ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 24-1-25 18:05:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kết nối cung - cầu mở hướng mới cho con tôm Cà Mau

Báo Cà Mau Cà Mau có tiềm năng và lợi thế rất lớn về phát triển thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm, có 3 mặt giáp biển, chiều dài bờ biển trên 254 km với trên 80 cửa biển lớn, nhỏ, hằng năm mang lượng phù sa, sinh vật phù du, nguồn giống tự nhiên cung cấp cho khu vực nội địa. Toàn tỉnh có 303.000 ha nuôi thuỷ sản, trong đó có 280.000 ha nuôi tôm nước lợ, còn lại nuôi các loài thuỷ sản khác, rất đa dạng các loại hình nuôi.

Ðến cuối năm 2023, sản lượng thuỷ sản đạt 231.500 tấn, năng suất tôm nuôi bình quân ước đạt 830,5 kg/ha/năm, kim ngạnh xuất khẩu thuỷ sản đạt 1.064 triệu USD. Với diện tích 280.000 ha nuôi tôm, nhu cầu tôm giống phục vụ cho các vùng nuôi ở Cà Mau hằng năm khoảng 40 tỷ con, trong khi năng lực sản xuất tại địa phương chỉ đáp ứng 50% giống tôm nuôi (chủ yếu là giống tôm sú), còn lại phải nhập từ các tỉnh miền Trung và lân cận.

Năm 2023, số lượng tôm giống sản xuất trong tỉnh đạt trên 19,5 tỷ con (tôm sú 13 tỷ và tôm thẻ chân trắng 6,5 tỷ). Chất lượng tôm giống sản xuất tại địa phương từng bước được nâng cao, bước đầu tôm giống trong tỉnh đã tham gia vào chuỗi tôm giống trong và ngoài tỉnh cung cấp cho người nuôi mang lại hiệu quả, tạo được lòng tin cho người nuôi tôm trong và ngoài tỉnh.

Cuối năm 2023, tôm giống nhập tỉnh khoảng 20,5 tỷ con (tôm sú giống 7,5 tỷ và tôm giống thẻ chân trắng 13 tỷ). Trong đó, số lượng tôm giống nhập tỉnh qua kiểm dịch là 6 tỷ con (tôm sú giống 2 tỷ và tôm giống thẻ chân trắng 4 tỷ con).

Các công ty, nhà cung ứng giống luôn muốn cho ra đời những giống mới, nhiều tính năng vượt trội; đồng hành có hiệu quả cùng nông dân tỉnh Cà Mau.

Lĩnh vực sản xuất tôm giống ở Cà Mau vẫn còn những khó khăn nhất định, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, thiếu hệ thống xử lý nước thải, hệ thống quan trắc môi trường phục vụ sản xuất tôm giống. Nghề sản xuất tôm giống Cà Mau đã có khá lâu, nhưng vẫn chưa xây dựng được thương hiệu, 70% cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ, công nghệ hạn chế; tình trạng trại sản xuất ngoài quy hoạch còn nhiều, các cơ sở sản xuất chưa đảm bảo điều kiện sản xuất..., gây khó khăn trong công tác quản lý của cơ quan chức năng. Cơ sở thiếu vốn đầu tư nên sản xuất tôm giống chưa đạt chất lượng như mong muốn.

Còn rất nhiều lô tôm giống sản xuất và nhập tỉnh lưu thông chưa được kiểm dịch bày bán tràn lan tại các chợ, khu tập trung dân cư, không đảm bảo yêu cầu về chất lượng.

Từ thực tế trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) 2 tỉnh, Ninh Thuận và Cà Mau, vừa phối hợp tổ chức hội nghị xúc tiến, kết nối cung - cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau. Nội dung chính của hội nghị là triển khai các nội dung hợp tác giữa Ninh Thuận - Cà Mau, về định hướng phát triển sản xuất ngành tôm nước lợ, đồng hành cùng các cơ sở sản xuất, cung ứng tôm giống Ninh Thuận và người nuôi tôm nước lợ tại Cà Mau. Trao đổi, thảo luận về các nhiệm vụ, giải pháp, công tác phối hợp triển khai thực hiện việc xúc tiến, kết nối cung - cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau.

Nhân hội nghị xúc tiến quan trọng này, nhiều doanh nghiệp sản xuất, cung ứng giống tôm trưng bày, quảng bá, giới thiệu những mặt hàng chủ lự của mình đến với người tiêu dùng trong tỉnh Cà Mau.

Hội nghị đã giới thiệu tiềm năng, lợi thế và định hướng phát triển giống thuỷ sản phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu của tỉnh Ninh Thuận; tình hình sản xuất tôm giống và nhu cầu tôm giống chất lượng cao tỉnh Cà Mau. Các doanh nghiệp cung ứng tôm giống Ninh Thuận và người nuôi tôm tại Cà Mau giới thiệu, trao đổi, thảo luận, kết nối, ký kết hợp tác, hợp đồng cung ứng tôm giống.

Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau, nhấn mạnh: “Ðây là hội nghị lần đầu tiên tổ chức, ngành nông nghiệp Cà Mau rất mừng. Chúng tôi đặt ra 2 mục tiêu: tôm giống Ninh Thuận về Cà Mau nhiều hơn; dân Cà Mau thả giống Ninh Thuận đạt chất lượng cao hơn”.

Ông Ðặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận, chia sẻ: “Việc hợp tác xúc tiến đầu tư lần này rất quan trọng, bởi Cà Mau là thị trường tiềm năng. Chúng tôi mong muốn cùng nhau giới thiệu, trao đổi, tháo gỡ khó khăn, nếu có; tập trung kết nối cung - cầu, kết hợp lâu dài, thúc đẩy phát triển nghề nuôi tôm nước lợ bền vững hơn nữa trong thời gian tới”.

Hội nghị cũng tiến hành ký kết bản ghi nhớ hợp tác sản xuất và tiêu thụ tôm giống giữa các công ty sản xuất tôm giống tỉnh Ninh Thuận với các đơn vị nuôi tôm tỉnh Cà Mau./.

 

Phú Hữu

 

Mở hướng liên kết, nâng cao thu nhập

Thời điểm này, các chủ vườn, thành viên Hợp tác xã (HTX) Trái cây sạch Khánh Hưng, ấp Kinh Ðứng, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị thu hoạch vụ bưởi Tết, hứa hẹn mang đến niềm vui cho xã viên.

Nông dân huyện Ngọc Hiển trúng vụ dưa hấu Tết

Những ngày này, nông dân vùng đất mặn huyện Ngọc Hiển đang tất bật chăm sóc vụ dưa hấu để cung ứng cho người tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Vụ dưa hấu Tết năm nay bà con rất phấn khởi.

Mùa vàng trên đồng lúa hữu cơ

Năm 2024 là năm thứ 4 huyện U Minh triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; diện tích năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2024, huyện đã triển khai thực hiện sản xuất hơn 1.650 ha lúa hữu cơ, theo hướng hữu cơ và sản xuất lúa an toàn; hầu hết các diện tích lúa này đều cho năng suất khá nên người dân rất phấn khởi.

Ðồng hành cùng người dân vượt khó

Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Trần Văn Thời vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Mùa vui cải tùa xại

Trong mâm cơm ngày Tết của người phương Nam, bên cạnh nồi thịt kho trứng, sắc dưa hấu đỏ thì vị dưa cải tùa xại là món ăn không thể thiếu vắng. Hương vị độc đáo, dễ biến tấu thành nhiều món, giải ngán cho những ngày ê hề thịt cá, nhiều lợi ích cho sức khoẻ, dưa cải tùa xại còn mang cả hồn cốt, phong vị Tết đặc trưng của vùng đất, con người miền đất mới.

Tránh phát sinh sản xuất không đúng quy định

Xác lập, củng cố chặt chẽ hồ sơ đối với các hộ dân đã xuống giống, không xem xét, hỗ trợ khôi phục sản xuất nếu xảy ra thiệt hại; rà soát cơ sở pháp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định và xử lý trách nhiệm quản lý địa bàn đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. Ðó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh trong Công văn 225/UBND-NNTN liên quan đến tình trạng người dân sản xuất lúa vụ 3 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Lợi ích kép từ quỹ Hỗ trợ nông dân

Những năm qua, quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã giúp nhiều hội viên hội nông dân (hội viên) được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi và trồng trọt. Qua đó, từng bước giúp nông dân cải thiện thu nhập và cuộc sống, góp phần hiệu quả vào công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Dưỡng cua bán Tết

Thời gian này, thương lái ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời đang tất bật thu mua cua, cải tạo vuông hay hầm tôm bỏ trống để về thả nuôi lại, chuẩn bị bán vào dịp Tết. Vì khi đó nhu cầu tiêu thụ tăng cao hơn ngày thường nên bán sẽ có giá hơn, mang về lợi nhuận cao.

Chăm chút vụ màu xuống ruộng

Khi những cánh đồng lúa chín vàng rực tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời được thu hoạch xong cũng là lúc nông dân đưa màu xuống ruộng, những dây bí, bầu xanh mướt. Thời tiết cuối năm khá thuận lợi nên nhiều nông dân tranh thủ xuống giống sớm, hạn chế tình trạng thiếu nước tưới.

Quyết tâm làm giàu trên đất rừng

Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ở huyện U Minh được đẩy mạnh. Qua đó, tác động tích cực đến ý thức của hội viên, nông dân, hăng hái lao động, nâng cao đời sống, vươn lên làm giàu. Cũng từ phong trào này xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều tấm gương điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Ông Nguyễn Văn Bí, Ấp 12, xã Nguyễn Phích, là một điển hình.