ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 29-4-25 17:55:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kết nối nghĩa tình

Báo Cà Mau (CMO) Với mong muốn giới thiệu đến công chúng những khoảnh khắc đẹp và chân thực về đất nước và con người Việt Nam, đồng thời giao lưu mở rộng liên kết giữa các chi hội, tuần qua, Chi hội Nhiếp ảnh Đất Lành và Chi hội Nhiếp ảnh Phương Nam (thuộc Hội Nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức thành công triển lãm ảnh giao lưu tại số 87, Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Với chủ đề tự do về tình yêu quê hương đất nước, có 59 tác phẩm của 15 tác giả là hội viên Hội Nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh được chọn trưng bày tại triển lãm. Các tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, là những góc nhìn phong phú, được sáng tác trên mọi miền đất nước.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thế Phong chia sẻ: “Lần đầu tiên 2 chi hội, Đất Lành và Phương Nam triển lãm ảnh giao lưu, được sự quan tâm, ủng hộ, thưởng lãm của rất nhiều bạn bè đồng nghiệp và những người yêu thích nhiếp ảnh. Triển lãm ảnh thành công tốt đẹp đã mang đến nguồn cảm hứng, tạo thêm động lực cho các tác giả của 2 chi hội tiếp tục những chuyến sáng tác, để có thêm nhiều tác phẩm hữu ích lan toả đến công chúng. Qua triển lãm lần này còn tạo thêm sự gắn kết, thắt chặt tình yêu, tình bạn bè, đồng nghiệp nhiếp ảnh”.

Diễn ra từ ngày 2-9/7/2022, triển lãm lần này được tổ chức trong không gian mở, giao lưu mở rộng liên kết, nhằm tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các hội viên, để trao đổi về nghề nghiệp, học thuật.

Mùa cá. Ảnh: NGUYỄN THỊ XUÂN MAI
Chị em. Ảnh: PHẠM XUÂN VINH
Xe lôi. Ảnh: TRẦN THẾ PHONG
Chăn cừu. Ảnh: LÊ HOÀNG NHÂN

Từ cuối năm 2020, Đất Lành và Phương Nam đã có kế hoạch tổ chức chương trình giao lưu, triển lãm ảnh, nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cho nên đến nay, khi trở lại sinh hoạt bình thường, 2 chi hội mới có điều kiện thực hiện được./.

 

Tâm Hảo giới thiệu

 

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên năm 2025: Huyện Trần Văn Thời đoạt giải Nhất toàn đoàn

Trong 2 ngày (19 và 20/4/2024), Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên với chủ đề “Bài ca thống nhất” năm 2025.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.