ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 11-10-24 09:17:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hoà Mỹ giảm nghèo hiệu quả

Báo Cà Mau Thời gian qua, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo; đồng thời, thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ họ phương thức làm ăn, phát triển kinh tế. Từ đó, cuộc sống hộ nghèo, cận nghèo ngày càng được nâng lên, từng bước thoát nghèo bền vững.

Đa phần hộ nghèo, cận nghèo ở địa phương đều là những trường hợp đặc biệt khó khăn như không có tư liệu sản xuất, già yếu, việc làm bấp bênh, trình độ dân trí thấp nên rất khó trong việc phát triển các mô hình kinh tế để vươn lên thoát nghèo.

Ông Ngô Minh Ðạo, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Trước tình hình trên, ngay từ đầu năm, xã tiến hành họp, lựa chọn các trường hợp có khả năng thoát nghèo để tập trung chỉ đạo. Trong đó, khảo sát để xem họ thiếu hụt tiêu chí nào để có giải pháp giúp đỡ. Qua khảo sát, hầu hết thiếu hụt tiêu chí về nhà ở và việc làm, từ đó đề xuất Ðảng uỷ phân công các tổ chức đoàn thể nhận đỡ đầu, giúp đỡ. Ðồng thời, Ðảng uỷ, UBND xã cùng hệ thống chính trị tranh thủ các mối quan hệ để vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ về nhà ở cũng như giới thiệu tạo việc làm để họ có thu nhập”. Theo đó, từ đầu năm đến nay, xã đã vận động xây dựng hoàn thành 8 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, với số tiền 425 triệu đồng.

Ngoài ra, vào cuối năm 2023, xã Hoà Mỹ được phê duyệt thực hiện Dự án 2 "Ða dạng hoá sinh kế” với nguồn vốn phân bổ 300 triệu đồng. Xã đã xét cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tiếp cận nguồn vốn này thực hiện 2 mô hình chăn nuôi là nuôi heo và nuôi gà thương phẩm. Ðến nay, các hộ nuôi đã xuất chuồng, thu nhập tương đối khá và hiện tại đang tái đàn để phục vụ thị trường Tết. Theo quy định, khi kết thúc và mô hình có hiệu quả, Nhà nước sẽ thu hồi 20% vốn, hiện tại xã đã thu hồi được 40 triệu đồng nộp về trên để xoay vòng.

Ông Lê Văn Phước, ấp Lợi Ðông, thuộc diện hộ cận nghèo. Sau khi được địa phương hỗ trợ mô hình chăn nuôi, gia đình ông đã thoát nghèo vào cuối năm 2023. Ông Phước chia sẻ: “Vào năm 2010, sau khi cất được căn nhà cơ bản thì gia đình tôi đã thoát nghèo, tuy nhiên, do không có công việc ổn định, không có mô hình sản xuất hiệu quả nên tiếp tục tái nghèo. Sau khi được hỗ trợ 3 con heo giống, tôi xây dựng chuồng, chăm sóc kỹ lưỡng nên heo lớn nhanh, sau 4 tháng đã bán được. Hiện nay, tôi chuẩn bị bán thêm 4 con nữa. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng quy mô, cất thêm chuồng để nuôi heo nái, nhân đàn”.

Nhờ được hỗ trợ mô hình nuôi heo, ông Lê Văn Phước quyết tâm thoát nghèo bền vững.

Nhờ được hỗ trợ mô hình nuôi heo, ông Lê Văn Phước quyết tâm thoát nghèo bền vững.

Vừa được hỗ trợ 50 triệu đồng cất nhà, hiện thực hoá ước mơ an cư, vừa được hỗ trợ mô hình chăn nuôi, chị Hồ Thị Tiếm, ấp Thị Tường, vô cùng mừng rỡ. Chị xúc động: “Tôi rất cảm ơn địa phương đã quan tâm, hỗ trợ gia đình tôi có cơ hội vươn lên. Thời gian tới, gia đình sẽ cố gắng lao động sản xuất, quyết tâm từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Chị Hồ Thị Tiếm, ấp Thị Tường, phấn khởi khi được địa phương hỗ trợ cất nhà và mô hình chăn nuôi heo để thoát nghèo.

Ngoài chăn nuôi, chị Hồ Thị Tiếm còn đặt lú dưới sông, tăng thêm thu nhập. Ngoài chăn nuôi, chị Hồ Thị Tiếm còn đặt lú dưới sông, tăng thêm thu nhập.

Bên cạnh hỗ trợ nhà ở, vốn, con giống, vật tư, UBND xã còn tăng cường chỉ đạo phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế tập thể như: Tổ hợp tác trồng màu tại ấp Lợi Ðông, Tổ hợp tác sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm ở ấp Thị Tường B, Tổ hợp tác may mặc tại ấp Thị Tường B, để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, cũng như góp phần tăng thu nhập cho người dân.

“Nhờ thực hiện hiệu quả nhiều biện pháp trong công tác giảm nghèo nên số hộ nghèo trên địa bàn xã hiện đã giảm 11 hộ, cận nghèo giảm 1 hộ so với năm 2023. Thời gian tới, xã tập trung thực hiện tốt các chương trình, dự án giảm nghèo, chống tái nghèo; quan tâm đặc biệt đến việc hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống người dân, đặc biệt là hộ nghèo. Ðồng thời, phát huy và nhân rộng các dự án, mô hình sản xuất hiệu quả, từng bước giúp người dân ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế”, ông Ngô Minh Ðạo cho biết thêm./.

 

Quách Nguyên

 

Giữ nghề đan đát

Từ lâu, phụ nữ xã Nguyễn Phích, huyện U Minh đã gắn bó với nghề đan đát. Bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị đã biến cây tre, cây trúc thành những chiếc thúng, rổ, nia, sịa... tiện dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Theo thời gian, dù nghề đan đát dần mai một, nhưng vẫn còn nhiều người bám trụ với nghề. Bởi đây không chỉ là kế sinh nhai của các hộ dân thuộc làng nghề đan đát, mà còn mang giá trị truyền thống, tạo nên thương hiệu nghề cho xứ U Minh.

Sông Ðốc nỗ lực xây dựng đô thị sinh thái, hiện đại

Thời gian qua, công tác xây dựng đô thị Sông Ðốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân thị trấn nhằm xây dựng Sông Ðốc trở thành đô thị ven biển, sinh thái và hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phụ nữ Ðất Mới với mô hình mới

Hiện nay, nghề đan đát đang được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Năm Căn triển khai rộng rãi cho hội viên, thông qua các lớp dạy nghề. Sản phẩm chủ yếu là giỏ, túi xách được làm bằng dây nhựa. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sịa nhựa của phụ nữ xã Ðất Mới, chị em đã tự tìm nguyên liệu và mày mò, học nghề lẫn nhau mà vẫn đan thành thục.

Giải pháp tái tạo nguồn lợi cá đồng

Theo các lão nông, với địa thế và thiên nhiên ưu đãi, vùng đất rừng U Minh Hạ xưa kia nổi danh nguồn lợi cá đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi này ngày càng suy giảm mạnh do tác động của con người. Ðể tái tạo nguồn lợi cá đồng, không còn cách nào khác là mở rộng diện tích nuôi, giảm khai thác tự nhiên.

Quyết tâm xoá tàu “3 không”

Mặc dù ngành chức năng, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhưng tình hình các tàu cá “3 không” lén lút thực hiện hoạt động khai thác trên biển vẫn còn diễn ra. Để góp phần gỡ thẻ vàng, tạo kết quả tích cực trước chuyến thanh tra của EC sẽ đến Việt Nam lần thứ 5 dự kiến trong tháng 10 này, nhiều địa phương trong tỉnh quyết tâm xoá các phương tiện này trên vùng biển quản lý.

Kỳ vọng vụ lúa - tôm

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được hơn 3.340 ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Hiện tại, trà lúa đang phát triển tốt, nông dân rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa.

Diện tích xuống giống vụ lúa - tôm vượt xa so kế hoạch

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết ngày 1/10/2024, bà con vùng sản xuất lúa - tôm đã giống giống đươc  42.936 ha, tăng 15,73% so kế hoach, tăng 9,83% so cùng kỳ. Theo nhận định của ngành chuyên môn, diện tích xuống giống sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.

Biến pallet xanh thành chìa khoá mở cánh cửa toàn cầu

Giữa làn sóng khởi nghiệp của thế hệ trẻ Việt, hành trình của Bùi Phương Thảo, cô gái đến từ Phường 8, TP Cà Mau, như ngọn đuốc sáng dẫn đường. Ðảm nhận vai trò Giám đốc Phát triển chiến lược tại AirX Carbon và chiến thắng Startup Wheel 2024, Thảo không chỉ thành công nhờ bản lĩnh mà còn bởi tầm nhìn vượt trội, khởi tạo niềm tin về một Việt Nam xanh hơn, bền vững hơn.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiện nay đang trở nên đáng báo động khi số lượng và liều lượng thuốc sử dụng trong một vụ sản xuất ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn gây ô nhiễm đến môi trường đất và nước.