ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 22:31:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ký ức đất nông trường

Báo Cà Mau (CMO) Con sông Rạch Ruộng chia làm đôi Nông trường Quốc doanh Sông Đốc và bên kia khu chợ nhỏ. Những ngày đầu mới thành lập nông trường, nơi đây còn được gọi là vùng kinh tế mới, bà con từ nhiều tỉnh miền Bắc, miền Trung tựu về khai hoang, mở đất với biết bao hoài bão, hy vọng. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ thời đó, dù đã có công việc và cuộc sống ổn định tại Rạch Ráng nhưng cha tôi vẫn quyết định đưa cả gia đình nhỏ của mình về vùng kinh tế mới.

Để có mặt bằng xây dựng trụ sở nông trường, 2 chiếc xáng thổi công suất lớn nổ máy cả ngày lẫn đêm. Chẳng bao lâu sau cả một vùng rộng lớn được lấp đầy bùn, cát. Cũng chính tại đây đã cho bọn trẻ chúng tôi nhiều kỷ niệm tuổi thơ khó phai mờ. Mỗi sáng, mỗi chiều trên đống bùn cát mênh mông đó chúng tôi thích thú khi lượm được những chiếc vỏ sò với nhiều màu sắc, hình dạng, kích cỡ. Những chiếc vỏ sò thật đẹp mà trước đó tôi chưa từng được thấy dù chỉ một lần. Chúng tôi lượm về chất thành đống trong nhà rồi tôi tự đặt tên cho từng vỏ sò mình yêu thích. Tôi đặt tên thằng Quyến, thằng Thiên, thằng Giang, thằng Lừng... cho từng chiếc vỏ sò. Toàn những cái tên tụi bạn thân cùng học lớp 3 tại Rạch Ráng mà khi chuyển về nông trường tôi không còn gặp lại nữa.

Chợ Rạch Ruộng, thị trấn Sông Đốc hôm nay.                                                                                                   Ảnh: MINH TẤN

Tôi như bước vào một thế giới hoàn toàn mới mẻ từ những thằng bạn mới, lạ cả giọng nói miền Bắc, miền Trung. Mỗi khi tôi cất tiếng nói tụi nó cứ ôm bụng cười: “Khiếp! Cái thằng miền Lam (Nam) lói (nói) chuyện khó nghe quá!”. Những lúc như vậy tôi nhớ khi còn học ở Rạch Ráng, trong lớp hơn 50 người mà chỉ có một mình bạn Vũ Đại Nam là người miền Bắc. Nói theo giọng miền Nam thì chúng tôi thường ăn hiếp bạn ấy. Nói theo giọng miền Bắc thì hiện tại tôi bị chúng bạn ở nông trường bắt nạt. Cuộc đời là vậy, quay như chiếc chong chóng lá dừa tôi thường chơi, mới đó mà đã nếm trải được thế nào là đi ăn hiếp người ta, thế nào là bị bắt nạt.

 Bà con miền Bắc vào nông trường mang theo rất nhiều thứ, từ những hạt giống cói (cây lác), giống rau đay, con dê, con bò; những chiếc khuôn đúc gạch ngói, khung cửi dệt chiếu đến nghề đan đát, đun gạch… và nét sinh hoạt văn hoá đậm chất vùng miền. Những căn nhà lợp cỏ, tô bùn bên vách, giàn mồng tơi bên hiên, dãy hàng rào cây nối dài miên man. Hay món canh rau đay nấu cua đồng giã nhuyễn ở nông trường đậm vị thơm, ngọt mà trước đó tôi chưa từng được thưởng thức. Để bây giờ, khi có dịp đến một vùng quê miền Bắc, được thưởng thức món canh rau đay nấu cua đồng, tự dưng trong lòng miên man nhiều nỗi nhớ.
Từ nhà tôi đến trường học gần 10 cây số đi bộ. Sáng sớm ăn một bụng cơm thật no, cặp nách cái vỏ bọc xà bông Viso đựng vài cuốn sổ, cây viết. Xăn quần, cầm đôi dép cuốc bộ qua các con kênh cắt dọc, cắt ngang hình bàn cờ. Tại nông trường, tên các con kênh được đặt theo địa danh ở miền Bắc như Phủ Lý, Nhiêu Đáo,…

Mỗi đêm trong xóm bà con thường đốt một đống lửa thật lớn trước sân, ung thêm lá bạch đàn để tạo ánh sáng, vừa xua muỗi. Người lớn thì ngồi uống trà, thăm hỏi, bàn chuyện chinh phục vùng đất khó. Bọn nhỏ chúng tôi thì chơi các trò chơi dân gian. Khi còn ở Rạch Ráng, tôi thường làm chong chóng lá dừa đón gió mỗi trưa; làm con diều giấy thả trên cánh đồng còn trơ gốc rạ; hay tụm 5 tụm 3 đánh hưng, trốn tìm, chọi lon, bắn ống thụt, đá cá lia thia… với nhóm bạn cùng xóm. Khi về nông trường, quen thêm bạn mới nên tôi được chơi các trò chơi dân gian miền Bắc kèm theo lời đồng dao các bài Chi chi chành chành, Trồng đậu trồng cà, Dung dăng dung dẻ, Tập tầm vông… Nhờ trò chơi tập thể, tiếng nói, giọng cười của chúng tôi quyện vào nhau, có sự ăn ý, không còn khoảng cách như lúc mới đặt chân lên nông trường.

Trong nhóm bạn ở nông trường, thằng Định thân với tôi nhất. Nhà nó làm nghề chèo đò, nối liền đôi bờ sông Rạch Ruộng. Chiếc đò có hình dạng thật lạ, không giống chiếc xuồng be tám, be mười hay những chiếc vỏ lãi mà tôi từng gặp. Thời đó, tôi nghĩ chiếc đò này chắc gia đình thằng Định mang từ miền Bắc vào. Nhờ chiếc đò, nhờ thằng Định mà lần đầu tiên tôi đặt được chân qua bên kia chợ nhỏ. Hai thằng tung tăng vào chợ, với mớ tiền lẻ chèo đò trên tay, thằng Định hào phóng mua kem chuối, bánh bao cho 2 thằng cùng ăn. Bỏ đò, bà con không qua sông được đứng gọi khàn cổ, cha thằng Định biết được, chiều hôm đó nó bị no đòn.

Nhờ con sông Rạch Ruộng, nhờ nghề chèo đò mà thằng Định nay đã trở thành tỷ phú. Nói nghe khó tin nhưng có thật, từ chiếc đò nhỏ xíu, chông chênh trên sông đến chiếc phà to đùng, chở được cả ô tô, đến nay là cây cầu dân sinh bắc qua con sông Rạch Ruộng đều do thằng Định làm chủ. Có lần nó điện rủ về Sông Đốc chơi, qua bên đất nông trường (đã giải thể) để thấy hết sự thay đổi sau hơn 30 năm, để kể lại những câu chuyện thời trẻ thơ, để khoảng cách bạn bè được gần thêm hơn. Và tôi đã hứa!./.

Đỗ Chí Công

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.