ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 29-7-25 02:04:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Huyện Phước Long: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển nông nghiệp

Báo Cà Mau

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền huyện Phước Long luôn đặt nông nghiệp - nông thôn - nông dân ở vị trí chủ thể, là cơ sở để phát triển bền vững. Với mục tiêu không ngừng nâng cao thu nhập của người dân, huyện tập trung chuyển đổi sản xuất theo hướng nông nghiệp xanh, hiện đại, tiến đến hình thành chuỗi sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững.

Thị trấn Phước Long nhìn từ trên cao. Ảnh: C.L

LỒNG GHÉP NHIỀU GIẢI PHÁP

Thực hiện Chương trình xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện Phước Long tập trung tuyên truyền để cán bộ và Nhân dân nhận thức rõ cơ chế vận hành của chương trình là “dân làm, dân hưởng thụ, lấy sức dân để lo cho dân”. Các cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo và hỗ trợ triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện luôn sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình, tháo gỡ vướng mắc, động viên các xã chủ động khắc phục khó khăn, huy động mọi nguồn lực để xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Là huyện thuần nông, do đó, để nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân trên địa bàn, huyện đã cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và triển khai thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, xác định các lĩnh vực mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực, có lợi thế và tiềm năng phát triển nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Điển hình như mô hình trồng bắp nếp, mướp hương, dưa hấu, rau cần nước… Song song đó, huyện cũng đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng khép kín hệ thống hạ tầng thủy lợi nhằm giúp nông dân chủ động trong sản xuất, hạn chế thấp nhất những tác động ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Từ đầu năm đến nay, huyện đã tiến hành nạo vét 4 kênh thủy lợi với tổng chiều dài 11.064m, sên vét 23 kênh thủy nông nội đồng, dài 29.846m. Để giúp nông dân chủ động trong khâu tiêu thụ các mặt hàng nông sản, huyện đã kêu gọi và ký kết bao tiêu với nhiều công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh với diện tích 31.835ha.

Từ khi cuộc sống ổn định, khá giả, nhiều nông dân trên địa bàn huyện không ngại góp công, góp của, cùng với các cấp chính quyền địa phương ra sức hoàn thiện các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu cũng như gìn giữ và không ngừng nâng chất các tiêu chí đã đạt. Ông Trần Văn Trí (xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long) chia sẻ: “Từ khi có chương trình xây dựng NTM, tôi thấy bộ mặt xóm, ấp mình rất nhiều đổi khác. Đường sá, trường học, điện chiếu sáng, trạm y tế… đều được đầu tư xây dựng khang trang, tôi và bà con trong xóm rất phấn khởi và cũng kêu gọi nhau chung sức, đồng lòng cùng với chính quyền địa phương tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí để huyện nhà ngày càng văn minh, giàu đẹp”.

Xác định phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, nông nghiệp xanh là hướng đi tất yếu cả trước mắt và lâu dài, huyện tích cực thực hiện chuyển giao các quy trình canh tác tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tự động, tiết kiệm nước trong sản xuất hoa màu, ứng dụng công nghệ trong canh tác lúa, kiểm soát dịch bệnh... Nhờ đó, nông dân trên địa bàn huyện đã xây dựng thành công nhiều cánh đồng lớn, vùng chuyên canh lúa, hoa màu chất lượng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường cả trong và ngoài tỉnh. Đến nay, huyện có 28 sản phẩm OCOP, trong đó: 14 sản phẩm đạt 4 sao và 14 sản phẩm đạt 3 sao. Việc phát triển nông nghiệp một cách bền vững đã mang lại thu nhập cao cho nông dân.

 Mô hình xen canh tôm - lúa ở xã Phước Long.

HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI

Thời gian tới, huyện Phước Long tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với tích tụ, tập trung đất đai phát triển nông nghiệp quy mô lớn, gắn với xây dựng NTM theo Nghị quyết 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về xây dựng huyện Phước Long trở thành trung tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng phía Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, góp phần thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Trên cơ sở quy hoạch, từng xã, thị trấn tập trung chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản; bố trí cơ cấu hợp lý ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương gắn với thị trường tiêu thụ.

Đưa màu xuống ruộng - một trong những mô hình giúp nâng cao thu nhập cho người dân xã Vĩnh Phú Đông.

Rà soát, chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Cơ cấu lại ngành Chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia súc, gia cầm, trong đó ưu tiên phát triển gia cầm gắn với bảo vệ môi trường, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân.

Nói về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Chí Thiện - Bí thư Huyện ủy Phước Long đề nghị các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của cán bộ và Nhân dân cùng đóng góp xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao và trở thành trung tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng phía Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh. Tranh thủ các nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, gắn với phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đồng thời, chỉ đạo hệ thống Mặt trận - Dân vận đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, cũng như thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước để thu hút đông đảo Nhân dân tham gia, góp phần cùng với Đảng bộ huyện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

CHÍ LINH

Tăng tốc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Ðợt Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp (Tổng điều tra) năm 2025 bắt đầu từ ngày 1-30/7, trùng với thời điểm sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, đơn vị hành chính. Tỉnh Cà Mau và các xã, phường đã cùng nỗ lực vượt khó, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, đặc biệt là tiến độ trong chặng nước rút về đích của cuộc Tổng điều tra.

Bất cập quản lý thiết bị bay không người lái

Những năm gần đây, drone hay còn gọi là máy bay không người lái trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng đặt ra không ít thách thức cho công tác quản lý. 

Mô hình tiền triệu giữa lòng đô thị hóa

Không chỉ là vùng đất ven đô đang đô thị hoá nhanh chóng, phường Lý Văn Lâm (TP Cà Mau cũ) còn nổi bật với những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Trong đó, trồng dưa hấu trái vụ đang mở ra hướng đi mới, giúp nông dân nâng cao thu nhập, thích ứng linh hoạt với thị trường và biến đất trống thành đất sinh lời.

Xanh những mùa rau màu, ấm những mái nhà

Mùa bắp ngọt trên đất Phước Long

Từ trung tâm tỉnh Cà Mau, men theo tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, qua cầu Hoà Bình, thuộc ấp Mỹ I, xã Phước Long là đến xứ sở của bắp. Những ngày này, trên vùng đất ngọt hóa ấy, bắp đang vào vụ rộ. Những cánh đồng trải dài ngút mắt, xanh non đang “phất cờ” ngậm sữa, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch trĩu quả.

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.