ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 22:16:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðậm đà Hương Quê

Báo Cà Mau (CMO) “Gạo sạch Trí Lực” là loại gạo thơm ngon được sản xuất từ lúa ST24. Tận dụng lượng tấm sau khi chà loại gạo này, người dân Trí Lực (huyện Thới Bình) nấu ra loại rượu mang tên Hương Quê, có vị ngọt, thơm và ngon hơn những loại rượu nấu từ gạo thường, mở ra triển vọng mới tăng thu nhập cho người dân.

Tên gọi rượu Hương Quê được ra đời vào đầu năm 2022, trước đó được mọi người biết đến với tên rượu Trí Lực. Rượu Hương Quê được HTX Dịch vụ nông nghiệp - thuỷ sản Ðoàn Phát (Ấp 8, xã Trí Lực) sản xuất, với quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm từ máy móc hiện đại.

HTX có 5 thành viên sản xuất rượu, mỗi ngày sản xuất được 40 lít, mỗi tháng bán hơn 1.000 lít. Rượu được vô can 6 lít và 1,5 lít, mỗi lít bán giá 40 ngàn đồng hoặc đóng chai thuỷ tinh gắn logo theo yêu cầu khách hàng, mỗi chai 750 ml, giá 120 ngàn đồng. Nếu vô thêm hộp gồm 2 chai thì giá bán 280 ngàn đồng.

Máy móc, trang thiết bị hiện đại cho việc sản xuất rượu.

Sau vụ mùa, thành viên HTX thường để lại một lượng lúa khá lớn để gia đình ăn trong năm, mỗi lần chà gạo thì phần tấm thừa lại được người dân tận dụng để nấu rượu. Ban đầu chỉ nấu dùng thử trong gia đình và người thân, nhưng sau vài lần uống, người thưởng thức cảm nhận được vị ngon đặc biệt của loại rượu này nên người dân bắt đầu lựa chọn và dùng trong các dịp lễ, giỗ hay tiệc tùng.

Bà Dương Chúc Linh, Bí thư Ðảng uỷ xã Trí Lực, cho biết: “Rượu Hương Quê là quyết tâm của xã, từ sản phẩm OCOP gạo ST24 được sự hỗ trợ của huyện về thiết bị, rượu được sản xuất và có đầu ra. Ðể đạt được sản phẩm OCOP thì đòi hỏi cần nhiều tiêu chí nữa, về phía xã tranh thủ sự hỗ trợ của Phòng Kinh tế hạ tầng và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cùng với quyết tâm của người dân để đưa sản phẩm này tiến tới công nhận, khẳng định thương hiệu”.

Ngoài quy trình ủ theo cách dân gian, hệ thống chưng cất, lọc rượu được thực hiện thông qua máy móc nên ít tốn công lao động, lại sản xuất được lượng rượu nhiều và chất lượng hơn. 

Ông Huỳnh Minh Triều, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp - thuỷ sản Ðoàn Phát, chia sẻ: “Anh em HTX tự nghĩ ra việc lấy tấm nấu thử, uống thấy rất ngon rồi xuất bán rất chạy hàng nên giờ đã nấu nhiều thêm. Hy vọng sản phẩm này sẽ được ưa chuộng rộng rãi để bà con trong HTX nói riêng và người dân xã Trí Lực nói chung có thêm thu nhập từ nguồn nguyên liệu tại chỗ này”.

Rượu Hương Quê đã được nhiều người ưa chuộng và thưởng thức. Ông Phạm Ngọc Hùng, Ấp 8, xã Trí Lực, cho biết: “Tôi cũng thưởng thức nhiều loại rượu nhưng nhận thấy rượu Hương Quê khác hẳn, giá cả có chênh lệch nhưng chất lượng khỏi phải bàn. Tết này gia đình đặt hàng một ít về đãi khách”.

Thời điểm cuối năm, lượng rượu được HTX sản xuất tăng gần gấp đôi để phục vụ thị trường Tết. Ðược biết, không chỉ được ưa chuộng tại địa phương, trong và ngoài huyện, rượu Hương Quê còn được xuất bán tại các khu du lịch của TP Cần Thơ. Tin tưởng rằng, với chất lượng này, rượu Hương Quê của xã Trí Lực sẽ được vươn xa hơn, giúp người trồng lúa ST24 vừa tận dụng được lượng tấm thừa tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể./.

 

Nhựt Khôi

 

Xây dựng TP Cà Mau thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành

(CMO) Ngày 17/8, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo xây dựng TP Cà Mau thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

Cà Mau không xa

(CMO) Hà Nội, một sáng tháng 10/2020, trong lúc xếp hàng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước giờ khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV, anh Lê Quân (lúc này là Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau), chia sẻ thông tin: Tỉnh Cà Mau đang kiến nghị Chính phủ mở đường bay thẳng Hà Nội - Cà Mau.

Nông dân thi đua mừng đại hội

(CMO) Năm 2023 là năm diễn ra đại hội hội nông dân các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028. Lập thành tích chào mừng sự kiện quan trọng này, các cấp hội nông dân trong tỉnh sôi nổi phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG); chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh; nhân rộng mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp... tạo khí thế, niềm tin ở chặng đường phát triển mới.

Gam màu mới cho nông sản

(CMO) Từ khi Cà Mau thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP, đã góp phần thay đổi chất lượng cuộc sống người dân nông thôn. Thay đổi nhận thức từ tập quán sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết sang nền kinh tế thị trường, nâng cao giá trị nông sản địa phương.

Ðậm đà Hương Quê

(CMO) “Gạo sạch Trí Lực” là loại gạo thơm ngon được sản xuất từ lúa ST24. Tận dụng lượng tấm sau khi chà loại gạo này, người dân Trí Lực (huyện Thới Bình) nấu ra loại rượu mang tên Hương Quê, có vị ngọt, thơm và ngon hơn những loại rượu nấu từ gạo thường, mở ra triển vọng mới tăng thu nhập cho người dân.

Ðưa công nghệ vào làng nghề

(CMO) Cận Tết là thời điểm các ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống ở Cà Mau trở nên nhộn nhịp, tất bật sản xuất những sản phẩm đặc trưng phục vụ khách hàng. Ðiều phấn khởi là nhiều ngành nghề, làng nghề đã từng bước hiện đại hoá quy trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phân phối cho thị trường cả nước và nước ngoài.

Trái ngọt trên vùng đất mặn

(CMO) Hơn 10 năm, sau khi Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết 03 về việc tận dụng sân, vườn, bờ bao vuông tôm để đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhận được sự đồng thuận sâu rộng của Nhân dân. Trong bối cảnh mới, Nghị quyết 03 đang được tiếp sức bằng việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, xuất hiện các mô hình sản xuất mới mang lại giá trị kinh tế cao, đa dạng sinh kế cho nông dân. Xã Phú Mỹ anh hùng trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế nông thôn phù hợp, linh hoạt, hiệu quả và bền vững trên vùng đất mặn.

Sản phẩm OCOP không chạy theo thành tích

(CMO) Những năm gần đây, các tổ, hội đồng cấp huyện và thành phố, hội đồng tỉnh rất nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ thẩm định, đánh giá các sản phẩm OCOP. Nghiêm khắc, công tâm, trách nhiệm, đó là tinh thần làm việc của các tổ, hội đồng thẩm định, vì mục tiêu cao nhất là chất lượng và sự bền vững của sản phẩm OCOP.

Hợp sức để phát triển bền vững

(CMO) Liên hiệp Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Cà Mau (Liên hiệp) thành lập cuối năm 2021. Vượt qua khó khăn ban đầu, đến nay, Liên hiệp đang dần ổn định, hứa hẹn là “đầu mối” tập hợp trao đổi, mua bán đặc sản của tỉnh và các địa phương ngoài tỉnh, mở ra hướng đi mới cho kinh tế HTX tỉnh Cà Mau.

Hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử

(CMO) Nhằm tăng cường các hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại, thời gian qua, ngành công thương tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhiệm vụ nhằm thực hiện hiệu quả các đề án khuyến công, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trong tỉnh nói chung, huyện Ðầm Dơi nói riêng quảng bá, marketing website bán hàng của đơn vị mang lại hiệu quả; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất, kinh doanh, từng bước góp phần vào lộ trình chuyển đổi số của tỉnh.