ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 22-5-25 10:43:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng quản lý mã số vùng trồng

Báo Cà Mau (CMO) Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát sinh vật gây hại; truy xuất nguồn gốc nông sản. Vùng trồng có thể gồm một hay nhiều điểm sản xuất, bảo đảm nguyên tắc sản xuất tập trung, sử dụng thống nhất một quy trình sản xuất, một quy trình quản lý sinh vật gây hại, có nhật ký canh tác ghi chép chi tiết các hoạt động tác động lên cây trồng.

Xây dựng mã số vùng trồng, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập cạnh tranh, phát triển.

Theo kỹ sư Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cà Mau (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)), mã số vùng trồng không chỉ là tấm giấy thông hành xác nhận nông sản đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, giúp nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới, mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định, giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất liên quan chặt chẽ đến chất lượng và giá thành. Một số quốc gia yêu cầu nông sản của phía Việt Nam phải có mã số vùng trồng mới được phép xuất khẩu sang các nước này, như: Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc… Các nước nhập khẩu có thể sang Việt Nam để kiểm tra đột xuất bất kỳ lúc nào đối với các vùng trồng đã được cấp mã số, về tình hình sản xuất, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm.

Từ tầm quan trọng trên, ngày 28/3/2022, Bộ NN&PTNT có Chỉ thị số 1838/CTBNN-BVTV về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ nông sản xuất khẩu. Theo đó, Bộ giao các tỉnh xây dựng, bổ sung các chỉ tiêu về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vào nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch hành động phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các vùng trồng và cơ sở đóng gói theo quy mô sản xuất hàng hoá đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu; bố trí nguồn lực (nhân lực và tài chính) thực hiện công tác thiết lập và quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói. Trong đó, tập trung cho công tác tập huấn, nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân liên quan; thực hiện các chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; áp dụng các biện pháp quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp; duy trì chất lượng của vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số. Tập huấn cho nông dân về quy trình canh tác theo hướng sử dụng vật tư đầu vào tiết kiệm, an toàn và hiệu quả, ghi chép và hoàn thiện các hồ sơ liên quan trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Chủ động trong định hướng phát triển nông nghiệp cạnh tranh, cuối năm 2022, UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch về “Thiết lập, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn năm 2023-2025”, tại Quyết định số 2936/QÐ-UBND. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025, trên cây lúa cấp 120-130 mã số vùng trồng và 1-2 cơ sở đóng gói; tiếp đó là với đối tượng rau màu, cây ăn trái, cây dược liệu; tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn tuyên truyền, triển khai kế hoạch thiết lập, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói cho các huyện, thành phố…

Bên cạnh quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung, Cà Mau ưu tiên cho nền nông nghiệp sạch, chất lượng, theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. (Trong ảnh: Sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc gia mang thương hiệu HTX Lý Văn Lâm, TP Cà Mau).

Kỹ sư Nguyễn Trần Thức cho biết, đến nay cơ bản đã chuẩn bị xong mọi điều kiện, Sở NN&PTNT sẽ tích cực tổ chức triển khai thực hiện ngay trong quý I năm 2023, tập trung ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân chủ động đăng ký và các xã đăng ký xây dựng NTM nâng cao; hướng dẫn thiết lập, nộp hồ sơ và kiểm tra đánh giá ngay trong quý II đối với các loại cây trồng khác ngoài lúa; đối với cây lúa, thực hiện ngay sau khi tổ chức sản xuất các vụ lúa.

Ðược biết, tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2022 của tỉnh là 110.975 ha, tăng trên 10% so với cùng kỳ. Trên địa bàn tỉnh có 26 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo (11 công ty, 18 HTX/THT) với diện tích 6.687 ha, trong đó lúa hữu cơ 802 ha (tiêu chuẩn Việt Nam 306,5 ha và quốc tế (NOP, EU và JAS) 495,5 ha); lúa an toàn và VietGAP 5.885 ha; sản lượng tiêu thụ khoảng 29.025 tấn, bằng 5,3% sản lượng toàn tỉnh.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, ngày càng có nhiều HTX đầu tư chuỗi liên kết khép kín từ khâu tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu, bao tiêu thu mua lúa, sơ chế, xây dựng nhãn hiệu lúa gạo riêng, như: HTX Minh Tâm với nhãn hiêu “Gạo Toàn Tâm”, HTX Phương Quang với nhãn hiêu“Gạo Phương Quang”, HTX lúa tôm Trí Lực với nhãn hiêu “Gạo Hoàng Yến”, HTX Ðoàn Phát với nhãn hiệu “Gạo Từ Tâm”, Doanh nghiệp Tiến Phát với nhãn hiệu “Gạo Một bụi đỏ Vĩnh Trường”... Ðây là cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi tiến tới xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trong thời gian tới, đưa nông sản Cà Mau gia tăng giá trị sản phẩm, cạnh tranh thị trường…, giúp đời sống nông dân ngày càng phát triển, bộ mặt nông thôn thêm đổi mới./.

 

Trần Nguyên

 

Tỷ phú nông dân

Là nông dân chính gốc, anh Ðỗ Huy Mân, ấp Cái Giếng, xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước thích tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi các mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Anh là một trong những nông dân ở huyện tiên phong thực hiện mô hình tôm siêu thâm canh, nuôi cua hộp nhựa, mang lại thu nhập cao.

Cà Mau tăng cường xúc tiến đầu tư và thương mại với Singapore

Thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch ngoài nước và Hợp tác hữu nghị tỉnh Cà Mau năm 2025, UBND tỉnh tổ chức Đoàn đi công tác tại Singapore do Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi làm trưởng đoàn. Chương trình làm việc của đoàn diễn ra trong 3 ngày (13-15/5), tập trung vào xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương và xuất khẩu điện.

Không để bị động trong giải ngân vốn đầu tư công

Tình hình tiến độ giải vốn đầu tư công luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Ðặc biệt trong bối cảnh tiến hành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính hiện nay đặt ra không ít thách thức phát sinh. Do đó, để tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không bị ảnh hưởng, có thêm rào cản, thì cần đi trước một bước trong công tác quản lý, điều hành.

Khiếm khuyết không ngăn được chí làm giàu

Dù không may mắn, bị khuyết tật từ nhỏ, nhưng ông Phan Văn Luân, Ấp 5, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, không để khó khăn làm chùn bước. Với ý chí kiên cường và tinh thần vượt khó, ông từng bước đưa gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Gia đình làm lưới 3 thế hệ

Gắn bó với nghề làm lưới hơn 30 năm, qua thời gian cha truyền con nối, anh Phạm Ðức Mừng, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, đã khẳng định được thương hiệu làm lưới thủ công trên thị trường, cung cấp nguồn lưới chất lượng trong và ngoài tỉnh.

Lúa gạo tạo vị thế từ chất lượng cao

Tạo vị thế trên thị trường trong và ngoài nước bằng phân khúc chất lượng cao là mục tiêu mà ngành sản xuất lúa gạo Cà Mau đặt ra trong mùa vụ 2025 này, cũng như những năm tiếp theo.

Mỹ áp thuế đối ứng - Lối đi nào cho con tôm xuất khẩu?

So với các quốc gia khác, Việt Nam là một trong những nước được Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp dụng mức thuế đối ứng trong 90 ngày, nhằm mở đường cho các phiên đàm phán, trong đó có con tôm, mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản vốn là thế mạnh kinh tế hàng đầu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðiều cần bàn ở đây là không phải đến lúc thị trường tiêu thụ biến động, doanh nghiệp (DN) Việt Nam mới nghĩ đến chuyện ứng phó, mà trở thành vấn đề mang tính sống còn trong tái cơ cấu mô hình tăng trưởng cho ngành tôm, gắn với phát triển bền vững và luôn trong tư thế chủ động.

Nuôi tôm không xả thải - Hướng đi mới, hiệu quả

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn, không thay nước, đang mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, với nhiều kỳ vọng về phát triển bền vững, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Chủ động tiếp cận thị trường Halal

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp cận thị trường Halal - nơi tập trung hơn 2 tỷ người tiêu dùng tại 112 quốc gia, không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là cơ hội chiến lược để doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau mở rộng xuất khẩu, tăng trưởng bền vững và nâng tầm vị thế hàng hoá Việt trên thị trường quốc tế.

Chung tay bảo vệ nguồn lợi cá đồng

Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời đã thực hiện khá tốt Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt; tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhất là người dân vùng ngọt hoá, từ đó nhiều hộ đã nhận thức và có nhiều cách làm hay để bảo vệ nguồn cá đồng tự nhiên.