ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 25-7-25 14:21:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo

Báo Cà Mau Với mục tiêu hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII xác định phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thuỷ điện) phục vụ sản xuất điện, đạt khoảng 28-36% vào năm 2030, định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 74-75%.

Nam Bộ được xác định là 1 trong 3 khu vực tiềm năng hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo. Thực tế, Quy hoạch đã xác định phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo và sản xuất năng lượng mới phục vụ xuất khẩu sang Singapore, Malaysia và các đối tác khác trong khu vực; xác lập vị trí của nguồn năng lượng điện gió phía Nam, đặc biệt tại các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2035, quy mô công suất xuất khẩu nguồn năng lượng điện tái tạo sang Singapore, Malaysia và các đối tác khác trong khu vực đạt khoảng 5.000-10.000 MW và duy trì với quy mô 10.000 MW đến năm 2050, có thể cao hơn tuỳ theo nhu cầu của bên nhập khẩu, trên cơ sở hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và an ninh quốc phòng.

“Cánh đồng” điện gió Tân Thuận (xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi) là dự án vận hành thương mại đầu tiên của tỉnh, đặt nền móng cho Cà Mau hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo, trung tâm điện gió và xuất khẩu điện trong tương lai.

“Cánh đồng” điện gió Tân Thuận (xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi) là dự án vận hành thương mại đầu tiên của tỉnh, đặt nền móng cho Cà Mau hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo, trung tâm điện gió và xuất khẩu điện trong tương lai.

Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng lớn về điện gió gần bờ, ngoài khơi như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu... đã phát huy hiệu quả lợi thế, hình thành nhiều “cánh đồng” điện gió, hoà lưới quốc gia và sẵn sàng cho chiến lược xuất khẩu điện gió.

Riêng tại Cà Mau, địa phương được xác định là trung tâm điện gió của vùng, trụ cột cho việc khởi nguồn xuất khẩu điện sang Singapore, Malaysia. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 14 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng công suất 800 MW. Trong đó, hiện có 6 dự án đã vận hành thương mại với tổng công suất 225 MW; 3 dự án tổng công suất 276 MW đang triển khai thi công; 5 dự án tổng công suất 299 MW chưa thi công và đang thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng. Bên cạnh đó, có 3 dự án tổng công suất 260 MW được phê duyệt quy hoạch, đã có nhà đầu tư quan tâm, đang đề xuất chủ trương đầu tư.


Những cánh đồng điện gió tại Cà Mau đã và sẽ hình thành phủ khắp vùng biển ven bờ từ Ðông sang Tây, không những tạo nên hình ảnh mới về nền công nghiệp điện năng lượng tái tạo, mà còn góp phần cho phát triển du lịch xanh, kinh tế xanh. Tiềm năng và lợi thế về vị trí địa lý đang được tỉnh khai thác hiệu quả, hướng phát triển bền vữnguNhững nỗ lực trong phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nguồn năng lượng điện gió là một phần quan trọng theo cam kết của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đưa hạn mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero), góp phần phát triển kinh tế xanh toàn cầu vì cuộc sống xanh bền vững.

Trần Nguyên

Cà Mau quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy giải ngân đầu tư công

“Dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên đôn đốc, nhưng đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu và nếu không có sự đột phá thì cuối năm các chủ đầu tư sẽ không hoàn thành nhiệm vụ”, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại nêu thực trạng tại Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công sau hợp nhất, chiều 11/7.

Bệ phóng cho Cà Mau phát triển

Sau khi hợp nhất, trên cơ sở tính toán tiềm năng và năng lực hiện có, Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8,5%.

Không để hợp nhất làm chậm đầu tư công

Cùng với việc nhanh chóng vận hành chính quyền hai cấp hiệu quả, các địa phương trong tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Dù hợp nhất đặt ra nhiều thách thức trong quản lý, điều hành, nhưng các địa phương quyết tâm không để quá trình này cản trở việc triển khai dự án.

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi khẳng định: “Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng chủ đầu tư và sẽ xem xét kỷ luật những chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt dưới 80 %”.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của tỉnh được triển khai trong bối cảnh cả nước bước vào cuộc cách mạng mạnh mẽ với 2 mục tiêu lớn, đó là thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này, kết quả giải ngân của tỉnh còn khá chậm, cần giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ.

Dáng dấp tỉnh Cà Mau mới với những bước đột phá

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang chuyển động mạnh mẽ khắp cả nước. Trong bối cảnh đó, việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau được quyết liệt triển khai, với nhiều nội dung quan trọng đã được thống nhất. Phấn đấu tỉnh Cà Mau mới đi vào hoạt động trước ngày 15/8/2025.

Hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo

Với mục tiêu hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII xác định phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thuỷ điện) phục vụ sản xuất điện, đạt khoảng 28-36% vào năm 2030, định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 74-75%.