ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 07:37:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kỳ vọng vụ lúa - tôm

Báo Cà Mau Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được hơn 3.340 ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Hiện tại, trà lúa đang phát triển tốt, nông dân rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa.

Theo nông dân, năm nay mưa nhiều, bà con rất thuận lợi trong việc sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm. Ngay từ đầu vụ, các ngành chuyên môn và chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền đến từng hộ gia đình về lợi ích của việc sản xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm. Từ đó, bà con đã có bước chuẩn bị rất sớm, chủ động đăng ký với chính quyền địa phương và bám sát lịch thời vụ sản xuất, đồng loạt xuống giống nên giảm thiểu thiệt hại do thời tiết gây ra.

Anh Trần Văn Tính, ở ấp Lung Thuộc, xã Lợi An, đang tích cực chăm sóc vụ lúa - tôm.

Vụ mùa năm nay, ông Trần Huy Hoàng, ấp Lung Thuộc, xã Lợi An, xuống giống gần 3 ha lúa trên đất nuôi tôm; hiện lúa đã hơn 10 ngày tuổi, đang phát triển tốt. Ông Hoàng phấn khởi: "Năm nay mưa nhiều nên việc sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm rất thuận lợi, nông dân ở đây rất mừng. So với năm trước, năm nay số hộ xuống giống thành công đạt tỷ lệ cao hơn, do bà con đã nắm bắt được kỹ thuật canh tác, diện tích sản xuất cũng tăng hơn mấy năm trước".

Cùng ấp, ng Võ Văn Nhờ thông tin: "Năm nay tôi thực hiện khâu rửa mặn, xổ phèn đảm bảo nên sau khi xuống giống, lúa phát triển tốt. Nếu thời tiết mưa kéo dài sẽ rất thuận lợi cho vụ lúa trên đất nuôi tôm".

Ông Võ Văn Lạc, Phó chủ tịch UBND xã Lợi An, cho biết: "Ngay từ đầu vụ, UBND xã phân công các thành viên phụ trách địa bàn, xuống vận động bà con nông dân các ấp thực hiện việc xuống giống vụ lúa trên đất nuôi tôm. Theo đó, phối hợp với các ngành liên quan cấp trên hướng dẫn bà con về quy trình, kỹ thuật cải tạo đất và bám sát lịch thời vụ xuống giống, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Ðến thời điểm này, nông dân trên địa bàn xã đã xuống giống được gần 1.390 ha, đạt hơn 100% so với kế hoạch đề ra; qua tìm hiểu của các ấp, chưa có hộ nào bị thiệt hại. Bà con rất phấn khởi, kỳ vọng vào vụ mùa năm nay".

Liên tiếp nhiều năm qua, nông dân xã Khánh Bình sản xuất rất thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm, năng suất đạt khá cao. Riêng vụ mùa năm nay, toàn xã xuống giống vụ lúa trên đất nuôi tôm đạt hơn 122% so với kế hoạch, cao nhất so với các xã khác. Hiện tại, nông dân trên địa bàn xã đã xuống giống dứt điểm vụ lúa - tôm, trà lúa phát triển tốt.

Trà lúa trên đất nuôi tôm của anh Nguyễn Văn Bằng, ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình được gần 15 ngày tuổi, đang phát triển tốt.

Trà lúa trên đất nuôi tôm của anh Nguyễn Văn Bằng, ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình được gần 15 ngày tuổi, đang phát triển tốt.

Ông Phạm Việt Miền, ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, vui mừng cho biết: "Muốn sản xuất thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm thì bà con phải mạnh dạn cắt vụ nuôi tôm để cải tạo đất. Phải xổ nước cho mặt ruộng thật khô, đến khi đất nứt nẻ mới đưa máy cày nhỏ vào bừa và tiếp tục rửa mặn, xổ phèn, đến khi nào nước trong vuông ngọt, đảm bảo đủ điều kiện mới tiến hành xuống giống thì sẽ thành công. Hiện tại, tôi và bà con ở đây đã xuống giống được khoảng nửa tháng, lúa lên khá đều, ít tốn công tỉa giặm".

Do được sự quan tâm của các ngành, các cấp, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi vùng chuyển đổi sản xuất ngày càng hoàn thiện, nông dân sản xuất ngày càng hiệu quả, nên những năm gần đây diện tích sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm ở huyện Trần Văn Thời không ngừng tăng lên.

Tại xã Lợi An , ông Võ Văn Lạc, Phó chủ tịch UBND xã , cho biết: "Xã sẽ phân công bộ phận khuyến nông cơ sở kết hợp với các ấp theo dõi sát tình hình chăm sóc, bảo vệ vụ lúa - tôm của người dân, nhằm hướng dẫn bà con chăm sóc một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, kết hợp với các ngành liên quan cấp trên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nhất là các đợt triều cường để chủ động khép kín các cống thuỷ lợi, bảo vệ sản xuất của người dân".

Theo dự báo của ngành chuyên môn, mùa mưa năm nay có thể kéo dài hơn mọi năm nên thời tiết sẽ rất thuận lợi cho việc sản xuất vụ lúa – tôm./.

 

Anh Quốc

 

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.