ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 25-11-24 06:03:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khởi sắc huyện cực Nam Tổ quốc

Báo Cà Mau (CMO) Từ một huyện có thể nói xuất phát điểm khó khăn nhất tỉnh, nhưng với sự nỗ lực, đoàn kết một lòng, chung sức xây dựng quê hương của Ðảng bộ, quân và dân huyện Ngọc Hiển, đã làm thay đổi diện mạo mảnh đất chót cùng cực Nam Tổ quốc.

Ðời sống kinh tế người dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển từng bước phát triển.

Cách đây 17 năm, ngày 1/1/2004, huyện Ngọc Hiển được tái lập, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính mới thành lập 2 huyện, Ngọc Hiển và Năm Căn. Sau khi chia tách, huyện đối mặt với vô vàn khó khăn, kết cấu hạ tầng nông thôn còn thấp, cư dân phần đông là hộ nghèo. Ông Nguyễn Công Trực (xã Tân Ân) kể: “Khi chia tách, huyện Ngọc Hiển có trên 50% dân số thuộc diện nghèo, thu nhập bình quân chưa đến 10 triệu đồng. Việc đi lại của bà con bằng đường thuỷ, con em đến trường học hành rất gian nan. Lúc đó, muốn ra trung tâm tỉnh, đi và về mất cả ngày”.

Cũng theo ông Trực, ngày trước ở huyện lượng thuỷ sản nhiều lắm, mỗi con nước xổ vuông bà con kiếm vài tấn tôm là chuyện bình thường. Dù trúng thuỷ sản nhưng bán buôn còn khó khăn, tư thương ép giá đủ bề, bởi không bán cho họ thì không ai mua hết. Giờ đường sá thông thoáng, nhiều thương lái đến tận hộ để thu mua, đời sống bà con khởi sắc.

Sự nỗ lực xây dựng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân đã đưa diện mạo quê hương Ngọc Hiển đổi thay vượt bậc, đời sống người dân bước sang trang mới. Ðến nay, toàn huyện Ngọc Hiển có hơn 20.000 hộ dân sinh sống, nhà cửa khang trang, kiên cố. Nếu như trước đây trên địa bàn chưa có đến 10 km lộ bê-tông, thì nay có trên 350 km đường lộ bê-tông, trên 60 km lộ nhựa cấp VI đồng bằng đi về các xã, thị trấn; 68 ấp, khóm có lộ về trung tâm xã. Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2020 đạt 49 triệu đồng. Từ huyện chưa có trường THPT, hiện huyện có 2 trường THPT; 24/30 trường học đạt chuẩn quốc gia. Có 1 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc chia sẻ, khi thành lập bộ máy hành chính của huyện, nhiều cán bộ còn phải đi học bổ túc, học nghiệp vụ để đảm bảo chuyên môn. Nay tất cả cán bộ từ huyện đến các xã, thị trấn đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn; bộ máy Nhà nước ngày càng được tinh giản; cải cách hành chính ngày càng được quan tâm, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện có sự đóng góp tích cực từ phía người dân. Từ khi phát động chương trình xây dựng nông thôn mới đến nay, bà con đóng góp công sức, tiền của trên 1.570 tỷ đồng.

Kinh tế dần phát triển, huyện Ngọc Hiển tập trung cơ cấu lại các ngành nghề, ưu tiên phát triển các mặt hàng chủ lực như tôm, gỗ đước và khai thác biển. Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng sạch như điện năng lượng mặt trời, điện gió để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người dân. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của huyện.

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện có nhiều sản phẩm được tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP chứng nhận đạt từ 3-4 sao, như tôm khô nguyên vỏ, bánh phồng tôm, chà bông tôm, muối tôm, tôm khô biển.

Ðến nay, nhiều dự án được tập trung đầu tư trong Nhân dân, như nuôi tôm sinh thái, khai thác biển, đã hình thành nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nhiều dự án về phát triển nuôi thuỷ sản, khai thác, đánh bắt biển được quan tâm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; bình quân tổng sản lượng nuôi, khai thác của huyện hàng năm đạt trên 60.000 tấn thuỷ sản các loại. Các chương trình, dự án kinh tế động lực như dự án nhà máy điện gió ven biển Ðất Mũi; cảng biển nước sâu Hòn Khoai; cảng cá, cụm kinh tế Rạch Gốc; các nhà máy chế biến tôm khô, bột cá, hình thành được vùng nuôi thuỷ sản ứng dụng công nghệ cao, gắn với bao tiêu sản phẩm và chế biến xuất khẩu thuỷ sản được phát huy, là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện.

Ông Trần Hoàng Lạc phấn khởi: “Ngọc Hiển hôm nay đang trên đà khởi sắc. Những thành tích đó sẽ tạo động lực để chúng tôi quyết tâm hơn, sớm đưa huyện Ngọc Hiển trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh trong tương lai về con tôm, cây đước, du lịch”./.

 

Chí Hiểu

 

Liên kết hữu ích

Xây dựng TP Cà Mau thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành

(CMO) Ngày 17/8, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo xây dựng TP Cà Mau thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

Khởi sắc những tuyến dân cư kiểu mẫu

Những ngày này, xuôi xe về các xóm, ấp trong huyện Cái Nước, lòng bỗng thấy phấn khởi vì làng quê có nhiều thay đổi. Những tuyến dân cư kiểu mẫu hiện ra như khoác lên làng quê chiếc áo mới. Ðó là thành quả từ sự chung tay góp sức của Nhân dân xây dựng quê hương.

Khởi sắc Nguyễn Huân

Địa bàn rộng lại nằm xa trung tâm huyện, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi còn gặp khó khăn về nhiều mặt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế của người dân trong xã có bước tiến rõ nét, nhiều mô hình kinh tế kết hợp mang lại hiệu quả cao đang mở hướng phát triển mới cho xã trong thời gian tới.

Năm Căn trên đường phát triển

Năm Căn là một huyện được thụ hưởng nhiều công trình của Trung ương, của tỉnh đầu tư về cơ sở hạ tầng để tạo đà phát triển mạnh về kinh tế. Các công trình có tính chiến lược như: sân bay, cảng biển, Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh. Ðặc biệt, Năm Căn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập Khu kinh tế Năm Căn với diện tích 11.000 ha, tỉnh Cà Mau phê duyệt Cụm công nghiệp Năm Căn trên 2.000 ha và Năm Căn còn được xác định là 1 trong 3 đô thị động lực của tỉnh Cà Mau.

Rộn ràng Xóm Mới

Tiêu chí giao thông là một trong những tiêu chí khó thực hiện trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, bởi cần nguồn vốn đầu tư khá lớn. Xác định được khó khăn này, người dân ấp Xóm Mới, xã Đất Mới, huyện Năm Căn đã tự nguyện góp tiền để xây dựng hơn 1.000 m lộ để đấu nối đến thị trấn Năm Căn và một số xã lân cận. Không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước là việc làm đáng được biểu dương, nhân rộng.

Tạo đà xây dựng nông thôn mới

“Xác định giao thông nông thôn là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã Tân Thành đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nhiều tuyến lộ giao thông nông thôn”, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành Trương Huỳnh Lãm nhận định.

Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới

Xác định Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần bảo vệ an ninh - quốc phòng ngày càng vững chắc. Thời gian qua, bên cạnh tập trung củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh, Ðảng uỷ, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cái Nước còn triển khai thực hiện hiệu quả phong trào “Quân đội chung sức xây dựng NTM”.

Điều tra vốn đầu tư làm cơ sở định hướng phát triển

Ông Nguyễn Văn Bé, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, cho biết, điều tra vốn đầu tư phát triển năm 2015 nhằm thu thập thông tin về tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển năm 2014, năng lực vốn tăng của dự án, công trình hoàn thành trong năm 2014 và năng lực sản xuất chủ yếu hiện có của các thành phần kinh tế trên phạm vi toàn tỉnh.

Niềm vui trên cánh đồng lúa - tôm càng xanh

Tận dụng điều kiện thực tế của địa phương, nhiều năm qua huyện Thới Bình đã phát triển nhiều mô hình kinh tế đa cây, đa con mang lại thu nhập cao. Trong đó, mô hình lúa - tôm càng xanh ngày càng khẳng định được vị thế trên đồng đất Thới Bình.

Hiệu quả từ trồng dây thuốc cá

Năm Căn là vùng đất phèn, mặn, việc trồng cây gì, nuôi con nào cũng cần có thời gian thử nghiệm. Ở xã Đất Mới, bà con đã thêm cây thuốc cá vào “danh sách vàng” những cây hiệu quả.