ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 20:18:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khi rừng được "cởi trói" - Bài cuối: Khi rừng trở thành... vàng

Báo Cà Mau (CMO) Sự thay đổi cơ chế cùng nhiều chính sách khuyến lâm, khuyến nông của Nhà nước giúp người dân trong lâm phần rừng U Minh Hạ đẩy lùi cái nghèo để vươn lên khá giàu. Rừng U Minh giờ đây không còn là nơi nương náu của những người có hoàn khó khăn, không tư liệu sản xuất, mà đã tạo nên sức hút với cả doanh nghiệp, mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều thành phần trong xã hội.

Giống như câu chuyện giữa trồng rừng và sản xuất nông nghiệp, thay vì phá rừng để sản xuất nông nghiệp thì giờ đây nhiều hộ không làm nông nghiệp mà trồng rừng luôn trên phần đất này. Nhiều hộ trước đây bỏ rừng đi TP Hồ Chí Minh, Bình Dương làm thuê, hiện đã và đang trở về để thực hiện lại ước mơ làm giàu trên lâm phần U Minh Hạ.

Về lại với rừng

Gần 10 năm là khoảng thời gian anh Nguyễn Hoàng Giang rời bỏ những khó khăn của vùng đất phèn chua trong lâm phần Ấp 15, xã Khánh An, huyện U Minh để lên Ðồng Nai mưu sinh. Tuy nhiên, sau bao năm bôn ba, cuối cùng, vào giữa năm 2020, anh quyết định về lại mảnh rừng của gia đình tại tuyến 25 để thực hiện giấc mơ làm giàu của những năm 1995 khi mới nhận đất, nhận rừng.

Cũng như bao nhiêu hộ dân khác, anh Giang là hộ thuộc diện khó khăn được nhận 5 ha rừng tại tuyến 25 từ những năm 1995. Do khó khăn, không tư liệu sản xuất nên khi có đất, có rừng, anh vội vã về đây dựng nhà, bắt tay vào cải tạo đất, chăm sóc rừng với giấc mơ đổi đời. Thế nhưng, khu vực này những năm ấy do nhiễm phèn nặng, canh tác lúa không hiệu quả, rừng trồng năng suất không cao, giá bán cây lại rẻ… khiến cuộc sống vốn đã khó ngày một khó hơn. Dù rất nỗ lực và quyết tâm nhưng rồi cũng chỉ bám trụ được hơn 12 năm ở mảnh đất này. Không thể sống được nơi đây, anh Giang quyết định đưa cả gia đình lên Ðồng Nai làm công nhân. “Lúc quyết định ra đi cũng có ý định chuyển nhượng lại đất rừng, nhưng khi ấy khu vực này chẳng ai thèm quan tâm đến. Vậy là cứ trồng đại cây tràm nước truyền thống để giữ đất”, anh Giang nhớ lại.

Thấm thoát diện tích tràm của gia đình anh Giang cũng đã đến kỳ thu hoạch. Anh Giang cho biết, sau khai thác sẽ tiến hành kê liếp trồng lại theo hình thức thâm canh để tăng năng suất, chất lượng, giá trị cây rừng, thực hiện ước mơ làm giàu còn dang dở trước kia.

Những năm gần đây, khi giá trị rừng tăng cao, nhiều hộ dân đã tiến hành kê liếp trồng rừng theo hình thức thâm canh với nhiều giống đa dạng, từ cây tràm truyền thống, tràm Úc và keo lai. Không chỉ vậy, nhiều hộ, nhất là doanh nghiệp còn tiến hành trồng giống cấy mô để tăng năng suất, chất lượng gỗ, trồng rừng gỗ lớn. Tiêu biểu trong đó phải kể đến Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty). Giám đốc Trần Văn Hiếu chia sẻ: "Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi giống để chuyển sang trồng rừng gỗ lớn, phấn đấu mỗi cây keo lai phải có giá trị 1 triệu đồng hay thấp hơn cũng phải 700.000 đồng.

Nhờ quan tâm cải thiện giống và kỹ thuật trong canh tác, chăm sóc mà năng suất, chất lượng gỗ keo lai trong lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ tăng hơn so với trước.

Nếu mục tiêu này của Công ty thành hiện thực thì mỗi héc-ta rừng không chỉ cho thu nhập 100-200 triệu đồng như hiện nay, mà sẽ được tính bằng tiền tỷ. Trong định hướng chỉ đạo phát triển kinh tế rừng thời gian tới, Chủ tịch UBND huyện U Minh Nguyễn Thanh Toản cho biết, UBND huyện phối hợp với các doanh nghiệp, công ty thiết lập chuỗi giá trị ngành hàng gỗ U Minh, giảm thiểu các khâu trung gian, hạ thấp chi phí đầu tư, tạo lợi thế cạnh tranh, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm lâm sản.

Không chỉ vậy, người dân trong khu vực rừng tràm U Minh Hạ hiện nay còn đứng trước cơ hội lớn để làm giàu, là phát triển du lịch sinh thái rừng. Nói về tiềm năng phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái thì khó nơi nào có thể so sánh được với lâm phần rừng U Minh. Rừng tràm U Minh Hạ điển hình cho việc bảo vệ, ổn định môi trường sinh thái vùng bán đảo Cà Mau, được ví như lá phổi xanh cho cả Nam Bộ. Giá trị và tầm quan trọng của nó đã được ghi nhận trong thư mục rừng ở các nước vùng châu Á. Không chỉ có hệ thực vật, động vật rừng tràm phong phú, rừng tràm U Minh Hạ còn là căn cứ địa cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, có ý nghĩa lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc; các làng nghề truyền thống, đặc sản như gác kèo ong, làm mắm, nuôi cá đồng… là những tài nguyên du lịch mang đặc trưng riêng của rừng tràm U Minh.

Với những ưu thế và tiềm năng ấy, Ðề án phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã được xây dựng và phê duyệt. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, khách du lịch đạt 203.000 người, mang về tổng doanh thu 295 tỷ đồng. Theo tính toán, khi ấy du lịch sinh thái cộng đồng phát triển sẽ tạo cơ hội làm du lịch cho khoảng 200 hộ dân tham gia. Ðây là hướng đi mới đầy khả quan để người trong lâm phần hiện thực hoá giấc mơ làm giàu của mình.

Sợ cháy rừng hơn cháy nhà

Mục tiêu làm giàu từ rừng đang được hiện thực hoá từng ngày thì ý thức của người dân trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngày một nâng cao. Mọi người đang dốc hết sức để bảo vệ rừng, nhất là phòng, chống cháy rừng trong mùa khô, bởi hiện nay hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng của người dân đang nằm trong những mảnh rừng. Những năm gần đây, các vụ cháy mỗi năm một giảm dần cả về số lượng lẫn mức độ, là minh chứng rõ nhất cho ý thức bảo vệ rừng của người dân.

Năm nay, dù mùa khô không gay gắt như một số năm trước, thế nhưng, công tác phòng, chống cháy rừng trên toàn lâm phần rừng U Minh Hạ luôn được đề cao. Có mặt tại chòi canh lửa ở Ấp 3, xã Khánh Bình Tây Bắc vào trung tuần tháng 4 năm nay, khoảng thời gian được cho là cao điểm nhất của mùa khô, Trưởng ấp Lê Thái Hậu cùng 3 người dân khác tá túc trong căn lều bằng lá được dựng lên ngay dưới chân chòi canh lửa. Từ đây, các hộ dân tự phân công nhau luân phiên leo lên chòi quan sát. Dưới chòi còn có nhiều dụng cụ như vá, xô, cuốc..., mà theo người dân cho biết là chuẩn bị để phục vụ công tác chữa cháy rừng. Ông Hậu chia sẻ: “Giờ đây người dân sợ cháy rừng hơn cháy nhà, bởi toàn bộ tài sản của họ đang ở đó. Do vậy, những hộ có rừng trong ấp liên kết lại với nhau thay phiên canh lửa, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống cháy rừng”.

Việc tuần tra, kiểm soát rừng luôn được các chủ rừng quan tâm thực hiện thường xuyên nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng.

Ðể giữ màu xanh cho những cánh rừng tràm, nhiều năm qua, ông Trần Văn Hiếu được người dân tin tưởng giao nhiệm vụ trực lửa mỗi khi vào mùa khô tại chòi canh tuyến 35, thuộc Ấp 13, xã Nguyễn Phích. Bởi lẽ, theo ông Võ Minh Cảnh, kiểm lâm phụ trách địa bàn xã Nguyễn Phích, do rừng hiện nay là tài sản quý giá nhất của bà con nên họ chấp nhận bỏ tiền ra thuê ông Hiếu canh chòi, vì ông là người có nhiều năm gắn bó với rừng, hiểu rõ về rừng, có kinh nghiệm trong việc quan sát phòng, chống cháy rừng.

Kinh tế lâm nghiệp ngày một phát triển, đời sống người dân được cải thiện đi lên không chỉ góp phần đưa diện mạo nông thôn mỗi ngày thêm đổi mới, mà ý thức của họ trong công tác bảo vệ rừng ngày một nâng cao. Ðó là thành quả của hàng loạt các chính sách của Ðảng và Nhà nước cũng như chính quyền địa phương trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế rừng, sự mạnh dạn trong áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đối với mặt hàng gỗ. Nằm trong danh sách những mặt hàng chủ lực của tỉnh, mặt hàng gỗ nói riêng và kinh tế lâm nghiệp nói chung sẽ tiếp tục tạo đột phá trong tương lai gần, tất cả vì mục tiêu đưa đời sống và diện mạo nông thôn trong lâm phần ngày một khởi sắc hơn./.

 

Nguyễn Phú

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.