từ tôm. Nhiều sản phẩm đã được công nhận OCOP 3 sao, 4 sao. Hiện địa phương đang tập trung phát triển các mặt hàng chủ lực như tôm, cua thành sản phẩm OCOP đạt chuẩn quốc gia 5 sao, nhằm nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân.

Tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP

Hiện toàn tỉnh Cà Mau có 352 sản phẩm OCOP đến từ 173 chủ thể, trong đó có 273 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao, 77 sản phẩm đạt 4 sao và 2 sản phẩm muối (muối hạt và muối tinh) được công nhận đạt chuẩn OCOP quốc gia 5 sao.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Huỳnh Quốc Việt tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của cơ sở Kiều Hạnh.

Cà Mau có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là tôm. Nhiều sản phẩm chế biến từ con tôm được ưa chuộng trên thị trường. Sản phẩm tôm khô, tôm xẻ, tôm ép, chà bông tôm, tôm nguyên con tươi đông lạnh, tôm nguyên con hấp đông lạnh... uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, các sản phẩm OCOP nổi tiếng được chế biến từ con tôm đưa vào các hệ thống các siêu thị.  

Các sản phẩm tôm khô, tôm xẻ và tôm ép của Cơ sở Thanh Thuỷ PP.

Sản phẩm tôm hấp đông lạnh và tôm tươi đông lạnh của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất khẩu Tôm Việt, xã Vĩnh Trạch.

Riêng một số sản phẩm như Bánh phồng tôm của Công ty cổ phần  xuất nhập khẩu Vĩnh Hoà Phát và Công ty TNHH sản xuất Kiên Cường (xã Năm Căn) đã ký hợp đồng xuất khẩu nước ngoài.

Các sản phẩm bánh phồng tôm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Hoà Phát, xã Năm Căn.

Hiện nay, Cà Mau có hơn 100 sản phẩm OCOP tôm các loại và sản phẩm chế biến từ con tôm. Hiện các sản phẩm chỉ đạt từ 3 đến 4 sao. Để nâng hạng sản phẩm OCOP, cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Các chủ thể từng bước áp dụng công nghệ mới, quy trình sản xuất hiện đại và quản lý chất lượng nghiêm ngặt sẽ giúp sản phẩm tôm Cà Mau đạt chuẩn OCOP 5 sao…

Hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

Để nâng tầm sản phẩm OCOP, Cà Mau cần tập trung xây dựng quy trình sản xuất hiện đại, quản lý chất lượng nghiêm ngặt, áp dụng công nghệ mới, đảm bảo an toàn thực phẩm và xây dựng thương hiệu. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ các chủ thể, hợp tác xã, doanh nghiệp trong đăng ký, quản lý sản phẩm. Việc nâng chuẩn OCOP 5 sao sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Lãnh đạo Liên Minh hợp tác xã, các sở ngành tham quan khu trưng bày sản phẩm OCOP tôm của HTX nông sản sạch số 1.

Điển hình Cơ sở Nông sản Việt của chị Tạ Tuyết Thu, xã Phong Hiệp, là một trong những chủ thể OCOP với 15 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP đạt 3 sao, 4 sao. Các sản phẩm nổi tiếng như tôm đất khô, tôm thẻ ép một nắng, chà bông tôm, bánh phồng tôm, muối tôm… của Nông sản Việt đã khẳng định được chất lượng trong qua nhiều năm. Các sản phẩm OCOP 4 sao được nhiều người yêu thích và trở thành món quà không thể thiếu trong dịp lễ, Tết.

Trong xây dựng thương hiệu sản phẩm tôm OCOP, các chủ thể cần chú trọng chất lượng để tạo uy tín, nâng giá trị nông sản, tăng thu nhập cho người nuôi và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh tôm, cua cũng là sản phẩm chủ lực của Cà Mau. Với sản lượng lớn, nếu nâng cao chất lượng chế biến, các sản phẩm từ tôm, cua sẽ đạt chuẩn cao hơn, góp phần nâng sao OCOP và cải thiện đời sống nông dân.


Việc gắn 5 sao OCOP cho con tôm, cua Cà Mau thành sản phẩm OCOP cấp quốc gia sẽ là bước đệm quan trọng giúp hai sản phẩm chủ lực này vươn ra thế giới, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

Minh Đạt

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Không để hợp nhất làm chậm đầu tư công

Cùng với việc nhanh chóng vận hành chính quyền hai cấp hiệu quả, các địa phương trong tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Dù hợp nhất đặt ra nhiều thách thức trong quản lý, điều hành, nhưng các địa phương quyết tâm không để quá trình này cản trở việc triển khai dự án.

Nhân rộng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm 

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã “Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng trồng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm” ở các hợp tác xã (HTX). Mô hình này đạt hiệu quả khá cao, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cho giống lúa, gạo BL9. 

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Kiên quyết quét sạch các tội phạm sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thực phẩm giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng, kịp thời triệt phá, không khoan nhượng, kiên quyết đấu tranh, quét sạch các loại tội phạm sản xuất, lưu hành, kinh doanh, buôn bán thuốc giả, thực phẩm giả.

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi khẳng định: “Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng chủ đầu tư và sẽ xem xét kỷ luật những chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt dưới 80 %”.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.