ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 08:27:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Báo Cà Mau Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Mặc dù đã bị cấm và thường xuyên được các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến cũng như xử lý nghiêm, nhưng nhiều xe máy chở hàng hoá cồng kềnh, không đảm bảo an toàn kỹ thuật vẫn lưu thông trên các tuyến đường. Ðiều này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, ùn tắc giao thông trên đường.

Việc xe tự chế chở hàng vượt quá kích thước tiềm ẩn nguy cơ gây ra va chạm, tai nạn giao thông.

Việc xe tự chế chở hàng vượt quá kích thước tiềm ẩn nguy cơ gây ra va chạm, tai nạn giao thông.

Bà Lê Mộng Tuyết, Phó chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau, cho biết, việc chở hàng hoá nặng, có kích thước vượt quá quy định sẽ làm người lái bị cản trở tầm nhìn, gặp nhiều khó khăn khi điều khiển xe. Ðã qua, trên địa bàn đã ghi nhận nhiều vụ va chạm giao thông từ việc chở hàng hoá cồng kềnh, quá kích thước, đặc biệt là tình trạng lôi kéo các vật dụng dài trên mặt lộ. Tuy chưa dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhưng đây là nguy cơ cao tiềm ẩn tai nạn giao thông. Vì vậy đây là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

 "Ðể ngăn chặn tình trạng xe chở hàng cồng kềnh, quá khổ lưu thông, Ban An toàn giao thông thường xuyên lồng ghép tuyên truyền, tập huấn kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT), tập trung vào đối tượng là những người mua bán, vận chuyển hàng hoá... Các lực lượng chức năng trên địa bàn thường xuyên phối hợp tuần tra kiểm soát, xử lý các vi phạm này nhằm đảm bảo TTATGT trên địa bàn", bà Tuyết thông tin thêm.

Hiện nay, ở các vùng nông thôn, tình trạng xe máy kéo những vật dụng cồng kềnh, có kích thước vượt quá quy định thường xảy ra.

Hiện nay, ở các vùng nông thôn, tình trạng xe máy kéo những vật dụng cồng kềnh, có kích thước vượt quá quy định thường xảy ra.

Phương tiện chở hàng hoá cồng kềnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến TTATGT, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho cả người điều khiển và những người cùng lưu thông. Căn cứ điểm k, khoản  3, Ðiều 6,  Nghị định 100/2019/NÐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại điểm a, điểm  b, khoản 4, Ðiều 2, Nghị định 123/2021/NÐ-CP) quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 400-600 ngàn đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hoá trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3-5 tháng, tịch thu phương tiện.

Ðể chấm dứt tình trạng chở hàng cồng kềnh, vi phạm nghiêm trọng Luật Giao thông đường bộ, cùng với việc tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm của cơ quan chức năng, cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, quan trọng nhất vẫn là ý thức chấp hành nghiêm quy định pháp luật về giao thông của người dân./.

 

Trung Ðỉnh

 

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.

Nguy cơ tai nạn từ việc phơi lúa trên lộ

Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa hè thu, nhiều nơi người dân đem lúa ra lộ nhựa phơi, gây mất an toàn giao thông.

Biện pháp xử phạt vừa răn đe, vừa nhân văn

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, quy định về điểm và trừ điểm đối với giấy phép lái xe (GPLX) đang được dư luận quan tâm, nhất là đối tượng tài xế trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, hàng hoá, bởi đây là biện pháp vừa mang tính răn đe, vừa mang yếu tố nhân văn, tạo điều kiện để người hành nghề tài xế không mất việc khi vô tình vi phạm các lỗi về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

Cấp thiết nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh

Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Cà Mau là tuyến đường độc đạo, huyết mạch, từ TP Cà Mau về các huyện: Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển. Ðây là tuyến đường mở ra cơ hội phát triển kinh tế, cơ hội thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, như: Khu Kinh tế Năm Căn, Cảng Năm Căn, Cảng tổng hợp Hòn Khoai; phát huy tiềm năng và lợi thế Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau... Tuy nhiên, trong thời gian rất dài đã qua, bên cạnh thực trạng nhỏ, hẹp, chỉ có 2 làn xe thì tình trạng cứ mưa là xuống cấp nhanh chóng, triều cường là ngập, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của tỉnh.

Hiểm hoạ từ phớt lờ quy định đội mũ bảo hiểm

Hiện nay, việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song, vẫn còn một số đối tượng vi phạm hoặc chấp hành theo kiểu đối phó. Trong khi đó, không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy cách là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm.