ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 13:37:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làm giàu từ phôi mai vàng

Báo Cà Mau (CMO) Xuất phát từ niềm đam mê với cây cảnh, anh Nguyễn Văn Vẹn (sinh năm 1996, ấp Trương Thoại, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình) chọn khởi nghiệp bằng việc kinh doanh phôi mai vàng, thu về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Anh Vẹn trước đây vì yêu thích nghề tạo hình mai đã tìm hiểu, học về kỹ thuật trồng, tạo dáng cây mai trên sách vở và các trang mạng. Khi đã có tay nghề, anh bắt đầu đi làm thuê cho các công ty chuyên về tạo dáng mai để thoả mãn niềm đam mê và có thêm thu nhập.

Sau nhiều năm gắn bó với công việc chuyên về sửa dáng, tạo hình cây kiểng, tích luỹ cho bản thân được nhiều kinh nghiệm, đến năm 2017, anh thành lập Công ty mai vàng Hoài Vẹn, chuyên thu mua phôi mai về để tạo dáng bán lại cho thương lái và người chơi kiểng.

Anh Vẹn cho biết: “Tôi hướng dẫn cho nhà vườn về kỹ thuật chăm sóc, cách nuôi phôi, kỹ thuật cắt cành, tạo dáng… và giao họ cây giống. Khi phôi mai đến thời gian thu hoạch, công ty tôi sẽ xuống tận vườn thu mua về để sửa lại dáng cho đẹp mắt nhất”.

Những phôi mai vàng đạt tiêu chuẩn sẽ có chiều cao trên 1 m, để tạo được phôi mai đẹp thu hút người mua, cần chú trọng khâu làm gốc. Bên cạnh đó, công đoạn cắt, tỉa… cũng phải hết sức tỉ mỉ. Sau khi hoàn thành các công đoạn phôi mai, anh Vẹn chụp ảnh, quay video đăng lên các trang mạng xã hội. Cách làm này giúp anh quảng bá sản phẩm rộng rãi hơn đến với mọi người, tiếp cận khách hàng, dễ dàng tiêu thụ.

Anh Nguyễn Văn Vẹn tỉ mỉ trong từng công đoạn tạo dáng cho mai vàng.

Anh Vẹn cho biết: “Xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu thưởng thức cái đẹp, trong đó có thú vui chơi cây cảnh ngày càng được ưa chuộng. Việc chơi mai từ lâu đã là niềm đam mê của nhiều người nên ngày càng có nhiều khách hàng đến xem, đặt mua phôi mai, nguồn tiêu thụ mai trở nên dễ dàng. Những phôi mai đẹp, độc đáo có giá trị vài chục triệu đồng vẫn có khách đến hỏi mua”.

Hiện tại, công ty của anh Vẹn có 20 công nhân là những thợ sửa dáng mai và 25 đại lý trải dài các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tuỳ theo dáng, kích thước và tuổi thọ mỗi cây phôi mai sẽ được bán với giá khác nhau. Với mô hình này, mỗi năm đem về thu nhập cho gia đình anh Vẹn hàng trăm triệu động.

Ngoài ra, với sức trẻ và sự năng động trong phát triển kinh tế, vợ chồng anh còn nấu rượu nếp cẩm, từng bước xây dựng thương hiệu rượu chất lượng. Nấu rượu là nghề truyền thống của gia đình anh và nghề này được mẹ anh duy trì đến hiện tại.

“Tôi thấy rượu trắng nhiều người đem ngâm với các loại trái cây thì hương vị rất thơm ngon nên vợ chồng tôi biến tấu bằng việc ngâm với nếp cẩm. Sau khi xem cách làm trên mạng, vợ chồng tôi làm và dùng thử thì thấy hương vị rất lạ miệng nên đã quyết định làm với số lượng lớn, bán ra thị trường”, anh Vẹn cho biết.

Ngoài hương vị lạ miệng, rượu nếp cẩm còn rất tốt sức khoẻ nên được nhiều người ưa chuộng. Sau một thời gian sản xuất, anh Vẹn đã đăng ký thương hiệu sản phẩm độc quyền và bao bì mẫu mã đẹp mắt. Mỗi chai rượu thành phẩm bán với giá 180.000 đồng, cho anh lợi nhuận tương đối mỗi tháng.

Anh Vẹn cho biết: “Ngoài bán lẻ ra thị trường, tôi còn dùng rượu làm quà để tặng khách hàng mua mai, cách này vừa giúp tôi quảng bá sản phẩm, vừa giữ chân được khách hàng”.

Ông Đỗ Vũ Lực, Phó chủ tịch UBND xã Biển Bạch, cho biết: “Dám nghĩ dám làm, đầu tư nghiêm túc vào các mô hình kinh tế, anh Vẹn đã thành công trong bước đầu khởi nghiệp. Với hình thức kinh doanh phôi mai hiệu quả, không những mang về thu nhập cho bản thân anh, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi. Còn đối với rượu nếp cẩm, địa phương đang xem xét để làm thủ tục tham gia OCOP của xã Biển Bạch”./.

 

Bài và ảnh Lưu Thị Yến Nhi

 

Nâng giá trị con cá phi

Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Khá giả nhờ cách làm mới

Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Nông sản sạch luôn có đầu ra

Nhằm liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản sạch và ổn định đầu ra, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã thành lập tổ hợp tác (THT) xây dựng mô hình trồng màu. Việc thực hiện mô hình này vừa hạn chế cỏ dại, vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hằng ngày và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Nhiều chương trình, dự án đem lại lợi ích cho nông dân

Thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, 6 tháng đầu năm 2024, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Quỹ hỗ trợ Nông dân” trong tỉnh tiếp tục được triển khai sâu rộng và mang lại kết quả tích cực, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Tổng sản phẩm khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24%

Đó là kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2024, được báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 8/7.

Bảo vệ cá non, chống khai thác tận diệt

Hiện đã vào mùa mưa, là thời kỳ sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước ngọt, trong đó có cá đồng tự nhiên. Vì thế, huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn tăng cường công tác bảo vệ cá non, gắn với chống khai thác thuỷ sản theo kiểu huỷ diệt và tận diệt.

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.